Nhóm: SumSung
Lớp: 33k2-LNGL
Thành viên gồm có:
1\ Mai Thanh Bình
2\ Võ Quốc Thanh Huy
3\ Lê Quỳnh 4
4\ Trần Thụy Tường Trân
5\ Đặng Thị Thanh An
NỘI DUNG
1.
Giới
thiệu ngắn gọn về công ty
Tập đoàn Samsung Hàn Quốc
có 3 ngành kinh doanh tạo nên thế chân vạc vững chắc là Công nghiệp nặng
(Samsung heavy Industries), Kỹ thuật xây dựng (Samsung Engineering &
Construction) và lĩnh vực điện tử (Samsung Electronics). Samsung Electronics
(1969) là một bộ phận lớn nhất của tập đoàn Samsung. Samsung Electronics hiện nay được coi là một
trong những công ty điện tử lớn nhất. Từ
năm 1997, vượt qua cuộc khủng hoảng tiền tệ, bứt phá ngoại mục, vươn lên thành
một trong những thương hiệu hàng điện tử tiêu dùng hàng đầu thế giới.
Có lẽ lịch sử
phát triển của Samsung được tóm lược trong tất cả mọi lĩnh vực của người dân
Hàn quốc cụ thể như sau: “Một người dân Seoul có thể được sinh ra tại Trung tâm
y tế Samsung (Samsung Medical Center) và được đưa về nhà, nhà là một căn hộ hiện
đại được xây bởi công ty xây dựng Samsung – đã từng xây dựng tháp đôi Petronas
và tòa nhà Burj Khalifa. Nếu cũi của đứa bé là hàng ngoại nhập, thì có thể nó
đã được vận chuyển về nước bằng một tàu chở hàng được chế tạo bởi hãng công
nghiệp nặng Samsung (Samsung Heavy Industries). Khi đứa trẻ lớn lên, có thể nó
sẽ được thấy quảng cáo về bảo hiểm nhân thọ Samsung (Samsung Life Insurance) là
sản phẩm của Cheil Worldwide, một công ty quảng cáo thuộc quyền sở hữu của
Samsung, trong khi đang mặc quần áo được sản xuất bởi Bean Pole, một nhánh của
công ty may Samsung. Khi họ hàng của người đó đến chơi, họ có thể ở tại khách sạn
The Shilla hoặc mua sắm ở trung tâm Shilla Duty Free, tất cả đều do Samsung sở
hữu.
2.
Lịch
sử quản trị chiến lược công ty đến năm 2000.
Từ năm 1938 – 1969: Vào
ngày 1 tháng 3 chủ tịch sáng lập Byung-chull Lee đã thành lập một doanh nghiệp
tại Deagu, Hàn Quốc chủ yếu là tập trung
vào xuất khẩu thương mại, bán cá khô, rau củ va trái cây Hàn Quốc cho Mãn Châu
và Bắc Kinh – Samsung có nghĩa là “tam tinh”.
Năm 1970 – 1979: Đa dạng
hóa ngành nghề và thiết bị điện tử. Vào những năm 1970, Samsung đặt ra nền tảng
chiến lược cho sự phát triển tương lai bằng đầu tư vào công nghiệp nặng, hóa chất
và hóa dầu. Một bước đột phá khác của Samsung bắt đầu từ việc kinh doanh hàng
điện tử gia dụng. Đã trở thành nhà sản xuất chính cho thị trường Hàn Quốc,
Samsung Electronics bắt đầu xuất khẩu hàng hóa của mình lần đầu tiên trong khoảng
thời gian này.
Từ 1980-1989: Xâm nhậm thị
trường toàn cầu, các ngành công nghệ then chốt của Samsung rất đa dạng và mở rộng
toàn cầu trong suốt những năm 1970 và đầu những năm 1980. Trong giai đoạn này,
Samsung tái cơ cấu các hoạt động kinh doanh cũ và bước vào các lĩnh vực mới với
mục tiêu trở thành một trong năm công ty điện tử hàng đầu thế giới. Kể từ khi ngài Lee lên nắm quyền vào năm 1987, doanh số của
công ty đã tăng trưởng và đạt tới mức 179 tỉ USD, giúp cho Samsung Electronics
trở thành hãng điện tử lớn nhất thế giới về doanh thu.
Tuy nhiên việc
mở rộng thị trường ra toàn cầu trong giai đoạn này vẫn còn khá trì trệ. Nguyên
nhân mọi quyết định chiến lược dù lớn hay nhỏ cũng đều qua tay quyết định Chủ tịch
Lee và Phòng Frankfurt.
1990-1993: Cạnh tranh
trong một thế giới kỹ thuật số đang thay đổi, những năm đầu thập niên 1990 đã đạt
tra những thách thức lớn cho các doanh nghiệp công nghệ cao. Vào năm 1991, Samsung bắt đầu sản xuất các tấm LCD để bán
cho các công ty khác trong ngành sản xuất TV.
Đến năm 1994,
họ bắt đầu sản xuất bộ nhớ flash cho những thiết bị như iPod và smartphone.
Samsung hiện giờ đã là nhà sản xuất tivi LCD số một thế giới và có doanh số bán
bộ nhớ flash và chip RAM cao hơn bất kỳ đối thủ nào.
1994- 1996: trở thành một
lực lượng toàn cầu: Vào những năm 1990, Samsung cải cách công việc kinh doanh của
mình thông qua quyết tâm sản xuất ra các sản phẩm đẳng cấp thế giới, mạng lại sự
hài lòng chung của khách hàng, và là một doanh nghiệp tốt- tất cả đều nằm trong
tầm nhìn “ Chất lượng là trên hết”.
1997-1999: Tấn công mặt
trận kỹ thuật số, mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 ảnh hưởng đến hầu
hết mọi doanh nghiệp của Hàn Quốc, Samsung là một trong số ít công ty có khả
năng tiếp tục phát triển nhờ dẫn đầu công nghệ kỹ thuật số va mạng chuyên tập
trung vào điện tử, tài chính và các dịch vụ liên quan.
Năm 2000: Đi tiên phong
trong thời đại kỹ thuật số, thời đại kỹ thuật số đã mạng lại sự thay đổi mang
tính cách mạng và cả cơ hội cho các doanh nghiệp toàn cầu, và Samsung đã đáp lại
bằng những công nghệ tiên tiến, các sản phẩm cạnh tranh, và sự đổi mới không ngừng.
2.2.
Mục
tiêu chiến lươc (qua việc phân tích)
Nhà lãnh đạo Lee
Kun-hee kỳ vọng đến năm 2000 công ty Samsung
phải có tầm hoạt động và sức ảnh hưởng toàn cầu, trên tầm những General
Electric (GE), Procter&Gambel (P&G) và IBM
Ngày
7/6/1993: Trong bài phát biểu ba ngày của ngài chủ tịch có câu “ Hãy thay đổi tất
cả mọi thứ, trừ vợ và các con của bạn”. Đây chính là tuyên ngôn “Tuyên
ngôn Frankfurt” năm 1993. Nội dung của bài phát biểu là chính sách quản trị
hoàn toàn mới với những nguyên tắc “tác phong quân đội” được phổ biến bằng nhiều
hình thức sao cho dễ tiếp thu nhất với mọi nhân viên Samsung, kể cả với những
người không đọc thông viết thạo. "Samsung giống như một chiếc đồng hồ" – Mark Newman, một nhà phân tích của công ty Sanford C.
Bernstein, "Bạn
phải luôn giữ phong độ, nếu không sẽ không thể chịu nổi áp lực công việc. Nếu bạn
không thể theo kịp chỉ thị, bạn không thể ở lại công ty". Samsung như là một
tổ chức quân sự vậy" – giáo sư Chang Sea Jin
đến từ Đại học Quốc gia Singapore (tác giả của cuốn Sony vs Samsung) nhận xét – "Ở đó CEO là người quyết định phương hướng chiến
lược, không có sự thảo luận nào hết – họ chỉ thực hiện nhiệm vụ được
giao". Thật vậy ở nước Việt Nam ta cũng khẳng định rằng không có sức mạnh
nào bằng sức mạnh quân đội. Hãy lấy ví dụ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Quân đội,
Các nhà lãnh đạo Samsung đã vận dụng được thế mạnh đó tạo nên một Samsung đứng
vị thế cao trên thế giới.
Năm 1995,việc triệu tập 2.000 nhân viên và lệnh đổ đống
150.000 chiếc điện thoại trước cổng Nhà máy lắp ráp Gumi hạ lệnh châm lửa đốt
sau đó cho máy ủi được điều đến cày xới tan nát phần còn lại. ông nói “Nếu các
anh tiếp tục làm ra những sản phẩm chất lượng kém, tôi sẽ quay lại và làm y như
vừa nãy”, của Chủ tịch Lee Kun-Hee. Đây như là minh chứng xác thực nhất cho chiến
lược “Chất lượng” của công ty Samsung. các khẩu hiệu: "Bồi dưỡng mỗi cá nhân" và "Thay đổi bắt đầu từ bản thân ta" Có lẽ quan trọng nhất là việc giải quyết
vấn đề chất lượng sản phẩm, hay "quản lý chất lượng"
Vào những năm 1997 vị Tổng giám đốc điều hành
kiêm Phó chủ tịch Tập đoàn Yun Jong Yong đưa ra một chiến lược kinh doanh nay
đã trở thành triết lý kinh doanh của Samsung: “Nếu không đi trước thì phải đi
nhanh hơn đối thủ” Có thể Samsung không phải là người nghĩ ra sản phẩm
trước tiên, song hễ trên thị trường có sản phẩm mới nào thì Samsung cũng phải bằng
mọi cách sản xuất ra được thứ đó và đồng thời phải nhanh chân tung ra thị trường
sản phẩm đó với số lượng lớn. Chính chính sách chiến lược này tạo nên sự
thành công cho Samsung, nếu quá trình nghiên cứu thị trường diễn ra xong tung
ra sản phẩm dùng thử rồi mới đến sản xuất hàng loạt phải mất thời gian rất lâu
người tiêu dùng mới có thể tiếp cận được với sản phẩm của công ty, trong khi đó
thị trường cạnh tranh khốc liệt. Samsung sử dụng chiến lược này để giành lấy thị
phần doanh thu lớn trên một số lượng khách hàng sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn để sở
hữu sản phẩm công nghệ tiên tiến đầu tiên, như là đòn mạnh đánh thẳng vào tâm
lý thị yếu nhu cầu chứng tỏ mình của người tiêu dùng, hay còn gọi là chiến lược
“Hớt ván” của Samsung.
“Hiểu đối thủ trước khi đối
thủ biết đến mình”, rất đanh thép trước khi biết đến chứ không phải trước khi đối
thủ hiểu mình. Vậy tại sao vị Tổng giám đốc điều hành kiêm Phó chủ tịch Tập
đoàn Yun Jong Yong lại muốn hiểu được đối thủ trước khi đối thủ biết mình làm vậy
liệu có tốn nhiều thời gian hơn không ?. Ông làm vậy để biết được phương thức
kinh doanh, phương pháp tư duy nhằm đưa ra chiến lược hay hơn, nhanh hơn hiệu
quả hơn, kết quả của chiến lược này được minh chứng ở chỗ Samsung là nhà cung cấp
…. Thiết bị cho Apple.
Triết
lý tạo nên giá trị cốt lõi là Core values (giá trị cốt lõi): là con người, chúng
tôi luôn đánh giá cao vai trò nhân viên của mình. Tin tưởng rằng “Con người là
linh hồn của một công ty”, chúng tôi tạo mọi cơ hội để họ thể
hiện năng lực của mình. Cụ thể như: Được đào tạo
kéo dài từ vài ngày cho tới vài tháng, nhân viên được học mọi thứ về Samsung: về
3P (sản phẩm, quá trình và con người); về khái niệm "quản lý toàn cầu"
mà nhờ đó Samsung có thể vươn tới những thị trường mới. Một vài nhân viên còn
được trải nghiệm các bài tập làm kimchi cùng nhau, để học về kỹ năng làm việc
nhóm và văn hóa Hàn Quốc. Các nhân viên sẽ được ở phòng riêng hoặc ở chung với
nhau, tùy vào thâm niên của từng người, trong những tầng nhà được đặt tên của
các nghệ sĩ và thiết kế theo phong cách của họ.
Tính ưu tú: Với niềm đam
mê vô tận và với tinh thần đầy thách thưc, chúng tôi nỗ lực hết sức mình nhằm
mang lại cho thế giới những điều tốt đẹp nhất.
Sự
thay đổi: Chúng tôi nhanh chóng thực hiện sự thay đổi và cải tiến dựa trên nhận
thức về khủng hoảng: chúng tôi không thể tồn tại nếu chúng tôi không tiếp tục
phấn đấu để đổi mới
Tính
đồng nhất: Chúng tôi luôn hành động đúng đắn và có đạo đức, đảm bảo sự công bằng
với sự tôn trọng và lịch thiệp.
Trong mọi giai đoạn Samsung luôn muốn: "Chúng
tôi sẽ cống hiến nguồn nhân lực và công nghệ của mình để sáng tạo ra những sản
phẩm và thiết bị tiên tiến, qua đó góp phần tạo nên một thế giới tốt đẹp
hơn".
Tất cả những chiến lược bước đi trên của toàn thể nhà lãnh đạo nhân viên
Samsung đã tạo nên một Samsung Đi đầu trong xu hướng công nghệ : Samsung còn là một nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng cho các nhà sản xuất
khác. “Apple chính là khách hàng lớn nhất của Samsung. Chắc chắn là mỗi khi
Apple đặt một đơn hàng lớn, gồm màn hình và các bộ vi xử lý thì Samsung cũng
tiên đoán được một xu hướng sắp diễn ra trong lĩnh vực này” . Điều này rất có lợi
động thái này tạo nên hướng đi nhạy cảm hơn nhanh hơn đối thủ, Quá trình đi đầu trong xu hướng công nghệ hỗ trợ cho chiến lược hiểu về đối thủ trước
khi đối thủ biết đến mình.
Ngoài những định hướng chất lượng, giá trị cốt lõi là con người thì
Samsung còn rất chú trọng đến công tác truyền thông hành động này góp phần tạo
nên một Samsung có tầm cỡ thế giới hoàn thiện chiến lược đặt ra đến năm 2000. Đa số người tiêu dùng đều có cảm nhận rằng họ đang nhìn thấy các mẫu
quảng cáo của Samsung nhiều hơn hẳn so với một năm trước. Đúng là tập đoàn này
đầu tư rất mạnh tay cho quảng cáo. Theo số liệu của Kantar Media (một công ty
nghiên cứu quảng cáo) thì mức chi cho quảng cáo của Samsung đã tăng 1.329%, từ
con số 7 triệu USD trong nửa đầu năm 2011 lên 100 triệu USD trong nửa đầu năm
2012!
Cùng nhau thịnh vượng: “Là một doanh nghiệp
gương mẫu, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc theo đuổi sự thịnh
vượng của cộng đồng, quốc gia, và trong cả xã hội loài người”. Phát triển nhưng
vẫn không quên tính nhân văn con người, phát triển vì quyền lợi của nhân loại,
của cộng đồng, tạo nên xã hội văn minh nhưng không phản khoa học. Hành động hết
sức mẫu mực đây cũng chính là chiến lược chủ đạo nhằm tạo nên sử ủng hộ của người
dùng về tính nhân văn của công ty.
Sử dụng ma trận SWOT để phân tích tóm lược
các mục tiêu chiến lược
Chiến lược Marketing: Là đối tác thế vận hội
Sydney 2000 trong lĩnh vực thiết bị không dây, thế vận hội mùa đông Nagano
1999.
2.2.
Tầm nhìn
Samsung vận hành theo
một tầm nhìn duy nhất: dẫn đầu xu hướng hội tụ kỹ thuật số.
Chúng tôi tin rằng, ngày nay, thông qua sự đổi mới công nghệ,
chúng tôi sẽ tìm ra các giải pháp cần thiết để giải quyết những thử thách trong
tương lai. Công nghệ tạo ra cơ hội-để doanh nghiệp phát triển, để công dân
trong những thị trường tiềm năng phát triển bằng cách khai thác nền kinh tế kỹ
thuật số, để mọi người tạo nên những khả năng mới.
Chúng tôi hướng đến mục tiêu phát triển các công nghệ tối ưu và
những quy trình hiệu quả nhằm tạo ra những thị trường mới, làm phong phú cuộc
sống con người, và không ngừng giúp Samsung trở thành một nhà doanh nghiệp hàng
đầu có uy tín trên thị trường.
Xét tới quá trình Samsung
Electronicschuyển sang một loại sản phẩm mới. bước đầu tiên là hãy bắt đầu đơn
giản: sản xuất linh kiện thiết yếu cho ngành công nghiệp đó. Lý tưởng nhất sẽ
là những thứ sẽ tốn rất nhiều tiền để sản xuất, bởi vì rào cản chi phí sẽ giúp
hạn chế các đối thủ cạnh tranh. Bộ vi xử lý và chip bộ nhớ chẳng hạn. "Mỗi dây chuyền sản xuất bán dẫn tiêu tốn từ 2
đến 3 tỷ USD, và bạn không thể chỉ xây dựng một nửa dây chuyền" -
Lee Keon Hyok, giám đốc truyền thông toàn cầu của Samsung phát biểu – "Hoặc là bạn có tất cả hoặc bạn không có
gì". Mọi hoạt động thực hiện tại Samsung được chi
phối bởi sứ mệnh: trở thành công ty kỹ thuật số “digital-εCompany” tốt nhất
3.
Kết
luận
Tới mục tiêu
năm 2000 ông Shin nói – "Và với tốc độ tăng trưởng như vậy, liệu
chúng tôi có thể trở thành một công ty tầm cỡ thế giới kịp thời hạn được hay
không? Câu trả lời là không". Tuy nhiên với
những gì Samsung đã làm được người tiêu dùng và thế giới đánh giá rằng Samsung
đã làm được mục tiêu vươn ra thế giới của mình, đưa Samsung trở thành một trong
những công ty có sức ảnh hưởng lớn đến nền văn minh của nhân loại.
Công
ty Samsung đã duy trì hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực kỹ thuật số digital- Samsung
Electronics được coi là một trong những công ty điện tử lớn nhất. Công ty khẳng định sẽ dồn trọng tâm vào việc củng
cố tổ chức, tiếp tục là nhà tiên phong trong công nghệ toàn cầu và là công ty
uy tín có trách nhiệm.
Sự phát triển nhanh chóng của Tập đoàn Samsung trong lĩnh vực điện
thoại di động thông minh nhằm vươn lên vị trí nhà sản xuất thiết bị di động
hàng đầu thế giới chỉ trong một thời gian ngắn.
Samsung đang ở thời hoàng kim. Tập đoàn đang chiếm ưu thế trên thị
trường TV và doanh số máy giặt cũng rất cao,
nhưng chính lĩnh vực smartphone đã giúp cho Samsung trở thành một thương hiệu
được biết đến trên toàn thế giới giống như Walt Disney và Toyota Motor. Công ty
đã tạo nên sự cạnh tranh từ việc thu được số lượng lớn lực lương Anti-apple.
Lợi thế cạnh tranh của Samsung là Samsung Electronics là bộ phận lớn
nhất của tập đoàn Samsung, một tập đoàn chiếm tới 17% tổng sản phẩm quốc nội của
Hàn Quốc. Là nơi làm việc của 370.000 nhân viên tới từ hơn 80 quốc gia trên thế
giới, nhưng không ở đâu Samsung được yêu quý như ở quê nhà của mình, nơi mà quyền
lực của tập đoàn gần tương đương với một chính phủ thứ hai.
Chính
sách của Samsung đưa ra thị trường sản phẩm thực và thay đổi nó theo thị yếu của
người tiêu dùng điều này sẽ rất khó cho những công ty nào quá trình chuẩn bị
không tốt, nhưng riêng Samsung quá trình thay đổi này chỉ mất từ 4 đến 6 tháng. "Có thể biết rõ về giai đoạn đầu của chuỗi cung ứng là yếu tố chủ
chốt giúp cho họ có được lợi thế" – Neil Mawston, nhà phân tích của
Strategy Analytics phát biểu – "Samsung có một tầm
nhìn đi trước ba năm".
Riêng triết lý niềm tin giá trị được củng cố thông qua chuỗi sự kiện
có thể kéo dài hơn thời gian giới hạn của đề tài tuy nhiên cũng xin được dẫn chứng
giá trị niềm tin được Samsung tuyệt đối tuân thủ: Tháng Năm năm 2012, ba tuần
trước khi những chiếc Galaxy S III mới được đưa lên tàu, một khách
hàng của Samsung đã phàn nàn rằng vỏ bọc điện thoại trông rẻ tiền hơn so với những
mẫu được đưa ra giới thiệu với khách hàng trước đó. "Ông ấy nói đúng" – DJ Lee, giám đốc makerting của Samsung
Mobile nói – "Màu sơn không được tốt
như những mẫu trước đó". Lúc đó còn hơn 100.000 chiếc vỏ chất
lượng thấp nằm trong kho, và một số lượng tương tự các thiết bị hoàn chỉnh đang
được xếp ở sân bay. Lần này không phải đốt nữa, tất cả số sản phẩm đó đều bị đập
nát và thay thế mới.
Khả
năng, kỹ năng nhằm tạo nên lợi thế cạnh tranh công ty
-
Bí quyết đánh bại những đối
thủ lừng lẫy: Nghiên cứu kỹ lưỡng và đặt cược lớn
Có thể hình dung nguyên tắc của Samsung qua cách
thức Samsung Electronics bước chân vào một lĩnh vực sản phẩm nào đó. Cũng giống
như các tập đoàn khác của Hàn Quốc – chẳng hạn như LG hay Hyundai – bước đầu
tiên là thực hiện một khởi đầu nhỏ: sản xuất một linh kiện quan trọng nào đó
trong lĩnh vực này. Sẽ là lý tưởng nếu linh kiện đó đòi hỏi thật nhiều tiền khi
đầu tư sản xuất – ví dụ như bộ vi xử lý hay memory chip – vì như vậy sẽ giúp
công ty giới hạn bớt sự cạnh tranh. “Một cơ sở sản xuất linh kiện bán dẫn tốn từ
2 tới 3 tỷ USD, và không ai lại đi xây một nửa nhà máy”, theo lời Lee Keon Hyok,
giám đốc truyền thông toàn cầu của Samsung.
Sau khi đã chuẩn bị hạ tầng xong xuôi, Samsung sẽ
bắt đầu bán sản phẩm linh kiện cho các công ty khác. Quá trình này sẽ giúp họ học
hỏi, nhận biết cách thức vận hành của toàn ngành công nghiệp.
Năm 1991, Samsung bắt đầu sản xuất các tấm màn
hình LCD và bán cho các nhà sản xuất TV. Năm 1994, công ty bắt đầu sản xuất bộ
nhớ flash cho các thiết bị dạng như điện thoại di động. Nhưng ngày nay, Samsung
là nhà sản xuất TV LCD số một thế giới, đồng thời bán số lượng bộ nhớ flash và
chip RAM nhiều hơn bất kỳ công ty nào khác. Năm 2012, họ cũng vượt mặt Nokia để
trở thành nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới.
Khi Samsung nổi lên thì những đối thủ khác gục
ngã một cách kịch tính. Motorola bị phân mảnh, bộ phận sản xuất thiết bị cầm
tay bị bán cho Google. Nokia chứng kiến vị thế số 1 của mình sụp đổ do không kịp
trở tay theo sự phát triển của thị trường điện thoại thông minh. Mối quan hệ hợp
tác liên doanh Sony-Ericsson tan rã. Palm bị hòa tan vào Hewlett-Packcard.
BlackBerry tiếp tục rơi vào diện giám sát 24 tiếng và một phần tài sản bị trưng
thu. Trong ngành sản xuất phần cứng điện thoại di động, ngày nay chỉ hiện hữu
Apple, Samsung, và một nhóm những thương hiệu khác đang bí bách trong nỗ lực
tìm cách vượt ra khỏi cái gọi là “đám còn lại”.
Xứ mệnh lịch sử Từ khi ra đời còn
là một doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ tại Taegu, Hàn Quốc, Samsung dần phát triển
thành một trong những công ty điện tử hàng đầu thế giới, chuyên kinh doanh các
thiết bị và phương tiện kỹ thuật số, chất bán dẫn, bộ nhớ, và giải pháp tích hợp
hệ thống. Ngày nay các sản phẩm và quy trình tiên tiến, có chất lượng hàng đầu
của Samsung đã được thế giới công nhận. Biểu thời gian này ghi lại những dấu ấn
chính trong lịch sử của Samsung, thể hiện cách công ty mở rộng các dòng sản phẩm
và thị truờng, nâng cao lợi tức và thị phần của nó, và đã theo đuổi sứ mệnh góp
phần xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn cho khách hàng trên toàn thế giới.
Samsung cho rằng sống bằng các giá trị vững chắc
chính là chìa khóa kinh doanh thành công. Đó là lý do tại sao các giá trị cốt
lõi này, cùng với một quy tắc ứng xử nghiêm chỉnh là trọng tâm của mọi quyết định
của công ty.
“PlanetFirst means always considering our impact on the environment
first as we continue to work, develop, engineer and design innovative products
and solutions to inspire and satisfy our customers. Samsung is committed to
providing a better green experience through eco-friendly products, solutions
and technologies that benefit our customers’ lives, affirm our shared values,
and respect our planet”. – Luôn xem xét tác động đến môi
trường khi công ty làm việc kinh doanh, phát triển, nghiên cứu tạo ra các sản
phẩm tốt và an toàn cho khách hàng. Samsung cam kết sản xuất ra những sản phẩm tốt hơn thân thiện
hơn, những giải pháp công nghệ có lợi nhất cho khách hàng, tạo nên giá trị bản
thân, tôn trọng bảo vệ hành tinh sống của chúng ta.
Vươn lên của Samsung từ một
nhà sản xuất "hạng hai" thành thế lực quan trọng nhất trong ngành công nghiệp điện thoại toàn cầu là một kỳ tích. Dù kỳ tích ấy
bắt nguồn từ sự nghiêm khắc trong khâu quản lý chất lượng, từ những đợt
"luyện quân" cật lực hay chỉ đơn giản là cách chọn điểm rơi thị trường
đúng đắn thì câu chuyện về một Samsung không sợ thay đổi .
“Values & Philosophy: Samsung is guided by a simple philosophy,
strong values and high ethical standards that inform our work every day. In
everything we do, we strive to help people live better lives”. Chúng tôi được
công ty Samsung được hướng dẫn bởi một triết lý đơn giản, giá trị mạnh mẽ và
tiêu chuẩn đạo đức mỗi ngày. Trong tất cả mọi thứ chúng tôi làm, chúng tôi cố
gắng để giúp mọi người sống một cuộc sống tốt hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét