Thứ Tư, 14 tháng 3, 2018

CHRISTIAN DIOR


GIAI ĐOẠN 1
PHÂN TÍCH LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, SỨ MỆNH, VIỄN CẢNH CỦA CÔNG TY CHRISTIAN DIOR
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
Christian Dior S.A (được biết đến nhiều hơn với tên DIOR) được đổi tên chính thức thành Christian Dior sau khi đăng ký bản quyền vào năm 1950.
DIOR là nhãn hiệu được thành lập bởi nhà thiết kế lừng danh Christian Dior cùng với nhà tài chính Marcel Boussac vào năm 1946 tại nhà riêng của Dior ở Pháp. Tuy nhiên Dior lấy năm 1947 là năm thành lập công ty đánh dấu cho sự ra đời của các bộ sưu tập thời trang “New Look” và nước hoa Miss Dior. Sáu năm sau ngày thành lập, Christian Dior đã có 6 công ty con, 16 liên doanh, 28 cửa hàng trên toàn nước Pháp cùng hơn 1.000 nhân viên. 
Hiện nay Dior là công ty thời trang của Pháp chuyên kinh doanh thời trang cao cấp trong đó Tập đoàn LVMH -Tập đoàn kinh doanh hàng xa xỉ lớn nhất thế giới chiếm 42.36% cổ phần. Hiện nay, cả Dior và LVMH được kiểm soát và điều hành bởi doanh nhân Bernard Arnault.
 Khởi nghiệp bằng những bản vẻ thiết kế thời trang chỉ có 10 xu. Christian Dior đã nhanh chóng vươn lên trở thành một trong những tên tuổi hàng đầu trong làng thời trang Pháp. Cũng bắt đầu từ đây, 2 chữ Christian Dior xuất hiện trên mọi sản phẩm của hãng như một lời khẳng định cho một trong những thương hiệu thời trang hàng đầu thế giới.  Cũng giống những thương hiệu thời trang khác, Dior đã trải qua nhiều thăng trầm. Tuy nhiên, sau những nốt trầm, công ty lại đứng dậy mạnh mẽ và đầy nội lực nhờ vào các thế hệ nhà thiết kế tài năng và sáng tạo từ Christian Dior đến Yves Saint Laurent, Marc Bohan, Gianfranco Ferré, John Galliano, Bill Gaytten, Raf Simons.
Để có thể tiếp tục mở rộng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thời trang cao cấp, sánh ngang với những đối thủ tầm cỡ như Versace, Prada… trong thế kỷ 21, Christian Dior sở hữu những tên tuổi thiết kế hàng đầu như John Charles Galliano, Kris Van Assche…
Được ngợi ca là những thiết kế đi đầu, thời trang và luôn hoàn hảo khi khoác lên người, đến nay, Christian Dior đã trở thành thương hiệu thời trang yêu thích của những nhân vật, ngôi sao nổi tiếng và xa hơn và hàng trăm triệu khách hàng trên toàn thế giới. Tính đến năm 2011, lợi nhuận công ty thu được lên đến 1.279 triệu euro với khoảng 84.000 nhân viên và hơn 600 chi nhánh trên toàn cầu.
Các thông tin cơ bản:
-           Thành lập: Công ty tuyên bố chính thức thành lập năm 1947
-           Người sáng lập: Christian Dior
-           Trụ sở chính: 30 - Đại lộ Montaigne, Paris, Pháp.
-           Các sản phẩm: quần áo, túi xách, giày dép, trang sức, nước hoa…
-           Các nhà quản trị ảnh hưởng lớn qua các giai đoạn:
1.                Christian Dior
2.                Jacques Jouet
3.               Bernard Arnault
Cấu trúc công ty: Tính đến năm 2011, lợi nhuận công ty thu được lên đến 1.279 triệu euro với khoảng 84.000 nhân viên và hơn 600 chi nhánh trên toàn cầu.
I.                   TUYÊN BỐ SỨ MỆNH VÀ VIẾN CẢNH
Sứ mệnh:
-       Mission: True Luxury requires genuine materials and the craftman’s sincerity. It is only meaningful when it respects tradition”
Tạm dịch:
-              Sứ mệnh:  “Sự sang trọng đúng nghĩa đòi hỏi phải có nguyên liệu chất lượng và sự chân thành của những người thợ thủ công. Nó chỉ có ý nghĩa thật sự khi giá trị truyền thống được tôn trọng.”
v Tuyên bố sứ mệnh trên thể hiện:
1.1.                          Lĩnh vực kinh doanh: sản xuất trong lĩnh vực thời trang
1.2.                          Tham vọng: Trở thành thương hiệu nổi tiếng nhất trên thế giới
1.3.                          Các giá trị cam kết với các bên hữu quan:
Ø  Cung cấp cho khách hàng:
-                                           Sản phẩm chất lượng cao
-                                           Sản phẩm sang trọng đẳng cấp
-                                           Tôn trọng các giá trị truyền thống
-                                           Tạo nên niềm vui và thú vị cho khách hàng
-                                           Khám phá phong cách cá nhân
Ø  Cam kết nhân viên:
-                                           Tạo ra một môi trường làm việc thật sự thoải mái và thú vị.
-                                           Làm việc bằng sự tận tâm để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao và đẳng cấp
Ø  Cam kết với cổ đông:
-                                           Đảm bảo được nhân viên hiểu chiến lược và các mục tiêu kinh doanh của công ty, mỗi cá nhân đều có thể đóng góp vào sự thành công chung của công ty.
Viễn cảnh:
-       Vision:  I create so that each and every woman is the most beautiful.
Tạm dịch:
-       Viễn cảnh: Tôi sáng tạo để mỗi người phụ nữ trở nên đẹp nhất.
-       Tư tưởng cốt lõi: là tôn trọng tính cá nhân sâu sắc, sử dụng những nguyên liệu chất lượng nhất để đem lại những sản phẩm chất lượng và đẳng cấp.
-       Những thàng công của Dior nhờ vào các giá trị mà họ đặt ra:
+ Nỗ lực của chúng tôi nhằm cung cấp cho khách hàng hàng hoá chất lượng cao nhất hiện có trên thế giới. Chúng tôi nỗ lực tạo ra môi trường đầy niềm vui, thú vị và khuyến khích các khách hàng để khai thác sự sang tạo và khám phá phong cách cá nhân của họ.
Họ nỗ lực hết mình để tạo ra những sản phẩm chất lượng và đẳng cấp cho khách hàng bằng những nguyên liêu chất lượng, trên cở sở tôn trọng những giá trị truyền thống để tạo ra các sản phẩm thật phong cách để mỗi người phụ nữ đều trở nên đẹp nhất.
-       Mục đích cốt lõi: tạo ra những sản phẩm thật phong cách để mỗi người phụ nữ trở nên đẹp nhất.
-       Hình dung tương lai: Trở thành thương hiệu nổi tiếng nhất trên thế giới.
II. LỊCH SỬ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY CHRISTIAN DIOR
2.1.  Giai đoạn từ năm 1947 đến năm 1957
-                       CEO là:  Christian Dior S.A, hay vẫn được gọi bằng tên quen thuộc là Christian Dior, hoặc đơn giản hơn, Dior.
-            Các chiến lược chính qua các giai đoạn lịch sử:
·            Năm 1947: Chritian Dior  SA được chính thức tuyên bố thành lập từ một cửa hàng may mặc thời trang của chính Christian Dior.
- Tháng 2 năm 1947, ra mắt bộ sưu tập đầu tiên ở tuổi 42 nhưng những thiết kế mang tên “New Look”  đã vượt trên cả tuổi tác, hơn cả thời đại và đốt cháy cả thế giới thời trang đúng như kỳ vọng. Sự kiện này được đánh dấu bởi bộ sưu tập đầu tiên với tên “New Look” đã gây nên chấn động lớn trong ngành thời trang thời hậu chiến và định hướng lại trào lưu ăn mặc toàn cầu.
- Mặc dù tất cả các cuộc biểu tình và khiếu nại của New Look là một thành công đáng kinh ngạc.  Nó chiếm 75 phần trăm xuất khẩu thời trang của Pháp vào năm 1947, đó là một thành tích lớn xem xét các điều kiện của thế giới vào thời điểm đó (Cawthorne 1996).
- Ngay sau khi "New Look" đã được trao cho xã hội nó được tự động mang nhãn hiệu sang trọng. Lý do chính của việc này là giá cả, khách hàng và số lượng công việc đó đã đi vào sản xuất quần áo. Thời gian trôi qua nhà Christian Dior quyết định chi nhánh ra vào các thương hiệu khác. Có dòng Christian Dior Femme, một dòng hàng dệt kim, một công ty con lông thú và một dòng nước hoa (Bảo tàng Thiết kế nd). Loạt các sản phẩm của Dior đã ra khỏi phạm vi giá của giai cấp công nhân công
- Nối tiếp thành công của New Look, Dior cho ra đời sản phẩm nước hoa đầu tiên mang tên Miss Dior.
·            Năm 1950:  Christian Dior SA được chính thức đổi tên thành Christian Dior sau khi đăng ký bản quyền cho các dòng sản phẩm như mũ, đồ lông, khăn choàng, găng tay, trang sức, túi, dệt kim và đồ lót. Vào lúc này, các trang phục của nhà thiết kế người Pháp bắt đầu đặt ra những quy chuẩn mới về vẻ đẹp của người phụ nữ. Cũng bắt đầu từ đây, Christian Dior xuất hiện trên mọi sản phẩm của hãng như một lời khẳng định cho một trong những thương hiệu thời trang hàng đầu thế giới.
·            Năm 1952, Dior bắt đầu giới thiệu bộ sưu tập mũ của riêng mình. Tháng 9, người mẫu Suzi Parker cũng đã chọn một mẫu thiết kế của nhà tạo mẫu Pháp khi được chụp bìa cho Vogue.
·            Năm 1953,  Dior vẫn giữ nguyên vị trí thống trị trong làng thời trang. Nhà thiết kế giày Roger Vivier đã phối hợp với hãng Delman để sản xuất riêng một dòng giày dành cho các mẫu váy của Christian Dior.
·      Năm 1954, Christian Dior đã cho ra đời và tuyên bố về tầm quan trọng của túi xách: “Quý bà và quý cô có thể mặc cùng một bộ quần táo từ sáng đến tối, nếu đó là một trang phục hoàn hảo và phù hợp, nhưng không thể sử dụng cùng một chiếc túi xách. Vào buổi sáng, bạn dùng một chiếc túi đơn giản, trong khi vào buổi tối, bạn chỉ cần một chiếc xắc nhỏ nhưng phải thật đẹp!” Với suy nghĩ này, rõ ràng, Christian Dior đã hiểu rõ tầm quan trọng của túi xách và đã nắm vững niềm đam mê túi xách của phụ nữ. Dù vậy, trong khoảng thời gian Christian Dior còn sống, những chiếc túi xách của hãng không được đánh giá cao. Bản thân Christian Dior cũng không để nhiều tâm huyết vào túi xách khi đã quá bận rộn với việc thiết kế thời trang  thời trang và sản xuất nước hoa.
·            Tháng 10/1957,  Christian Dior  đột ngột qua đời khiến cho Công ty Dior rơi vào tình trạng hỗn loạn. Đây là thời điểm Chanel nổi lên với các mẫu thiết kế mỏng manh, Balenciaga và Givenchy với các kiểu váy suông dài ngang đùi.
Ø  Thành tựu:
ü Christian Dior là người đầu tiên được nhận giải thưởng Neiman – Marcus Award vào năm 1947. Đây là một vinh dự lớn vì Neiman – Marcus tương đương với giải thưởng “Oscar điện ảnh” thế giới. Huy chương vàng Parsons dành cho thành tựu nổi bật năm 1956.
ü Từ một cửa hàng may mặc thời trang, Christian Dior cùng với trợ lý Jacques Route quyết định xây dựng cả một hệ thống: trang phục, phụ kiện, nước hoa, đồ lót… và nhanh chóng được phụ nữ Pháp tìm đến đây.
ü Đến năm 1957, chỉ riêng Dior đã chiếm phân nửa số hàng xuất khẩu của ngành may mặc Pháp. Time Magazine đưa ông lên trang nhất với thành quả 11 năm xây dựng để Dior trải rộng khắp 15 quốc gia với hơn 2000 công nhân.
ü Christian Dior xuất hiện trên mọi sản phẩm của hãng là một trong những thương hiệu thời trang hàng đầu thế giới. 
2.2Giai đoạn từ năm 1957 đến năm 1984:
v  CEO là: Jacques Rouget
v  Các chiến lược chính qua các giai đoạn lịch sử:
·      Năm 1957, giám đốc điều hành Jacques Rohaf có ý định đóng cửa tất cả các cửa hàng, chi nhánh của hãng. Tuy nhiên, quyết định này gặp phải sự phản đối của những nhà lãnh đạo khác tại hãng cũng như của hiệp hội thời trang.
-       Để đối phó với những khủng hoảng, Jacques Rouget đã tập trung vào “lăng xê” nhà thiết kế trẻ 22 tuổi Yves Saint Laurent trở thành nhà thiết kế chính. Đây được coi là quyết định sáng suốt nhất trong quãng thời gian điều hành hãng của Jacques, và cũng là một quyết định mang tính chất bước ngoặt với Yves Saint Laurent – người sáng lập ra một trong những hãng thời trang nổi tiếng hiện nay.
·            Năm 1958, Yves Staint Laurent cho ra mắt bộ sưu tập đầu tiên, đánh dấu sự trở lại của thương hiệu thời trang cao cấp mà người ta tưởng từ sau Christian Dior không còn ai vực dậy Dior nổi nữa. 
2.3Giai đoạn từ năm 1984 đến năm 2000
v  CEO là: Bernard Arnault .
v  Các chiến lược chính qua các giai đoạn lịch sử:
·            Qua giai đoạn mới : Dưới sự lãnh đạo của Bernard Arnault, Christian Dior đã trở lại thời kỳ đỉnh cao.
·            Năm 1985, Dior (thực chất là được đầu tư từ đầu bởi Marcel Boussac) – đã được Bernard Arnault mua lại và trở thành CEO của Dior ngay sau đó 2 năm sau, 1987, Bernard Arnault mua tiếp LVMH, điều này chứng tỏ, việc mua lại Dior của ông là hành động đứng đắn và có kết quả tốt.
·            Năm 1996, Bernard Arnault chỉ định nhà thiết kế người Anh John Galliano làm nhà thiết kế chính của Dior. Galliano có một tài năng sáng tạo rất giống với Christian Dior. Ông có sự hòa hợp giữa chủ nghĩa lãng mạn, nữ quyền và tính hiện đại, vốn là những tính cách đặc trưng của Christian Dior.
-       Trong khi đó, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Sidney Toledano tiếp tục cắt giảm bớt những nhánh sản phẩm phụ của công ty, tập trung vào quản lý mảng quần áo may sẵn và phụ kiện.
·            Năm 1997, hai năm trước đó, phu nhân của tổng thống Pháp, Bernadette Chirac, đã tặng The Lady Dior cho công nương Diana. Cố công nương đã lập tức bị cuốn hút bởi chiếc túi này, và đã mua chiếc túi này với những màu sắc và kích cỡ khác nhau. Nhờ hiệu ứng Diana, vào năm 1997, đã có hơn 140 nghìn chiếc túi được bán ra, với giá 1.200 USD/ chiếc.
-       Họ đã mua tới 13 cửa hàng của thương hiệu Kanebo tại Nhật vào năm 1997, có được nhà phân phối ở Tây Ban Nha vào năm 1998. Dior bắt đầu mở những cửa hiệu mới và có được chuỗi hệ thống các cửa hàng bán lẻ gồm 130 đại lý vào năm 2002.
2.4Giai đoạn từ năm 2000 đến nay (2013).
v  CEO là: Bernard Arnault .
v  Sự thay đổi viễn cảnh của công ty:
Nguyên văn tiếng Anh :
-       Vision Statement –“To become the world’s most popular brand in all products that enhance their lifestyle.”
-       Mission: “We strive to create the environment that is fun, welcoming and that encourages customers to tap into their creativity and explore their personal styles.  Our strive to provide our clients with the highest quality promotional merchandise available worldwide”.
-       Tuyên bố viễn cảnh  "Trở thành thương hiệu nổi tiếng nhất trên thế giới trong tất cả các sản phẩm nâng cao phong cách sống của họ."
-       Giá trị của cốt lõi trong tuyên bố viễn cảnh của Dior được thể hiện xuyêt suốt trong quá trình hình thành và phát  triển của công ty. Mục tiêu cao nhất của Dior được thể hiện thông qua viễn cảnh nhằm nâng cao phong cách sống cho con người       
-       Cách giao tiếp và phong cách là những gì Dior thể hiện. Rất ít thương hiệu cao cấp không cần giới thiệu nhưng được nhiều người biết đến và Dior chắc chắn là một trong số đó. Một thương hiệu cao cấp của Pháp
-       Dior có một bản sắc thương hiệu vô cùng mạnh mẽ. Các thương hiệu xoay quanh giá trị cốt lõi nhất định không bao giờ thỏa hiệp đối với việc làm tăng doanh số bán hàng hay gia tăng lợi nhuận. Các giá trị cốt lõi Dior nhấn mạnh việc thực hiện tiếp tục và đánh giá cao về chất lượng và nội dung của nó ở mức cao nhất và do đó các thương hiệu sang trọng là một thành công lớn ngày hôm nay. Dior được được biết đến như một thương hiệu có “phong cách sang trọng” .
-       Sứ mệnh : “Chúng tôi cố gắng tạo ra môi trường vui vẻ, hoan nghênh và khuyến khích khách hàng khai thác sự sáng tạo và khám phá phong cách cá nhân của họ. Nỗ lực của chúng tôi nhằm cung cấp cho khách hàng các sản phẩm chất lượng cao nhất trên toàn thế giớii”.
-       Trong giai đoạn này, Dior đã thay đổi một số các nhìn nhận, thay vì tôn trọng các giá trị truyền thống thì công ty tập trung vào khám phá phong cách cá nhân và cố gắng tạo ra một môt trường lý tưởng để phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, về tư tưởng và mục đích cốt lõi vẫn được giữ nguyên giá trị.
   Năm ưu tiên của Dior cho giai đoạn này: 
-         Hãy sáng tạo và đổi mới
-         Mục tiêu cho sản phẩm xuất sắc
-         Củng cố hình ảnh của thương hiệu của chúng tôi với quyết tâm đam mê
-         Hoạt động như một doanh nhân
-         Phấn đấu để là tốt nhất trong tất cả chúng ta làm
Tuyên bố sứ mệnh trên thể hiện :
-         Lĩnh vực kinh doanh : hoạt động trong lĩnh vực thời trang
-         Cam kết với các bên hữu quan :
Ø  Đối với khách hàng:
ü  Tạo ra không gian mở khuyễn khích cho khách hàng được sang tạo và khám phá phong cách cá nhân của họ.
ü  Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao nhất với giá khuyên mãi nhất.
ü  Củng cố thương hiệu Dior trong khách hàng.
Ø  Đối với nhân viên :
Tạo môi trường làm việc vui vẻ, hòa đống nhất. Khuyễn khích sự sáng tạo đổi mới của mỗi cá nhân.  
Ø  Đối với cổ đông :  Cam kết gia tăng và củng cô thương hiệu, tăng lợi nhuận tối đa
v  Các chiến lược chính trong thế kỷ 21:
·      Năm 2001, cửa hàng Dior Homme trên Đại lộ 30 Avenue Montaigne mở cửa trở lại với một "khái niệm nam tính đương đại" mới thấm nhuần bởi nhà thiết kế của Hedi Slimane. Slimane sử dụng khái niệm này trong việc tạo ra bộ sưu tập đầu tiên của Dior Homme của mình. Ngay sau đó, Dior Homme được khách hàng nam nổi tiếng như Brad Pitt Mick Jagger.
·      Tiếp theo là nước hoa trong năm 2002 Công ty sau đó đã mở cửa hàng đầu tiên của Dior Homme của Milan vào ngày 20 tháng 2 năm 2002 Đến năm 2002, 130 địa điểm đã đi vào hoạt động đầy đủ.
·      Trong thế kỷ 21 John Galliano đã mang lại Dior những thay đổi lớn.
Một trong những thay đổi chính là phần lớn các thương hiệu cao cấp đã trải qua sự ra đời của bán lẻ trực tuyến. Điều cần thiết để chứng minh rằng Dior là một thương hiệu dễ dàng truy cập và rằng mọi người từ khắp nơi trên thế giới có thể mua một sản phẩm từ trang web của Dior.  Bắt đầu sử dụng cửa hàng giảm giá để đáp ứng các nhu cầu của một phạm vi rộng lớn hơn của khách hàng. Nó làm cho sản phẩm thiết kế dễ tiếp cận hơn, để mọi người có thể sở hữu sản phẩm cao cấp mà không cần chi phí cao và SP thường gắn liền với công chúng. Điều này khá giống với những gì Mr.Dior sử dụng để làm khi ông còn sống, bằng cách cho phép các cửa hàng sao chép thiết kế của mình, ông đã mở ra các sản phẩm của mình đến một phạm vi rộng lớn hơn của khách hàng bằng cách cho họ cơ hội để thiết kế của mình với một mức giá phải chăng.
·      Cùng với việc thay đổi công nghệ, nhu cầu và nhu cầu của người dân đã thay đổi. Để bắt kịp với sự thay đổi, xây dựng thương hiệu của các sản phẩm Dior đã phải thay đổi và John Galliano đã làm được một công việc tuyệt vời mang lại một thương hiệu cổ điển vào thời hiện đại, nhưng với sự tinh tế đặc trưng của mình.
·      Dior không chỉ được bán trên thị trường một phạm vi độc quyền của khách hàng. Các quảng cáo của các sản phẩm "giá cả phải chăng". Đây là một chiến lược tiếp thị thông minh vì nó mang đến một phạm vi đa dạng của các tầng lớp xã hội, các sản phẩm Dior.
·      Các cải tiến liên tục của công ty là một bước cần thiết trong ngành công nghiệp thời trang xây dựng thương hiệu công ty để theo kịp với sự thay đổi thời gian dưới sự lãnh đạo của John Galliano.
·      Những ngày đầu tháng 3/2001, Dior đứng trước một sự mất mát đột ngột khi nhà thiết kế của hãng, người được mệnh danh là “Hoàng tử thời trang” John Galliano  bị bắt giam do có ngôn từ phỉ báng những người gốc Do Thái và tuyên bố “yêu Hitle”. Dù tiếc nuối một tài năng sáng tạo vượt bậc, Christian Dior vẫn buộc phải sa thải John Galliano. Sự kiện này làm chấn động làng thời trang thế giới và để lại sự hụt hẫng trong lòng mọi tín đồ thời trang hâm mộ chàng hoàng tử đã luôn thỏa mãn họ bằng những giấc mộng thời trang phù hoa nhất.
·      Vào ngày 11 tháng 4 năm 2012 Thiết kế người Bỉ Raf Simons đã được công bố giám đốc nghệ thuật mới của Christian Dior để thay thế cho John Galliano.
·      Một điểm nhấn chính của mùa thu đông 2012 cho thấy bộ sưu tập được gọi là của công ty là "thời trang cao cấp mới" và đã nhắc tới sự bắt đầu của một Dior mới thông qua công việc của Simons.
II. Kết luận:
-       Tính riêng cho giai đoạn từ 1/7 – 31/12/2013, nhóm Christian Dior ghi nhận doanh thu 16,2 tỷ euro, lợi nhuận từ hoạt động của  3,4 tỷ euro ,   Lợi nhuận sau thuế là 0,8 tỷ euro. Dòng tiền tự do, trước khi đầu tư tài chính, các giao dịch liên quan đến hoạt động công bằng và tài chính là 2,4 tỷ euro cho giai đoạn này. Tập đoàn duy trì đà phát triển tốt ở Mỹ và châu Á, và tiếp tục phát triển ở châu Âu, mặc dù môi trường kinh tế khó khăn.
-       Hơn nửa thế kỷ ra đời và phát triển, đến nay, Christian Dior trở thành một trong những tên tuổi nổi tiếng nhất trong làng thời trang thế giới. Các sản phẩm từ quần áo, túi xách, giày dép, đồng hồ, trang sức đến nước hoa… đã và đang góp phần làm đẹp hơn cho thế giới. Dù giá các sản phẩm của Christian Dior không hề rẻ, nhưng với các tín đồ thời trang, sự thỏa mãn mà Christian Dior đem lại còn giá trị hơn nhiều so với số tiền họ bỏ ra.











Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét