GVHD: NGUYỄN THANH LIÊM
NHÓM THỰC HIỆN:
1.
PHẠM THỊ THU HƯƠNG
2.
NGUYỄN BÁ NGỌC
3.
ĐÀO THỊ PHƯƠNG
4.
TẠ VĂN HOÀN.
LỚP 33K2 ĐÀ LẠT.
PHÂN
TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI TCL:
1. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ:
1.1. Môi trường kinh tế
*Tăng trưởng GDP:
Kể từ thực hiện cải cách mở cửa năm 1978, Trung Quốc đã thu được những thành
tựu to lớn về phát triển kinh tế – xã hội. GDP tăng trưởng bình quân hàng năm
của Trung Quốc đạt 9,8%. Thu nhập bình quân đầu người trong những năm gần đây
đạt mức trung bình hơn 1.200 USD/năm. Tỉ lệ tiết kiệm tăng từ mức 39,2% năm
1990 lên mức 53,2 % vào năm 2008, cao hơn nhiều so với tỷ lệ 12,2% tại Mỹ năm
2008. Chỉ trong 3 thập kỷ kể từ khi mở cửa cho đầu tư nước ngoài, Trung Quốc đã
vượt qua Anh, Pháp và Đức trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới và mang lại
cho các nước đang phát triển một tiếng nói lớn hơn tại Ngân hàng Thế giới (WB)
và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Năm 2008, mặc dù chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng tỉ lệ tăng
trưởng GDP vẫn đạt 10%, vượt Đức trở thành nền kinh tế thứ 3 thế giới; FDI đạt
hơn 860 tỷ USD; dự trữ ngoại tệ đạt 1.950 tỷ USD, cao nhất thế giới. Năm 2009,
những giải pháp kích cầu của Trung Quốc, bao gồm cả gói kích thích kinh tế trị
giá 4.000 tỷ Nhân dân tệ được Chính phủ nước này công bố tháng 11 năm 2008, đã
phát huy tác dụng. Trung Quốc tự hào vì đã đưa được khoảng nửa tỷ người ra khỏi
tình trạng đói nghèo và đang dẫn dắt nền kinh tế trên đà tiếp tục phát triển.
Một số chuyên gia kinh tế thậm chí còn dự báo Trung Quốc sẽ sớm bắt kịp Mỹ về
mặt GDP, có thể chỉ cần tới năm 2020. GDP và thu nhập tăng sẽ nâng cao đời sống
của người dân từ đó nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng điện tử sẽ có xu hướng tăng
lên, tạo cơ hội cho các công ty điện tử trong việc mở rộng thị trường ,gia tăng
lợi nhuận.
*Tỷ giá hối đoái :
Trung Quốc luôn theo đuổi chế độ tỷ giá hối đoái trên cơ sở định giá
tỷ giá hối đoái thấp thực tế giữa đồng nhân dân tệ so với các ngoại tệ khác đặc
biệt với đồng đô la Mỹ để tạo lợi thế thương mại ngắn hạn. Vào những năm 1980 tỷ giá giữa đồng nhân dân tệ và đô la Mỹ đứng ở tỷ lệ 1 USD= 2 RMB, năm 1994, Trung Quốc đã phá giá mạnh đồng nhân dân tệ để
đạt tới tỷ giá
1
USD = 8.5 RMB và tỷ giá mới này được giữ gần như cố định trong giai đoạn
1995-2005. Tỷ giá giữa đồng đô la
Mỹ và Nhân dân tệ vào thời điểm này là 1 USD = 8.27 RMB. Tỷ
giá thấp giúp tạo thuận cho các doanh nghiệp trung Quốc trong việc xuất khẩu hàng
hóa sang các thị trường khác, trong đó có các công ty
điện tử. Hàng điện tử của các công ty
Trung Quốc có lợi thế về giá hơn so với hàng của các công ty đến từ các nước
khác.
*Lạm phát:
Tỷ lệ lạm phát
(CPI, 2007) 4,8%. Tỷ lệ lạm phát thấp giúp
đời sống người dân ổn định tạo điều kiện để các sản phẩm điện tử được tiêu dùng
nhiều hơn.
1.2. Môi trường nhân khẩu học:
Trung Quốc có diện tích 9.571.300 km² gấp 29 lần diện tích Việt Nam. Từ Bắc
sang Nam có chiều dài là 4000
km , từ Tây sang Đông là 5000 km , có đường biên giới
với 14 quốc gia và lãnh thổ.
Số dân nước này đã là
1.306,28 triệu người. Trung bình mỗi năm dân số Trung Quốc tăng 0,63%. Mật độ
dân số khoảng (136người/km2). Tỷ lệ nam giới ở Trung Quốc chiếm 51,53% số dân.
Phụ nữ chiếm 48,47%. Tỷ lệ dân thành thị và nông thôn lần lượt là 42,99% và
57,01%.
Hiện nay Trung Quốc có gần 800 triệu lao động trong đó 68 triệu lao động có
bằng đại học. Lực lượng lao động Trung Quốc được xem là có nhiều tiến bộ trong
những năm vừa qua, những tiến bộ đó đã nâng cao năng lực sản xuất. Người lao động
được đào tạo tốt và có trình độ cao, rất nhiều cán bộ quản lý cấp cao và nhân
viên kỹ thuật có kinh nghiệm quốc tế. Môi trường có nền khoa học phát triển
và đầy kỹ năng sáng tạo của đã sản sinh ra những chuyên gia tầm cỡ thế giới
trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật. Với điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã
hội cũng như lĩnh vực điện tử gia dụng. Trung Quốc thực hiện sinh đẻ có kế hoạch,
chính sách mỗi cặp vợ chồng chỉ được phép đẻ một con. Sau nhiều năm thực hiện,
những hậu quả của chính sách này dần dần hiện rõ, theo dự đoán của một số nhà
nhân khẩu học thì bắt đầu từ năm 2012 nguy cơ về dân số trung Quốc sẽ bộc lộ
toàn diện:
Dân số Trung Quốc già nhanh, Tổng số
sức lao động từ 15-64 tuổi bắt đầu giảm , trong đó sức lao động ở độ tuổi 19-22
giảm mạnh. Năm 2008 số người trên 65 tuổi ở trung Quốc đã là 110 triệu, bằng
23% thế giới và 38% châu Á. Dự kiến đến năm 2015 số người cao tuổi sẽ vượt qua
mốc 200 triệu và đến năm 2020 số người ở tuổi nói trên của Trung Quốc sẽ chiếm
11,92% dân số, so với năm 2000 tăng 4,96%. Trung Quốc đang đứng trước nhiều
thách thức là những gánh nặng về chính sách phúc lợi cho người già. Số người
trong độ tuổi lao động giảm xuống gây ra những khó khăn cho nền kinh tế, thách
thức về nguồn lao động cho tương
1.3. Môi trường công nghệ:
Kể từ khi mở cửa với
thế giới, khoa học và công nghệ Trung Quốc đã có những phát triển đáng kể, tuy
nhiên vẫn chưa bằng các nước hàng đầu trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản…
Trung Quốc đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R & D) với
nguồn kinh phí tăng 20% qua mỗi năm, trở thành một trong những nhà đầu tư cao
nhất thế giới trong hoạt động R & D. Trung Quốc chú trọng vào các lĩnh vực
internet, công nghệ 3G, và các sản phẩm kĩ thuật số như máy ảnh kĩ thuật số máy
chơi game ,máy MP3. Nhiều công ty Trung Quốc đã trở thành hãng sản xuất hàng đầu
thế giới về các thiết bị điện tử, chẳng hạn như TV màu, DVD, và điện thoại di động.
Trung Quốc đã thông báo kế hoạch đầu tư 62,8 tỷ nhân dân
tệ (gần 9,5 tỷ USD) từ nay đến hết năm 2014 để thúc đẩy phát triển và tạo các bước đột phá trong các ngành công nghệ
then chốt. Chương trình bao gồm các dự án chế tạo máy bay và các thiết bị điều
khiển số hiện đại, phát triển hệ thống thông tin điện thoại không dây băng rộng
thế hệ mới, sản xuất phần mềm và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất.
- Chính phủ Trung Quốc hy vọng chương trình đầu tư phát triển
công nghệ này sẽ giúp thúc đẩy nhu cầu của thị trường nội địa, góp phần duy trì
tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định của Trung Quốc. Môi trường thuận lợi cho các hãng điện tử thực hiện các hoạt
động kinh doanh của mình.
1.4. Môi trường chính trị:
*Luật chống độc quyền:
Luật có hiệu lực từ
ngày 1-8-2008. Theo đó, các nhà đầu tư nước ngoài nếu muốn sáp nhập hoặc mua
các công ty Trung Quốc phải qua hai khâu kiểm tra về chống độc quyền và an ninh
quốc gia của Trung Quốc.
- Kiểm soát nghiêm ngặt về cạnh tranh, tạo ra môi trường cạnh tranh
lành mạnh cho các doanh nghiệp và tăng cường quản lý thị trường trong nước
tránh sự thâu tóm của các tập đoàn nước ngoài. Vd. Samsung hay Nokia…
*Luật Thuế:
Thuế là nguồn thu
quan trọng nhất của Trung Quốc. Năm 2007 Trung Quốc đã thu thuế hơn 4.940 tỷ
nhân dân tệ (670 tỷ đôla Mỹ). Theo hệ thống hiện hành, Trung Quốc có 26 loại
thuế, tuỳ theo tính chất và chức năng chúng có thể phân ra thành 8 nhóm:
- Thuế doanh thu: gồm 3 loại thuế, thuế GTGT, thuế tiêu thụ và thuế kinh
doanh. Các loại thuế này được đánh trên doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ.
-
Thuế thu nhập
-
Thuế tài nguyên
-
Thuế cho những mục đích đặc biệt.
- Thuế
tài sản: bao gồm thuế nhà, thuế bất động sản đô thị và thuế thừa kế (loại thuế
thừa kế này chưa được áp dụng).
- Thuế
hành vi- Thuế nông nghiệp: gồm thuế nông nghiệp và thuế chăn nuôi.
- Thuế
xuất nhập khẩu: đánh vào hàng hoá xuất, nhập khẩu vào lãnh thổ Trung Quốc, bao
gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Tạo 1
khoản thu quan trọng cho chính phủ và góp phần kiểm soát chặt chẻ hoạt động của
các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
*Chính sách giáo dục:
-
Trung
Quốc vừa thông qua một dự án cải tổ giáo dục hứa hẹn sẽ chi nhiều ngân sách
hơn, dành cho nhiều đối tượng, thu hút nhiều sinh viên nước ngoài và nâng cao
chất lượng đào tạo. Ưu tiên cho phát triển giáo dục nông thôn.
- Kế hoạch
phát triển và cải cách giáo dục quốc gia trung và dài hạn (2010-2020) dự kiến hết
năm 2014 sẽ dành 4% GDP cho ngân sách giáo dục. Cam
kết thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn bằng cách xây thêm trường học,
đào tạo thêm giáo viên và tăng chỉ tiêu tuyển sinh đại học cho học sinh vùng
nông thôn, vùng kém phát triển kinh tế hay các khu vực sắc tộc thiểu số.
- Đến
năm 2020 mọi công dân sẽ được phổ cập tiểu học, ít nhất 90% học sinh cấp II sẽ
học tiếp cấp III, và hơn 40% học sinh tốt nghiệp trung học sẽ học tiếp đại học.
- Nhận thêm sinh viên nước ngoài và tăng học bổng du học.
Nhiều đại học Trung Quốc đã liên kết với các đại học hàng đầu của Mỹ như
Harvard, Standford, Yale… để cho sinh viên Bắc Kinh có nhiều cơ hội học tập tốt
hơn thông qua các chương trình trao đổi du học sinh. Theo thống kê của Bộ Giáo
dục Trung Quốc, năm 2009 đã có 240.000 sinh viên từ 190 quốc gia và khu vực đến
du học ở các đại học khắp Trung Quốc. Số học bổng dành cho sinh viên Trung Quốc
đi du học của Chính phủ nước này cũng tăng thêm. Hiện đang có khoảng 100.000
sinh viên Trung Quốc du học tại Mỹ, gấp 5 lần số sinh viên Mỹ du học ở Trung Quốc.
- Nâng cao trình độ học vấn cho người dân
góp phần đào tạo, thu hút nguồn nhân lực có trình độ và tay nghề
cao để đáp ứng được tình hình mới của phát triển thị trường hoá toàn cầu, của kỹ
thuật cao với những tiến bộ rất nhanh chóng.
- Môi
trường chính trị – luật pháp ở Trung Quốc rất ổn định và đầy đủ,
tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh và phát triển bền vững.
1.5. Môi trường toàn cầu :
Do chịu
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ quốc tế, năm 2009 kinh tế thế giới giảm
sút toàn diện, đặc biệt là trong nửa đầu năm kinh tế của các nước phát triển trải
qua một cuộc suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ những năm 30 của thế kỷ trước đến
nay. Cùng với sự ổn định về tiền tệ, thực hiện kế hoạch kích thích kinh tế của
các nước, đến nửa cuối năm 2009 thị trường tiền tệ quốc tế dần ổn định trở lại,
tiêu dùng và đầu tư hồi phục với tốc độ chậm, kinh tế tụt dốc giảm tốc độ và bắt
đầu hồi sinh. Theo số liệu mới nhất của Tổ chức tiền tệ quốc tế (IMF), năm 2009
kinh tế thế giới năm giảm 0,6% và đồng thời cho rằng, thời kỳ khó khăn nhất của
kinh tế thế giới đã qua đi, thị trường vốn của các quốc gia chủ yếu đã dần dần ổn
định trở lại, công nghiệp chế tạo đã bắt đầu hồi phục tăng trưởng, thương mại
XNK đã tăng rõ nét, dự kiến trong năm 2014 kinh tế thế giới sẽ hồi phục tăng
trưởng, tốc độ đạt 4,2%, trong đó tăng trưởng của các nước phát triển là 2,3%,
còn thị trưởng mới nổi và các nước đang phát triển là 6,3%. Đến năm 2015, dự kiến
tăng trưởng của kinh tế thế giới đạt 4,3%, trong đó các nước phát triển đạt
2,4% , còn thị trường mới nổi và các nước đang phát triển là 6,5%. Kinh tế suy
thoái đã gây tác động xấu cho các công ty điện tử trong việc sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm , riêng công ty TCL đã bị giảm lợi nhuận trong những quý đầu năm
2010, tuy nhiên với việc phục hồi trong thời gian gần đây nó mang lại những dấu
hiệu tích cực cho doanh nghiệp .
Suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn đến nhu cầu của thị trường quốc tế thu hẹp, biện
pháp bảo hộ mậu dịch tăng lên, mậu dịch thế giới giảm rõ rệt. Theo số liệu thống
kê của WTO, năm 2009 kim ngạch mậu dịch hàng hóa toàn cầu giảm 23%, xuống còn
12.150 tỷ USD, lượng mậu dịch thế giới giảm 12,2%, đây là mức giảm lớn nhất kể
từ hơn 70 năm trở lại đây. Trong đó, kim ngạch XK của Mỹ giảm 13,9%, EU giảm
14,8%, Nhật Bản giảm 24,9%, đều cao hơn mức giảm bình quân của thế giới. Bước
vào năm 2010, cùng với việc kinh tế hồi phục với tốc độ chậm, ngoại thương của
các nền kinh tế chủ yếu xuất hiện sự tăng trưởng mang tính hồi phục. Trong 2
tháng đầu năm, nhập khẩu và xuất khẩu của Mỹ tăng trưởng lần lượt là 16% và
14,8%; khu vực đồng Euro tăng trưởng lần lượt là 3% và 7%. Trong tháng 3, nhập
khẩu và xuất khẩu của Nhật tăng trưởng lần lượt là 20,7% và 43,5%. Tăng trưởng
mậu dịch của các nước lớn thuộc các nước đang phát triển như Trung Quốc, Braxin
…càng rõ nét hơn. WTO dự báo, thương mại thế giới trong năm 2014 sẽ tăng 9,5%;
trong đó, XK của nước phát triển tăng 7,5%, XK của các nước đang phát triển
tăng 11%, nhưng kim ngạch của thương mại thế giới không thể đạt được mức trước
khi xảy ra khủng hoảng kinh tế. Gây khó khăn cho các công ty điện tử trong việc
thâm nhập thị trường quốc tế ,bên cạnh đó nó còn gây bất thuận lợi cho công ty
trong việc cạnh tranh với các công ty điện tử bản địa.
Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ làm mở rộng và làm gia tăng sự hài
hoà và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới về con người và các
chính sách trên toàn thế giới . Nó ảnh hưởng đến người dân ở hầu hết các khu vực
,ảnh hưởng đến sự giao lưu quốc tế về lao động, hàng hoá và kiến thức đòi hỏi
các doanh nghiệp trong ngành điện tử phải am hiểu toàn cầu ,riêng với TCL
sự toàn cầu hóa mang lại lợi thế cho công ty ,giúp công ty mở rộng phạm vy hoạt
động trên toàn thế giới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét