TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ
NẴNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
------oOo------
BÀI TẬP NHÓM
MÔN: “QUẢN
TRỊ CHIẾN LƯỢC
GVHD:
TS. Nguyễn Thanh Liêm
Nhóm:
SamSung
Lớp:
33K2_LNGL
Thành
viên gồm có:
1\ Mai Thanh Bình
2\
Võ Quốc Thanh Huy
3\
Đặng Thị Thanh An
4\
Trần Thụy Tường Trân
5\
Lê Quỳnh
CHƯƠNG II: GIAI ĐOẠN II
2.1 Phạm vi nghiên cứu
- Ngành nghiên cứu: Ngành mà nhóm
chọn nghiên cứu và phân tích là điện tử bao gồm 2 sản phẩm điện tử chính là
ĐTDĐ và TV
- Thời gian nghiên cứu từ năm 2000 đến năm 2007 .
- Môi trường nghiên cứu vĩ mô và có nhấn mạnh phạm vi
hoạt động của Samsung tại Việt Nam
2.2 Phân tích những yếu tố môi
trường ảnh hưởng đến chiến lược của SamSung
2.2.1 Môi trường toàn cầu
Ø Phân tích nguồn lực
ü Tài sản hữu
hình
Cuối năm 2011, Samsung Electronics có khoảng 221,726
nhân viên làm việc tại 72 quốc gia với các múi thời gian khác nhau. Điều này
giúp công việc của Samsung được thực hiện liên tục, đẩy nhanh quá trình ra sản
phẩm và sản xuất nhanh số lượng lớn.
Đội ngũ những nhà nghiên cứu và kĩ sư tài năng là một
trong những tài sản quí giá nhất của Samsung. Samsung luôn đầu tư khoảng 25%
nhân lực cho R&D (tương đương khoảng 55,320 người năm 2011) làm việc trong viện nghiên cứu và phát triển mỗi
ngày. Với hơn 42 viện nghiên cứu khả thi trên khắp thế giới, họ nghiên cứu về
công nghệ chiến lược cho tương lai và những công nghệ chính để định hướng cho
những xu thế mới của thị trường, đặt ra những chuẩn mực vượt trội mới.
ü Tài sản vô
hình
Mối quan hệ
Là nhà sản xuất hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công
nghệ kỹ thuật số, Samsung đang phát triển đến một kỷ nguyên mới trong việc phát
triển sản phẩm, văn hóa doanh nghiệp và những đóng góp cho xã hội trên phạm vi
toàn cầu.
Để có thể đạt được những
mục tiêu của mình, SamSung hiểu tầm quan trọng của việc xây dựng các mối quan
hệ và đạt được sự ủng hộ của những nhà cung cấp, những đối tác hàng đầu trên
thế giới. Samsung tìm kiếm những đối tác tiềm năng có khả năng cung cấp những
công nghệ tiên tiến mới và tiên tiến nhất để thiết lập quan hệ hợp tác. Samsung
và các nhà cung cấp, các đối tác hợp tác trong tinh thần tất cả các bên bên
cùng có lợi.
Uy tín/Thương hiệu
Trong vòng năm năm đầu thiên niên kỷ, không thương
hiệu nào có sức tăng trưởng về giá trị thương hiệu như Samsung với mức tăng đạt
đến 186%. Ở châu Á Samsung Electronics
đã nổi lên thành thương hiệu được người tiêu dùng ở khu vực châu Á đánh giá cao
nhất, kết thúc những năm liên tục ngự trị ở ngôi này của đối thủ Nhật Sony. Sự
tập trung cao độ của Samsung và hoạt động tiếp thị và quảng cáo cũng như cam
kết của hãng này vào việc phát triển sự hiện diện thương hiệu ở cả các thị
trường mới lẫn cũ đã giúp thương hiệu của họ được đánh giá cao.
Năm
2000, Samsung bắt đầu chế tạo pin sạc và các thiết bị kỹ thuật số. Mười năm
sau, hãng trở thành công ty lớn nhất thế giới trong lĩnh vực này. Năm 2001,
Samsung tập trung vào sản xuất TV màn hình phẳng. Và chỉ 4 năm sau, hãng lại
trở thành công ty hùng mạnh nhất, dẫn đầu cả thị trường. Năm 2002, công ty này
đầu tư mạnh vào bộ nhớ flash, nền tảng của iPad và iPhone, công nghệ này sau đó
đã giúp Samsung trở thành nhà cung cấp và cũng là đối thủ cạnh tranh phần cứng
lớn nhất của Apple. Samsung có tên trong danh sách 5 nhà sản xuất điện thoại di
động hàng đầu thế giới, đồng thời tạo bước đột phá trong nhóm các dòng sản phẩm
vẫn là thế mạnh của Sony như máy quay phim, màn hình vi tính phẳng, đầu đĩa DVD
và TV kỹ thuật số. Samsung được xem là thương hiệu phát triển nhanh nhất thế
giới vào những năm 2001-2002. Tập đoàn này nhảy vọt từ vị trí thứ 42 lên vị trí
thứ 34 trong bảng xếp hạng của Interbrand. Trong khi đó, Sony vẫn xếp ở vị trí
thứ 21, giá trị thương hiệu giảm từ 15 tỉ USD xuống còn 13,9 tỉ USD, phần nào
bị ảnh hưởng bởi “cơn lốc Samsung”. Trong năm 2011, Samsung vượt mặt Nokia và
Apple về doanh số smartphone. Thị phần toàn cầu của Samsung trong năm 2012 ở
mức 19,1% là thành công của hãng này.
Với chiến lược marketing hiệu quả là một trong những
yếu tố giúp Samsung Electronics vươn lên thành một trong những thương hiệu có giá
trị tăng nhanh nhất gần đây. Giá trị thương hiệu của công ty năm 2000 đạt
khoảng 5,2 tỉ USD. Và sau khi Samsung tiếp tục đầu tư 508 triệu USD cho quảng
bá thương hiệu, giá trị công ty lên đến 6,3 tỉ USD vào năm 2001. Những thành
tích nổi bật đã làm nên thương hiệu của SamSung được qua từng giai đoạn như
sau:
• Năm 2001, đứng số 1 trong
"100 Công Ty CNTT hàng đầu thế giới" theo tạp chí BusinessWeek.
• Năm 2003, đứng hàng thứ 5
trong danh sách "Công ty điện tử được ngưỡng mộ nhất" công bố bởi Tạp
Chí Fortune.
• Năm 2007, đứng đầu về
doanh thu điện thoại di động ở Nga.
• Năm 2010, Samsung
Electronics giành năm giải thưởng EISA châu Âu.
• Giá trị thương hiệu của
Samsung xếp vị trí thứ 19 trong danh sách 100 thương hiệu hàng đầu thế giới
“100 Best Global Brands 2010” của Interbrand.
• Năm 2012 SamSung nằm trong
top 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới với giá trị thương hiệu: 32,9 tỷ USD,
mức tăng 40%.
Hiện nay Samsung có thể tự
hào vì được xem là một trong những thương hiệu đắt giá nhất thế giới, xếp trên
cả Sony và Nike. Về số lượng bằng sáng chế, tại Mỹ, hãng chỉ xếp sau IBM sau 5
năm hoạt động.
Bằng phát minh
Mô hình cạnh tranh của SamSung đang nhanh chóng chuyển
từ tài sản hữu hình như giá cả, chất lượng, chức năng, và các tiêu chuẩn khác
đến tài sản vô hình như bằng sáng chế, thiết kế. Họ xem sở hữu trí tuệ không
chỉ gồm chỉ là kết quả của hoạt động R&D, mà còn được công nhận như là một
doanh nghiệp và ngành công nghiệp. Samsung đang đầu tư phát triển những công
nghệ chủ chốt và tăng cường các quyền sở hữu trí tuệ và công ty đã thực hiện
nhiều nỗ lực để bảo vệ quyền sáng chế tài sản trí tuệ có giá trị của họ.
SamSung cũng chuẩn bị các biện pháp chủ động phòng thủ chống lại những nguy cơ
kiện tụng trên các bằng sáng chế đang hoạt động. Hơn nữa, họ tiếp tục tăng
cường liên minh bằng sáng chế bằng cách mở rộng qua bằng sáng chế hợp tác chiến
lược với các công ty toàn cầu.
Source: SamSung
Electronics Sustainability Report 2012
Samsung đã chứng minh sức mạnh to lớn của danh mục đầu
tư bảo vệ bằng sáng chế của nó bằng cách ký hợp đồng qua bằng sáng chế cho phép
mở rộng qua sử dụng, bằng sáng chế với các công ty toàn cầu. Họ bắt tay với
Qualcomm (điện thoại di động), Kodak (công nghệ máy ảnh), Rambus (toàn bộ
semiconduc các sản phẩm TOR), và Sharp (LCD module) trong năm 2010, tiếp theo
là các chương trình khuyến mại với IBM và Microsoft (MS) cho các giấy phép công
nghệ của điện thoại di động. Đặc biệt, thông qua quan hệ đối tác với MS,
SamSung có được các quyền sáng chế cơ bản khác nhau liên quan đến hệ điều hành
MS, và dự kiến sẽ được tạo ra được những đột phá trong các sản phẩm điện thoại
di động tương lai.
Bên cạnh đó, việc mua lại một công ty cũng là một
phương tiện hiệu quả của phát triển năng lực bằng sáng chế vì nó cho phép có
được không chỉ năng lực công nghệ mà còn quyền sáng chế của công ty. SamSung
nâng cao khả năng công nghệ màn hình hiển thị thế hệ tiếp theo bằng cách mua
lại công ty Liquavista của Hà Lan. Trong năm 2011, các quyền và bằng sáng chế
công nghệ ban đầu của STT (Torque Spin-Chuyển giao) RAM, đó là công nghệ bộ nhớ
bán dẫn thế hệ tiếp theo, thu được thông qua việc mua lại của Grandis, USbased
M RAM công ty phát triển trong lĩnh vực bán dẫn.
SamSung hiện có vị trí thứ hai cho các ứng dụng bằng
sáng chế tại Mỹ. Chỉ riêng công ty điện tử Samsung hiện đang nắm giữ khoảng
100.000 bằng sáng chế được sử dụng cho phát triển công nghệ trong các lĩnh vực
của đèn flash bộ nhớ, hệ thống LSI, điện thoại di động và các sản phẩm chủ yếu
khác. Theo nghiên cứu của công ty IFI bằng sáng chế của Samsung Electronics
tăng 7,5%, tổng cộng 4.894 đơn xin cấp bằng sáng chế so với con số 4.551 trong
năm 2010. Dựa trên kết quả này, SamSung một lần nữa lại đứng thứ hai ở Mỹ trong
sáu năm liên tiếp kể từ năm 2006. Trong vòng năm năm qua, 2.499 bằng sáng chế thiết
kế bởi Samsung Electronics đã được đăng ký tại Văn phòng Bằng sáng chế Hoa Kỳ.
Con số này cao hơn so với đối thủ
cạnh tranh của SamSung khoảng ba lần.
Bí quyết công nghệ
Với phương châm “Để đưa SAMSUNG lên vị thế hàng đầu!
Bộ phận quản lý công nghệ của tập đoàn (CTO) là người mở đường". Bộ phận quản lý công nghệ của tập đoàn chịu
trách nhiệm về tương lai công nghệ của SAMSUNG Electronics. Vì vậy, Những bộ
phận này phải dẫn dắt các hoạt động nghiên cứu và phát triển của tập đoàn theo
cách sau:
•
Xác định hướng nghiên cứu và phát triển ngắn/dài hạn và các
chiến lược quản lý tổng quát với mục tiêu tìm ra những thiết bị cần phát triển
trong tương lai.
•
Tối ưu hóa quy trình và hệ thống nhằm tăng cường hiệu quả
công tác nghiên cứu và phát triển trong toàn bộ công ty.
•
Phát triển công nghệ chia sẻ liên quan đến phần mềm và sản
xuất.
Khả năng của Samsung
Nói đến khả năng của Samsung phải nói đến khả năng của
tổng giám đốc Lee Kun Hee, người có công chèo lái con thuyền Samsung vượt qua
bao sóng gió thương trường để cập bến thành công như ngày hôm nay. Có thể nói,
gia tộc họ Lee, mà dấu ấn đậm nhất là Lee Kun Hee đã đưa Samsung từ một công ty
chỉ vỏn vẹn 40 công nhân, chuyên buôn bán trái cây và cá khô trong những ngày
đầu thành lâp đã trở thành một thương hiệu toàn cầu như ngày nay.
Để có được những thành công đó, ngoài kiến thức sâu
rộng nhờ quá trình học tại Đại học Waseda (Nhật Bản) và sau là học lấy bằng MBA
tại Đại học George Washington (Mỹ), ông cũng đã kết hợp tất cả những nguồn lực
như: con người, vốn, các bằng sáng chế… mà Samsung có được một cách hiệu quả.
Trong đó, đặc biệt là cách dùng người, kết
hợp những con người trong tổ chức của Lee đã đem lại rất nhiều thành công
cho Samsung. Tiêu biểu là ngay lần đầu tiên lên nắm quyền điều hành, với triết
lý “phải thay đổi mọi thứ, trừ gia đình”, ông Lee Kun-hee đã làm cuộc cách mạng
cải tổ Samsung toàn diện, ông đã mạnh bạo sa thải hàng nghìn công nhân và chiêu
mộ rất nhiều nhân tài từ khắp nơi trên thế giới.
Khả năng
quản lý nguồn nhân lực (HRM)
Năm 1999, Chủ
tịch Lee đã đích thân thuê một chuyên gia tiếp thị nổi tiếng người Mỹ gốc Hàn
Quốc là Eric Kim về phụ trách công tác tiếp thị sản phẩm cho Samsung. Khi đó,
các nhân viên dưới quyền của Lee đã phản đối quyết liệt vì họ cho rằng không ai
hiểu tâm lý người Hàn bằng chính họ. Lee tuyên bố: "Ai dám cản trở
Kim hãy bước qua xác tôi". Đến năm
2006, thương hiệu Samsung đã nổi tiếng khắp toàn cầu với tổng giá trị thị
trường của Samsung Electronics đạt 100
tỷ USD (gấp 2 lần Sony), lợi nhuận đạt 9,5 tỉ USD (2007)...
Ngoài ra, Vào 1995, một sự kiện có một không hai đã xảy ra
tại Nhà máy Gumi (thuộc Samsung). Theo lệnh của Chủ tịch Lee, khoảng 2.000 công
nhân đã phải tập trung trong sân nhà máy. Trước mặt các công nhân Gumi là một
đống hàng điện tử do chính họ sản xuất, trị giá khoảng 50 triệu USD. Mọi người
đều đeo trên tay tấm băng đỏ có dòng chữ "Chất lượng là số 1" và được lệnh phải dùng búa đập hoặc
đốt cháy toàn bộ đống hàng. Nhiều công nhân đã gạt nước mắt khi phải tự tay hủy
bỏ sản phẩm lao động của chính họ. Kết cục này xảy ra sau khi những chiếc điện
thoại di động do Nhà máy Gumi sản xuất được Chủ tịch Lee tặng cho một số quan
khách của ông đã gặp sự cố.
·
Tôn trọng xã hội và giá trị văn hóa của cộng đồng
·
Xây dựng quan hệ của co-existence và co-prosp
v Kết luận
-
Samsung đã chi cho thị trường nguồn rất lớn
chi phí quảng cáo tiếp thị và kế quả mang lại đóng góp 42% cho ngân sách tập
đoàn Samsung – điều này thể hiện khả năng nhận thức về khả năng kinh tế và
đường cong kinh nghiệm địa phương tốt. Tại thị trường Việt Nam góp phần định
hướng mục tiêu là doanh nghiệp hàng đầu thế giới. Như vậy chúng ta cũng được
xem là một trong những thị trường kinh doanh cần được khai thác và mở rộng.
-
Về mặt định hướng thương hiệu: Việc định
hướng thương hiệu vẫn tiếp tục phát triển như là một thương hiệu cao cấp và
được yêu thích tại Việt Nam. Samsung quyết tâm đưa Samsung Vina lên một trong
những công ty hàng đầu mà giới trẻ Việt Nam mơ ước được gia nhập
à đây cũng
chính là một trong những chiến lược đưa Samsung lên vị trí toàn cầu.
-
Được đánh giá là thương hiệu có sức phát triển về
công nghệ thần kỳ, là do Samsung đã thực hiện nhuần nhuyễn chiến lược kết hợp
giữa kỹ thuật tiên tiến với việc đào tạo, phát triển nhân lực một cách đúng
đắn. 400 nhân viên trên toàn quốc của Samsung Vina luôn được trang bị các
phương tiện làm việc hiện đại nhất, được tham gia các khóa đào tạo tiên tiến
nhất cả ở trong và ngoài nước.
-
Cùng với những nỗ lực trong kinh doanh, Samsung
Vina luôn đặt mục tiêu tham gia vào các hoạt động có ích cho cộng đồng như thể
thao, văn hóa và xã hội ở Việt Nam lên hàng đầu. Đó là việc thực hiện chương
trình Samsung Digitall Hope sau 3 năm đã tài trợ hơn 170.000 USD cho các dự án
tin học cộng đồng. Đó là chương trình "Từ trái tim đến trái tim" tài
trợ hơn 510.000 USD giúp trang bị máy móc thiết bị cho một số bệnh viện, đào
tạo bác sĩ, giúp bệnh nhân hiểm nghèo được chữa bệnh, xây dựng trường học ở các
vùng sâu vùng xa... và nhiều hoạt động xã hội - từ thiện khác
-
Ngày 15/6/2006, khẳng định lại mục tiêu và phương
châm hoạt động của công ty, ông Sang Youl Eom - Tổng giám đốc Samsung Vina nói:
"Tại Việt Nam, Samsung sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu dài hạn là dẫn đầu
cuộc cách mạng kỹ thuật số, trở thành một công ty điện tử hàng đầu bằng những
cống hiến cả về nhân lực, chất lương sản phẩm và tham gia tích cực vào các hoạt
động cộng đồng. Samsung Vina cam kết sẽ nỗ lực hết mình để đưa những phát minh,
những sản phẩm chất lượng cao của mình vào cuộc sống, cùng các bạn hướng đến
tương lai thịnh vượng, phát triển; cùng giúp đỡ và đóng góp cho những người có
hoàn cảnh kém may mắn tiến gần với cơ hội tiếp cận công nghệ, hưởng lợi ích từ
công nghệ và rút ngắn khoảng cách công nghệ với bạn bè thế giới".
-
Năm 1996 ngay khi đặt chân vào Việt Nam, công ty Samsung đã
đặt cho mình mục tiêu dẫn đầu thị trường cả về thị phần, sản phẩm, lẫn đẳng cấp
thương hiệu điều này đã làm được trong giai đoạn năm 2012 nhưng đến thời điểm
hiện tại sự thay đổi nhanh chóng phù hợp với su thế nhu cầu của khách hàng đã
không còn nữa.
2.2.2 Môi trường vĩ
mô
2.2.2.1.
Yếu tố chính trị, pháp lý
Thị trường lao
động Hàn Quốc đông đúc, đội ngũ công nhân lành nghề. Tuy nhiên những năm gần
đây, dân số Hàn Quốc già hóa rất nhanh với số người già trên 65 tuổi hiện đã
vượt quá 10% tổng dân số 48.58 triệu người. Tỷ lệ sinh thấp, tỷ suất sinh chỉ
còn 1,2 con năm 2010. Sự suy giảm dân số trong độ tuổi này đồng nghĩa với việc
giảm lực lượng sản xuất, kéo tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng của Hàn Quốc đi xuống.
Bên cạnh đó, nhóm người trẻ tuổi giảm đi có thể khiến thị trường bị thu hẹp,
giảm mức tiêu dùng trong nước.
Trong khi đó,
với dân số xấp xỉ 87 triệu người, tiếp tục tăng với mức tăng hơn 1 triệu
người/năm, Việt Nam đang có số dân xếp thứ 13 trên thế giới. Lực lượng lao động
dồi dào, ham học hỏi, và mức lương trung bình lại thấp nên Việt Nam đã thu hút
nhiều công ty nước ngoài đầu tư, xây dựng nhà máy, chi nhánh tại Việt Nam. Tiêu
biểu là việc Samsung Electronics đã lập Công ty TNHH Samsung Electronics
Vietnam sản xuất di động với vốn 670 tỷ USD tại Việt Nam.
Chính sách của
chính phủ Hàn Quốc trong ngoại thương, giáo dục… đều tạo điều kiện để công ty
trong nước phát triển. Đặc biệt là những ngành nghề xương sống như công nghiệp
nặng, điện tử. Đặc biệt, Hàn Quốc đã có những tiến bộ từ năm 1990 trong lĩnh
vực sở hữu trí tuệ và R&D. Trong thập kỉ qua, chi phí cho R&D tại Đông
Á nói chung và Hàn Quốc nói riêng đã tăng hơn bất kỳ khu vực nào trên thế giới.
Theo số liệu thu thập được từ Yonhap New Agency thì Hàn Quốc dành 3,74% GDP cho
R&D. Chính phủ Hàn Quốc ngoài việc tài trợ trực tiếp cho hoạt động R&D
của khối nhà nước, mà còn dành nguồn lực tài chính đáng kể để hỗ trợ R&D
cho khối doanh nghiệp. Điều này đã tạo điều kiện thúc đẩy cho các doanh nghiệp
trong nước, trong đó có Samsung, có thêm nhiều những ý tưởng hữu ích và có
những bước tiến nhảy vọt về công nghệ.
Việt Nam là
nước nông nghiệp lâu đời, thế nên thế mạnh của kinh tế Việt Nam chỉ tập trung
vào nông nghiệp, và sau này là một số ngành công nghiệp nhẹ. Vì vậy, ngành công
nghiệp điện tử đã không được quan tâm đúng mức vào những năm trước đây. Khi
chính phủ mở cửa thị trường, thị trường điện tử Việt Nam nhanh chóng rơi vào
tay các doanh nghiệp nước ngoài trong đó có Samsung. Samsung đã biết tận dụng
chính sách ưu đãi thuế trong giai đoạn mở cửa của Việt Nam, đầu tư mạnh vào Việt
Nam và thôn tính thị trường. Do trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ của Việt
Nam còn kém, chủ yếu thiên về sử dụng công nghệ hơn là sản xuất công nghệ nên
hiện nay, chính phủ đang có những chủ trương khuyến khích doanh nghiệp đầu tư
nhiều hơn cho R&D. Việt Nam thuộc phân khúc sản xuất chi phí thấp, mà tay
nghề của kỹ sư Việt Nam cũng không thua kém các nước khác, nên Việt Nam là điểm
đến lí tưởng cho các công ty đa quốc gia muốn mở rộng mạng lưới R&D ra toàn
cầu. Trước xu thế đó, năm 2010, Công ty Điện tử Samsung Việt Nam (Samsung) vừa
làm lễ bàn giao phòng thí nghiệm Samsung – HUST, trị giá 62.000 đô la Mỹ cho
Khoa Điện tử - Viễn thông, Đại học Bách khoa Hà Nội (HUST). Đây được xem như là
bước đầu trong dự án thành lập trung tâm R&D của Samsung tại Việt Nam.
Văn
hóa Hàn Quốc luôn hướng đến hàng trong nước nên Samsung rất được người Hàn Quốc
ưa chuộng và trở thành niềm tự hào của họ khi
tập đoàn này đã vượt qua những đối thủ Nhật Bản để trở thành một trong
những thương hiệu được biết đến nhiều nhất trên thế giới trong lĩnh vực chip
điện tử, điện thoại di động và màn hình phẳng. Đây cũng là nét khác biệt
với văn hóa của Việt Nam, người Việt
không có xu hướng dùng hàng nội, thậm chí khi chất lượng sản phẩm của một số
mặt hàng nội địa không thua kém gì nước ngoài thì tâm lí chung của người Việt
vẫn thích dùng hàng ngoại hơn. Nhất là đối với ngành điện tử, chưa có công ty
điện tử Việt Nam nào có chất lượng tốt đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Vì
vậy, con đường phát triển cho những công ty điện tử Việt Nam còn rất nhiều khó
khăn, còn Samsung đã trở thành thương hiệu quen thuộc của người Việt.
2.2.2.2.
Yếu tố kinh tế
Hàn Quốc nằm
trong số 25 nền kinh tế đứng đầu về xếp hạng môi trường kinh doanh. Thực tế, sau khủng hoảng tài chính
châu Á 1997, Hàn Quốc đã "xốc" lại toàn bộ hệ thống doanh nghiệp cũng
như các quy trình thủ tục. Chỉ trong một thời gian ngắn, nền kinh tế Đông Á này
loại bỏ 6 nghìn trong tổng số 12 nghìn văn bản quy định về thủ tục hành chính.
Với nền kinh tế thị trường năng động, Hàn Quốc đã sớm trở thành quốc gia phát
triển với GDP >20.000 USD. Có thể
nói không có quốc gia nào gặt hái được nhiều tiến bộ trên các lĩnh vực kinh tế,
xuất khẩu, văn hóa và cả vị thế đất nước nhiều như Hàn Quốc trong thập kỉ vừa
qua. Điều này đã đem lại thuận lợi
rất lớn cho hoạt động kinh doanh của các công ty và doanh nghiệp tại chính
quốc.
2.2.2.3.
Yếu tố xã hội
Thị trường lao
động Hàn Quốc đông đúc, đội ngũ nhân công lành nghề. Tuy nhiên, xu hướng già
hóa dân số tại Hàn Quốc sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định của nền kinh tế
nước này, theo báo cáo của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc được công bố hôm 16/9,
ước tính tỷ lệ sinh tại Hàn Quốc sẽ giảm gần 53% vào năm 2050 sau khi tăng kỷ
lục đến 73,1% trong năm 2012. Sự già hóa dân số khiến nguồn nhân lực tại nước
này giảm mạnh và dẫn đến thiếu hụt lao động- đây chính là yếu tố làm suy giảm
tăng trưởng kinh tế và hàng loạt các hệ lụy như người dân không còn khả năng
chi trả cho nhà ở trong khi thị trường bất động sản lao dốc…Xu hướng già hóa
dân số xuất hiện tại Hàn Quốc từ năm 2000 và nước này dự kiến có một xã hội già
cả vào năm 2018. Theo đó, tỷ lệ người trên 65 tuổi tại Hàn Quốc sẽ tăng từ 7%-
tương đương với xã hội đang già hóa, đến 14%- xã hội già cả và tiếp đó là
20%-xã hội siêu người già. Xu hướng già hóa dân số cũng gây ra mất cân bằng
ngân sách cho Hàn Quốc, khi chính phủ phải chi nhiều hơn cho lương hưu và thu
về ít hơn từ thuế.
Việt Nam với
lực lượng lao động dồi dào, ham học hỏi, và mức lương trung bình lại thấp nên
đã thu hút nhiều công ty nước ngoài đầu tư, xây dựng nhà máy, chi nhánh tại
Việt Nam. Chính thức đi vào hoạt động từ năm 2009, với vốn đăng ký 670 triệu
USD, SEV đã rất nhanh chóng giành được những thành công tại thị trường Việt
Nam.
Chính sách của
chính phủ Hàn Quốc trong ngoại thương, giáo dục… đều tạo điều kiện để công ty
trong nước phát triển. Đặc biệt là những ngành nghề xương sống như công nghiệp
nặng, điện tử. Đặc biệt, Hàn Quốc đã có những tiến bộ từ năm 1990 trong lĩnh
vực sở hữu trí tuệ và R&D. Trong thập kỉ qua, chi phí cho R&D tại Đông
Á nói chung và Hàn Quốc nói riêng đã tăng hơn bất kỳ khu vực nào trên thế giới.
Theo số liệu thu thập được từ Yonhap New Agency thì Hàn Quốc dành 3,74% GDP cho
R&D. Chính phủ Hàn Quốc ngoài việc tài trợ trực tiếp cho hoạt động R&D
của khối nhà nước, mà còn dành nguồn lực tài chính đáng kể để hỗ trợ R&D
cho khối doanh nghiệp. Điều này đã tạo điều kiện thúc đẩy cho các doanh nghiệp
trong nước, trong đó có Samsung, có thêm nhiều những ý tưởng hữu ích và có
những bước tiến nhảy vọt về công nghệ.
Việt Nam là
nước nông nghiệp lâu đời, thế nên thế mạnh của kinh tế Việt Nam chỉ tập trung
vào nông nghiệp, và sau này là một số ngành công nghiệp nhẹ. Vì vậy, ngành công
nghiệp điện tử đã không được quan tâm đúng mức vào những năm trước đây. Khi
chính phủ mở cửa thị trường, thị trường điện tử Việt Nam nhanh chóng rơi vào
tay các doanh nghiệp nước ngoài trong đó có Samsung. Samsung đã biết tận dụng
chính sách ưu đãi thuế trong giai đoạn mở cửa của Việt Nam, đầu tư mạnh vào
Việt Nam và thôn tính thị trường. Do trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ của
Việt Nam còn kém, chủ yếu thiên về sử dụng công nghệ hơn là sản xuất công nghệ
nên hiện nay, chính phủ đang có những chủ trương khuyến khích doanh nghiệp đầu
tư nhiều hơn cho R&D. Việt Nam thuộc phân khúc sản xuất chi phí thấp, mà
tay nghề của kỹ sư Việt Nam cũng không thua kém các nước khác, nên Việt Nam là
điểm đến lí tưởng cho các công ty đa quốc gia muốn mở rộng mạng lưới R&D ra
toàn cầu. Trước xu thế đó, năm 2010, Công ty Điện tử Samsung Việt Nam (Samsung)
vừa làm lễ bàn giao phòng thí nghiệm Samsung – HUST, trị giá 62.000 đô la Mỹ
cho Khoa Điện tử - Viễn thông, Đại học Bách khoa Hà Nội (HUST). Đây được xem
như là bước đầu trong dự án thành lập trung tâm R&D của Samsung tại Việt
Nam.
Trong văn bản
được ban hành ngày 13/9/2012, Chính phủ đã đồng ý để Bộ Kế hoạch và Đầu tư
hướng dẫn các cơ quan, địa phương liên quan giải quyết việc cấp/điều chỉnh giấy
chứng nhận đầu tư Dự án đầu tư giai đoạn II của SEV với các nội dung ưu đãi đầu
tư đã được kiến nghị. Cùng với việc cho phép SEV được hưởng ưu đãi đầu tư cao
nhất như một doanh nghiệp công nghệ cao, với các ưu đãi như được áp dụng thuế
suất thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm bằng 10% trong suốt thời gian thực
hiện dự án; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể từ khi có thu
nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo…, thì Chính
phủ cũng đã đồng ý điều chỉnh các tiêu chí nghiên cứu và phát triển (R&D)
đối với dự án của SEV.
Theo kiến
nghị, SEV muốn được áp dụng cách tính tỷ lệ lao động (5%) làm việc trong lĩnh
vực R&D căn cứ trên cơ sở tính số lao động không sản xuất 3 ca/ngày (một
ngày làm việc 8 giờ; tuần làm việc 5 ngày). Còn về chi phí cho hoạt động
R&D đối với phần mở rộng vẫn phải thực hiện theo quy định của Luật Công
nghệ cao, nhưng cho phép được tính toàn bộ chi phí các hình thức đào tạo (trong
và ngoài nước) và chi phí hỗ trợ đào tạo và chi phí tài trợ các tổ chức khoa
học và công nghệ trong nước vào chi phí cho hoạt động R&D của doanh nghiệp.
Văn hóa Hàn
Quốc luôn hướng đến hàng trong nước nên Samsung rất được người Hàn Quốc ưa
chuộng và trở thành niềm tự hào của họ khi tập đoàn này đã vượt qua những đối
thủ Nhật Bản để trở thành một trong những thương hiệu được biết đến nhiều nhất
trên thế giới trong lĩnh vực chip điện tử, điện thoại di động và màn hình
phẳng. Đây cũng là nét khác biệt với văn
hóa của Việt Nam, người Việt không có xu hướng dùng hàng nội, thậm chí khi chất
lượng sản phẩm của một số mặt hàng nội địa không thua kém gì nước ngoài thì tâm
lí chung của người Việt vẫn thích dùng hàng ngoại hơn. Nhất là đối với ngành
điện tử, chưa có công ty điện tử Việt Nam nào có chất lượng tốt đáp ứng được
nhu cầu của thị trường. Vì vậy, con đường phát triển cho những công ty điện tử
Việt Nam còn rất nhiều khó khăn, còn Samsung đã trở thành thương hiệu quen
thuộc của người Việt.
2.2.2.4.
Yếu tố công nghệ
Sự tăng trưởng
nhanh chóng của các máy tính xách tay (laptop) đã tạo nên một môi trường làm
việc di động và hiện đại, không cần phải ngồi một nơi cố định cùng với máy tính
để bàn (desktop) mà người ta vẫn có thể làm việc được ở bất cứ nơi nào họ đến.
Tuy nhiên, với công nghệ ngày càng vượt trội, con người bắt đầu nhận ra họ có
thể tìm thấy sự linh hoạt mạnh mẽ hơn nữa trong công việc cũng như giải trí –
Đó là từ chiếc điện thoại thong minh thế hệ mới hiện nay (smartphone). Những
chiếc smartphone ngày nay chính là các thiết bị kỹ thuật cao được kết hợp chức
năng điện thoại và khả năng của máy vi tính ở một mức độ vừa phải. Có thể xem
smartphone chính là một chiếc máy tính nhỏ gọn với đầy đủ các chức năng cần
thiết và có thể để vừa trong túi.
Bên cạnh đó,
những thiết bị giải trí, đa phương tiện (như TV, các thiết bị đọc sách, thiết
bị truyền thông, thiết bị thu hình ảnh và âm thanh) cũng đang trên đà đổi mới
và phát triển. Những sản phẩm mới tinh vi và hiện đại hơn hơn ra đời nhằm thay
thế những sản phẩm đã lỗi thời. Như vậy có thể thấy, công nghệ sản xuất các
thiết bị di động và truyền thông ngày một tiên tiến hơn đáp ứng nhu cầu phát
triển của xã hội loài người.
Hầu như tất cả các nhà sản xuất điện tử tiêu dùng lớn đã tham gia vào
trận chiến. Và để thành công trong thị trường màu mỡ này, các thương hiệu lần
lượt tung ra những sản phẩm chất lượng với những công nghệ ngày càng vượt trội. Vẻ ngoài hào nhoáng
Các thiết bị
di động cũng như các thiết bị giải trí ngày càng được chú trọng vẻ bề ngoài
hơn. Các nhà sản xuất đã sử dụng công nghệ mới cho ra đời những thiết bị rất
mỏng và có hình ảnh sắc nét gấp bội (nhưng những chiếc TV siêu mỏng sử dụng
công nghệ màn hình LED, OLED của các hãng Samsung, LG, Sony, ….), điện thoại di
động sử dụng công nghệ AMOLED cho độ bền cao hơn nhiều lần công nghệ cũ. Những
công nghệ cảm biến thời gian, cảm biến ánh sáng cũng được sử dụng triển để nhằm
tang cường màu sắc màn hình và khả năng hiện thị của sản phẩm.
•
Hệ điều hành ưu việt
Các hãng sản
xuất hệ điều hành cũng đua nhau nâng cấp, phát triển sản phẩm của mình. Từ đó,
các hệ điều hành liên tục nối tiếp nhau ra đời, phiên bản mới đẹp hơn, tiện
dụng hơn, tích hợp nhiều hơn so với phiên bản cũ. Có thể kể đến một số hệ điều
hành dành cho desktop và laptop nổi trội mới nhất và được mọi người sử dụng
rộng rãi như Windows 7 - 8, Mac OS X, Linux. Đối với thị trường hệ điều hành
dành cho điện thoại thông minh và máy tính bảng, có nhiều hệ điều hành được
phát triển như Android, iOS, Windows Phone, Symbian. Trong đó, Android đang ở
vị thế dẫn đầu với thị phần lớn và được mọi người yêu thích.
Hình: Thị phần hệ điều hành điện thoại và máy tính
bảng năm 2011
Nắm được thị hiếu của
người tiêu dùng, các nhà sản xuất thiết bị cũng đã tích hợp các hệ điều hành
mới nhất và tiên tiến nhất cho sản phẩm của mình để thu hút người tiêu dùng.
•
Khả năng đa phương tiện
Trong môi
trường công nghiệp hiện đại ngày nay, công nghệ tiên tiến và phát triển không
ngừng. Điều đó đã giúp tối ưu hóa các sản phẩm công nghệ. Điển hình như hiện
nay, một chiếc điện thoại không chỉ giới hạn bởi những chức năng cơ bản như
nghe, gọi hay soạn thảo tin nhắn mà đã trở thành một công cụ giải trí nhỏ gọn,
hợp thời. Với khả năng đa phương tiện, tích hợp của văn bản, âm thanh, hình ảnh
trong môi trường thông tin số, một điện thoại thông minh hay một máy tính bảng
có thể thay thế những phương tiện giải trí cồng kềnh khác, chúng có thể kiêm
nhiệm cả chức năng của TV, sách báo, radio hay các thiết bị lưu trữ thông tin
khác.
•
Khả năng di động mạnh mẽ
Bất cứ ai phải di chuyển nhiều
trong công việc hay phải thường xuyên gặp gỡ với khách hàng ở nhiều địa điểm
khác nhau đều hiểu rằng việc truy cập thông tin và dữ liệu mọi nơi mọi lúc là
thực sự cần thiết. Ngày nay, các thiết bị di động đã trở thành những công cụ
mang lại hiệu quả cao trong công việc, đặc biệt khi nó được tích hợp với nhiều
tính năng đa phương tiện. Và nổi bật hơn nữa là bên cạnh khả năng xử lý công
việc thuần túy, các thiết bị được thiết kế càng đơn giản hơn, mỏng hơn và thích
hợp để sử dụng khi phải di chuyển nhiều. Một thiết bị được xem là đáp ứng được
tiêu chuẩn di động mạnh mẽ khi
•
Nhỏ, gọn
•
Kết nối phải dễ dàng
•
Độ sẵn sàng cao
•
Hệ thống bảo mật tốt
•
Dễ hỗ trợ kỹ thuật
•
2.2.5 Kết luận:
Ø Các khuynh hướng vĩ mô
thay đổi
-
Chính phủ VN đã có những cải cách sâu rộng về luật pháp đặc
biệt là trong lĩnh vực hành chính về đầu tư nước ngoài cũng như dỡ bỏ các rào
cản thế quang giúp các doanh nghiệp nước ngoài dễ dàng đầu tư vốn và kỹ thuật
cũng như hoạt động sản xuất tại lãnh thổ VN
-
Thị trường lao động VN dồi dào và lương nhân công thấp là một
thuận cho các doanh nghiệp sản xuất
-
Người Việt có xu hướng dung hàng ngoại chất lượng mà Samsung
là một trong số đó
Ø Cơ hội:
-
VN là thị trường đầy tìm năng với dân số hơn 80 triệu người
-
Nhu cầu sử dụng các sản phẩm điện tử thong minh của người
Việt ngày càng cao
-
Được sự hỗ trợ và hợp tác từ phía chính phủ
-
Cơ hội gia tăng thị phần
Ø Thách thưc:
-
Samsung gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác có uy tín
-
Trình độ tay nghề của đội ngủ lao động VN chưa cao
-
Samsung phải đương đầu với sự cạnh tranh khóc liệt từ các
hang điện tử nổi tiếng khác như SONY, PANASONIC, LG
2.2.6
Phân tích ngành
Ø Môi trường ngành
Đối với ngành điện tử, thường có rất nhiều đối thủ cạnh tranh với nhiều sản phẩm hàng hoá rất giống nhau về hình thức lẫn công dụng. Hay nói cách khác, sản phẩm của công ty này rất giống với sản phẩm của những công ty khác. Do vậy, việc gia nhập ngành của những công ty mới là tương đối dễ dàng hay rào cản gia nhập ngành là rất thấp. Điều kiện cần cho sự gia nhập ngành là thiết lập được mạng lưới phân phối sản phẩm và có không gian để phục vụ cho việc bán lẻ. Do đó, sự cạnh tranh luôn luôn mạnh mẽ và
đảm bảo:
è Cơ hội
đem lại niềm tin cho công ty nếu chiên lược thành công, và đặt tính tiêu dùng
người Việt Nam là thích công nghệ mới, lối sống có tí hưởng thụ sẽ mạnh dạng
đầu tư co mình một TV LCD.
è Lấy
được lòng tin của người tiêu dùng là công việc vô cùng khó khăn. Trong thời
gian đầu công ty sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm và ảnh hưởng tới
doanh thu của công ty
è Là
chiến lược mang tính vĩ mô kết hợp nhiều biện pháp từ quảng cáo điều tra thị
trường, thị hiếu người tiêu dùng đến phát triển công nghệ... chiến lược kéo dài
và liên tục.
è Đòi
hỏi vốn đầu tư lớn.
Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng hơn nữa bởi điều kiện đầu
tư tại Việt Nam thuận lợi, đặc biệt khi so sánh với các quốc gia khác, các nhà
đầu tư đều nhận thấy môi trường đầu tư tại Việt Nam ổn định hơn các nơi khác.
Tuy nhiên còn cần cải thiện quy định văn bản pháp luật sao cho đơn giản và chặc
chẽ nhất.
Nhu cầu điện điện thoại thông minh trên toàn thế giới đã tăng nhanh
chóng, với việc đầu tư vào Việt Nam, chúng tôi đã và đang đáp ứng tốt nhu cầu
đó. Nguồn lao động Việt Nam dồi dào, còn Chính phủ Việt Nam ủng hộ và hỗ trợ
chúng tôi rất tích cực về các vấn đề liên quan tới chế độ chính sách và hạ
tầng… Những yếu tố đó đã đáp ứng mong muốn, cũng như sự hài lòng của nhà đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam. Vì vậy, trong suốt quá trình đầu tư, chúng tôi đã
không ngừng tích lũy thêm niềm tin để tiếp tục tăng đầu tư vào Việt Nam.
Ø Lĩnh vực điện thoại di động ở Việt Nam
Thị trường Điện thoại di động tại Việt Nam vẫn
đang là “miếng mồi” hấp dẫn. Bằng chứng là ự tham gia gần đây của một vài hãng
điện thoại mới.
Trong quý 1/2013,Samsung đứng hàng thứ
nhất về doanh thu, khoảng 37% vì có nhiều sản phẩm bán chạy trên tất cả các phân
khúc giá. Còn về số lượng, Nokia vẫn chiếm ngôi đầu: 35% nhờ các dòng sản phẩm
giá thấp, thứ hai là Samsung: 33%. Các thương hiệu khác phân chia phần còn lại
nhưng mức cao nhất không vượt qua con số 10%.
Hiện 2 ông lớn này đang ở thế sát nút trong cuộc đua tiến tới ngôi vương
tại thị trường Việt Nam.
Theo Nghiên cứu của Công ty Nghiên cứu thị trường GFK, về mặt số lượng,
năm 2011 thị phần của Nokia tại Việt Nam là 54% và năm 2012 tăng lên 56%. Tuy
nhiên, tính theo giá trị thì thị phần của Nokia lại có sự sụt giảm đáng kể, từ
52,6% trong năm 2011 xuống còn 45% trong năm 2012. Sự sụt giảm của Nokia dĩ
nhiên là cơ hội cho các nhà sản xuất khác, trong đó đáng kể nhất là Samsung.
Nếu như năm 2011, xét thị trường điện thoại nói chung về mặt số lượng, Samsung
chỉ chiếm 15% thị phần, nhưng sang năm 2012 đã tăng lên thành 23%. Nếu xét về
mặt giá trị, tốc độ tăng trưởng thị phần của nhãn hàng Samsung còn mạnh mẽ hơn,
từ 17,8% lên 30,6%. Thậm chí những tháng cuối năm 2012, nhãn hàng này dù vẫn
chỉ duy trì thị phần ở mức 21%, nhưng về mặt giá trị đã chiếmtới trên 34% tổng
thị trường.
Ở phần còn lại của "miếng bánh", HTC hiện đang so kè với LG và
Sony. LG, trong năm 2012, tỷ lệ doanh thu trong thị trường điện thoại di động
Việt Nam là 7%, qua mặt Sony (3%) và HTC (2%). Hai nhà sản xuất Việt Nam là
Mobiistar và Q-Mobile đang có khách hàng riêng của mình với số lượng tiêu thụ
trên thị trường khoảng 100.000 chiếc/ tháng, chiếm khoảng 8% doanh thu.
Cũng theo kết quả khảo sát mới nhất của công ty nghiên cứu thị trường GFK
tại Việt Nam, doanh thu thị trường hàng công nghệ điện tử trong nước chỉ đạt 89
nghìn tỷ đồng trong năm 2012, thấp hơn nhiều so với năm 2011. Trong đó, doanh
thu của thị trường di động giảm 6%
Song, bất chấp sự đông đúc cũng như doanh thu sụt giảm, các hãng di động
nước ngoài vẫn quyết định bước chân vào thị trường Việt Nam.
Sharp - thương hiệu ĐTDĐ lớn tại Nhật Bản, đã chính thức có mặt tại Việt
Nam vào hồi đầu tháng 4 với những chiếc smartphone có mức giá từ 4,9 – 11,9
triệu đồng để bán tại Việt Nam.
Sharp đã chọn SaigonTel là nhà nhập khẩu và GreysTone (có
trụ sở tại Mỹ) là nhà bảo hành và cung cấp các dịch vụ hậu mãi tại Việt Nam.
Các chuyên gia cho rằng, sẽ khó để thương hiệu này trụ được bởi lẽ, SaigonTel
không có kinh nghiệm về kinh doanh ĐTDĐ và hiện đang gặp nhiều khó khăn về tài
chính. Còn GreysTone, dù có trụ sở tại Mỹ nhưng cách làm của họ cũng đã để lại
những điều không tốt, ảnh hưởng đến các thương hiệu cũng như những bực dọc từ
phía khách hàng.
Oppo, hãng sản xuất ĐTDĐ của Trung Quốc, cũng “bon chen” vào thị trường
Việt Nam vào cuối tháng 3.2013. Và từ đầu tháng 5, FPT Distribution trở thành
nhà phân phối chính thức của Apple với nhóm hàng ĐTDĐ tại thị trường Việt Nam,
nâng tổng số nhà phân phối nhóm hàng ĐTDĐ tại Việt Nam là 3, bao gồm: Vinaphone, Viettel và FPT
Distribution.
Ø Thị trường Tivi chất lượng cao tại Việt Nam
Có lẽ với chúng ta các thiết bị giải trí TV không còn trở nên quá xa lạ.
Trong khoảng vài năm trở lại đây, thị trường này tại Việt Nam đang có những
bước phát triển mạnh mẽ. Khởi đầu là những ông lớn như Samsung, LG, Sony,
Panasonic.
Cùng các Smart TV hay Internet TV với giá thành khá “chát” cũng như chưa
thực sự đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Hiện trên thị trường một chiếc TV
loại này có giá rẻ nhất là 13 triệu đồng và mức giá trung bình là từ 20 đến 40
triệu. Smart TV nhìn chung đem đến cho khách hàng khá nhiều tiện ích như xem
phim trực tuyến, lướt facebook, đọc báo, và hệ quả của việc này là sự rối rắm
trong cách sử dụng. Với một người dùng phổ thông sẽ không phải là chuyện dễ
dàng để có thể làm quen với một chiếc Smart TV. Hơn nữa để xem được truyền hình
trực tuyến với chất lượng HD, thiết bị cũng cần được kết nối với đường truyền
tốc độ tương ứng (trên 10 Mbs). Tuy nhiên những Smart TV vẫn có một chỗ đứng vững
chắc trên thị trường bởi chất lượng hình ảnh tuyệt vời của mình hơn là những
tính năng khiến nó trở nên “Smart”. Bên cạnh đó, để khắc phục những nhược điểm
trên của Smart TV, các sản phẩm TV box ra đời. Có thể kể đến trong số này là
Apple TV của Apple, Nexus Q của Google, những thiết bị trong nước như Smart box
của VNPT, ZTV của VTC hay các sản phẩm set-top-box của Viettel, VTV. Có giá
thành chỉ từ 2 đến 3 triệu đồng cho một sản phẩm, các thiết bị này có thể giúp
các TV thông thường trở thành một máy tính bảng với TV là màn hình. Các thiết
bị này có giao diện dễ sử dụng hơn với người dùng, có thể cài thêm các ứng dụng
từ bên ngoài cũng như hỗ trợ tốt hơn cho các thiết bị ngoại vi như hệ thống âm
thanh, dàn karaoke. Do được các ông lớn chống lưng nên những sản phẩm này được
hỗ trợ rất mạnh từ nội dung, kho ứng dụng đến hạ tầng mạng. Tuy nhiên nhược
điểm của những thiết bị này là vẫn đòi hỏi 1 đường truyền lớn, kho ứng dụng mở
rộng chưa phong phú hay còn một vài điểm chưa hợp lý trong khi sử dụng như phải
dùng các nút mũi tên trên điều khiển để di chuyển chuột hoặc dùng chuột
Bluetooth, giao diện chưa thực sự thân thiện. Được biết hiện nay đang có một
doanh nghiệp trong nước đi tiên phong trong lĩnh vực này với công nghệ mới giúp
nén video và audio tốt hơn rất nhiều, nhờ đó cải thiện được việc truyền tín
hiệu giúp người dùng có thể xem được truyền hình chất lượng HD với những đường
truyền thông thường đó là VP9 hướng đến đối tượng khách hàng là những hộ gia
đình và trong tương lai là cả các quán karaoke. Mặc dù có thể cài thêm các ứng
dụng từ Google Play như những thiết bị Android thông thường nhưng VP9 vẫn đang
phát triển kho ứng dụng và nội dung riêng của mình. Cùng với công nghệ giả lập
con trỏ bằng điều khiển (trỏ vào màn hình) khá tốt, việc sử dụng cũng trở nên
thân thiện hơn. Tuy nhiên vì bộ thiết bị không bao gồm bàn phím nên người dùng
sẽ gặp phải khó khăn khi muốn đánh một đoạn văn bản do buộc phải dùng điều
khiển trỏ vào từng nút trên bàn phím ảo. May mắn là nhà cung cấp cũng bán thêm
những thiết bị ngoại vi khác như bàn phím, webcam, micro … Bên cạnh đó sản phẩm
mới chỉ hỗ trợ video chất lượng 720p. Set-top-box này hiện đang trong giai đoạn
dùng thử. Có lẽ trong tương lai, đây sẽ là đối thủ đáng gờm của các thiết bị
tương tự đến từ VNPT, VTV hay VTC. Cũng không thể không kể đến những thiết bị
Android Stick nhập khẩu từ Trung Quốc đang ồ ạt tràn vào Viêt Nam trong khoảng
2 năm trở lại đây. Đặc điểm chung của những thiết bị này tương tự như TV Box
nhưng rẻ hơn và dễ dàng lắp đặt. Tuy nhiên còn nhiều phản hồi chưa tốt về chất
lượng của những thiết bị “made in China” này. Gần đây hãng Sony đã ra mắt Smart
Stick – Một thiết bị Android Stick chuyên hỗ trợ các Smart TV của Sony. Về phần
cứng, thiết bị có chất lượng hoàn thiện khá tốt. Chiếc stick này được cung cấp
cùng một điều khiển kiêm bàn phím và touch pad. Tuy nhiên chiếc touch pad và
bàn phím này làm việc chưa thể đạt được hiệu quả như trên smartphone hay
tablet. Mặt khác, về phần mềm, do Google Play nhận diện đây là thiết bị dành
cho TV nên chỉ có thể cài các ứng dụng dành riêng cho TV trong khi số lượng ứng
dụng này còn khá hạn chế. Ở thời điểm hiện tại chúng ta buộc phải hài lòng với
một vài phần mềm cơ bản được cài sẵn bên trong Smart Stick như Youtube, Chrome,
Flipboard và một vài trò chơi đơn giản. Nhìn chung Việt Nam đang trở thành một
thị trường hấp dẫn cho các sản phầm giải trí qua TV.
Ø Những thành công của Samsung tại Việt Nam
2000: Đạt danh hiệu công ty sản xuất phần cứng hàng
đầu
2001: Bắt đầu sản xuất màn hình vi tính tại trị trường Việt Nam đạt ISO
14001
2002: Điện thoại di động chiếm thị phần thứ 2 tại Việt Nam.
2003: Đạt danh hiệu Màn hình vi tính được ưa thích nhất.
2004: Đạt doanh thu 237 triệu đô la Mỹ.
2005: Đạt “Thương hiệu số 1” tại Việt Nam cho các
sản phẩm TV màu và màn hình vi tính LCD. Trở thành thương hiệu điện tử
tiêu dùng hàng đầu và được biết đến nhiều nhất trên toàn cầu, thay thế vị trí
mà Sonyy nắm giữ nhiều năm liền.
2006: Doanh thu đạt 230 -330 triệu USD, giải vàng chất
lượng Việt Nam, Dẫn đầu thị trường TV LCD.
2007: Qua mặt Motorola trở thành hãng sản xuất ĐTDĐ thứ
2 thế giới.
Trên thị trường những thương hiệu nổi tiếng gồm
:Samsung, Sony, Toshiba, Hitachi, JVC ưu điểm của như chất lượng cao kiểu dáng
đẹp, dễ dùng dịch vụ hậu mãi tốt. Xong với công nghệ tinh thể lỏng thì khó có
đối thủ nào. Trong giai đoạn này thị hiếu của người tiêu dùng cũng thay đổi,
nhu cầu bền đẹp rẻ, và đẳng cấp điều này đẩy đường cầu của thị trường dịch sang
phải. Đồng thời với sự cạnh tranh gay gắt đòi hỏi chiến lược cạnh tranh giá,
lúc này giá trên đơn vị sản phẩm giảm.
Chiến lược lấy lại niềm tin người tiêu dùng từ tay đối
thủ : không đưa vào Việt Nam những sản phẩm cũ,dù giá rẻ,mà chỉ chuyển giao
những mẫu mới nhất và phù hợp với thị hiếu người Việt Nam. Quyết định này đã
giúp Samsung Vina luôn có những sản phẩm được thiết kế đẹp,tích hợp những công
nghệ và tính năng mới để giới thiệu trên thị trường,nhờ đó thu hút được sự chú
ý của khách hàng.
Chiến lươc đa dạng hóa sản phẩm mạnh dạng đầu tư nghiên cứu thị trường,
trong khi đó đối thủ chưa làm được: Khi tham gia vào thị trường, sản phẩm chủ
yếu của Samsung Vina là ti vi màu. Nhưng tính đến thời điểm hiện nay,công ty đã
có tới bảy dòng sản phẩm lớn: máy thu hình,sản phẩm nghe nhìn, máy ảnh, thiết
bị gia dụng, điện thoại di động,màn hình và linh kiện= máy tính, máy in laser
và in màu.Với hai dòng sản phẩm LCD và ĐTDĐ chiến lược.
2.2.7
Mô hình SWOT
Môi trường bên ngoài
Môi trường bên trong
|
Cơ hội
1. Thị trường smartphone và tablet liên tục tăng
trưởng cao và dự kiến tiếp tục tăng trong những năm tới (theo IDC ghi nhận
thị trường smartphone đã tăng trưởng 45,3% trong Q3/2012)
2. Nhu cầu ngày càng tăng của những thị trường
đông dân như Trung Quốc, Ấn Độ
3. Sự trung thành với người dùng Apple đang giảm
dần (88% người Mỹ sử dụng iPhone có kế hoạch mua một bản iPhone khác (so với
mức 93% năm ngoái). Ở Tây Âu, tỷ lệ hiện là 75% trong khi một năm trước là
88%)
4. Sự yếu đi của các đối thủ như: Nokia,
BlackBerry
5.
Sự thiếu
hụt linh kiện cho smartphone/tablet của đối thủ Apple.
|
Đe doạ
1. Gặp rắc rối liên quan liên quan đến bằng sáng
chế với các đối thủ (đặc biệt là Apple)
2. Sự phát triển mạnh mẽ và cạnh tranh gay gắt
của các đối thủ khác ngoài Apple trong lĩnh vực smartphone/tablet (Sony, HTC,
Microsoft với
Windows Phone, Google với Nexus, Amazon với Kindle)
3.
Apple
đang muốn giảm sự phụ thuộc vào chip Samsung trong các sản phẩm
smartphone/tablet
4. Kinh tế toàn cầu dự đoán tiếp tục tăng trưởng
thấp hoặc sẽ suy thoái và lan rộng
5.
Mối đe
doạ thật sự từ các sản phẩm của Trung Quốc với giá rẻ hơn nhiều đang chiếm
lấy một thị phần không nhỏ tại thị trường lớn nhất thế
|
|
6. Còn nhiều phân khúc sản phẩm mà các đối
thủ/đối
thủ trực tiếp đang
bỏ trống
7. Yếu tố chính trị (cùng là châu Á nên người
dùng có thiện cảm hơn so với các hãng phương tây), tương đồng văn hóa, yếu tố
địa lý.
8. Yếu thế của các đối thủ trong khả năng vươn
tới các thị trường xa,mới.
9. Thị trường
đang tăng trưởng
10.
Sự không
ủng hộ về pháp lý cho đối thủ tại 1 số quốc gia
|
giới.
|
||
Điểm mạnh
1. Đang chiếm lĩnh thị trường smartphone lớn nhất
(31%)
2. Luôn duy trình đầu tư cho R&D cao
(6% trên tổng doanh thu, cao hơn Apple chỉ 2,2%)
3.
Thương
hiệu
Samsung trên toàn cầu thường xuyên được quảng bá và tăng
trưởng (năm 2012, Samsung nẳm trong top 10 thương hiệu có giá trị nhất thế
giới)
4. Là nhà sản xuất hàng đầu về màn hình, thiết bị
bán dẫn
|
1. Đột phá với những tính năng mới, thoả mãn yêu
cầu người dùng (sạc không dây cho smartphone, stylus pen, màn hình dẻo
AMOLED, màn hình cảm ứng lớn, bản phím QWERTY lớn)
2. Sản xuất thiết bị smartphone/tablet có chất
lượng màn hình cao (là vấn đề mà người tiêu dùng quan tâm nhất)
3. Chiếm lĩnh phân khúc khách hàng của Apple (do
sự trung thành đang giảm dần)
4. Tăng cường quảng bá ở những thị trường mới
nổi/đông dân (đến Q2/2011, Samsung chiếm 45% số lượng tablet bán ra tại Ấn
Độ, hơn cả Apple; phát hành Samsung Galaxy Note II tại Ấn độ sớn hơn cả Châu
Âu)
5. Xây dựng thương hiệu đặc trưng như Apple đã
xây dựng với thương hiệu của mình nhằm nâng cao giá trị thương hiệu đối với
người tiêu dùng
6.
Đẩy mạnh
xây dựng và phát triển hệ sinh thái
|
1. Xây dựng chiến lược quảng bá nhấn mạnh vào các
sản phẩm đi đầu về công nghệ của Samsung
2. Cắt giảm chi phí, hạ giá thành linh kiện giúp
sản phẩm có giá cạnh tranh nhất so với đối thủ.
3. Đi tắt đón đầu trong việc mua lại các bằng
sáng chế liên quan đến công nghệ
smartphone/tablet
4. Quảng bá, phát triển mạnh thương hiệu Samsung
và chiểm lĩnh thị trường ở những quốc gia có hệ thống pháp lý tương phản với
US nhằm chống lại những rắc rối
liên quan đến bằng
sáng chế
5.
Tiếp tục
nghiên cứu,phát triển, đầu tư công nghệ và gia tăng sản xuất nhằm tiếp tục
dẫn đầu thị trường sản xuất màn hình và thiết bị bán dẫn, gia tăng sự phụ
thuộc của các đối thủ khác
|
|
“ecosystem” của Samsung lên một tầm cao mới (nơi TV, màn
hình, tủ lạnh, smartphone, tablet của Samsung đã chiếm 1 thị
phần rất lớn trên thế giới)
|
|||
Điểm yếu
1. Vẫn bị xem là theo đuôi trong việc tìm kiếm và
đáp ứng nhu cầu của khách
hàng/thị trường
2. Sản phẩm smartphone có mặt ở quá nhiều phân
khúc gần nhau (dẫn đến tình trạng cạnh tranh làm giảm doanh thu lẫn nhau)
3. Phụ thuộc nhiều vào phầm mềm của các
đối
tác khác
|
1. Ở từng phân khúc đặc, tạo sự khác biệt trong
các sản phẩm (Samsung Galaxy S3, Galaxy Note, Galaxy Tab 7, Galaxy 2 sim,
Galaxy mini) so với các sản phẩm hiện có trên thị trường.
2. Tạo sự khác biệt giữa các sản phẩm Samsung so
với các hãng khác (cùng hệ điều hành) thông qua việc thay đổi giao diện người
dùng giúp thoã mãn nhiều hơn nhu cầu của người dùng (giao diện
TouchWiz), quản lý phần mềm đặc trưng (Samsung Apps)
3.
Loại bỏ một
số sản phẩm nằm gần nhau trong phân khúc khách hàng để tập trung nhiều hơn
cho mảng smartphone
|
1.
2.
3.
4.
|
Nắm rõ tính pháp lý của từng quốc gia/thị trường để có
thể chiến thắng (thua ở Mỹ, thắng ở Anh, Nhật, Hàn Quốc)
Tập trung vào chiến lược giá của các sản phẩm đề phù hợp
với từng phân khúc thị trường
Tìm kiếm các khách hàng m ới trong lĩnh vực sản xuất và
tiêu thụ chip di động Samsung
Hạn chế sử dụng các
công nghệ đã được đăng ký bản quyền từ đối thủ cạnh tranh ở những thị trường
có luật sở hữ trí tuệ cao; kết hợp thoả thuận hợp tác ở từng thị trường cụ
thể để cùng nhau có lợi, chia sẻ thị trường
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét