B. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
1/ Môi trường toàn cầu:
Hiện nay quá trình toàn cầu hóa diễn ra ngày càng nhanh, và cũng
ngày càng có nhiều vấn đề toàn cầu xuất hiện ảnh hưởng không nhỏ đến các ngành
kinh doanh. Nhiều vấn đề toàn cầu nổi lên như ô nhiễm môi trường, khủng bố,
khủng hoảng tài chính thế giới, sự giao lưu ngày càng nhiều hơn giữa các nền
văn hóa trên thế giới. Và đối với ngành công nghệ thông tin thì những vấn đề
trên ảnh hưởng không nhỏ đến viêc kinh doanh của họ. Rào cản thương mại quốc tế
đã giảm đi đáng kể so với những năm gần đây. Nhiều hiệp ước chung về thuế quan
và mậu dịch đã được ký kết và đặt biệt đã có rất nhiều nước cùng tham gia vào
tổ chức thương mại thế giới WTO. Đó là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp
tìm cho mình những cơ hội làm ăn mới nhưng cũng là đe dọa bởi sự gia nhập của
các tập đoàn nước ngoài, đặc biệt các tập đoàn lớn vào khu vực, tăng sức ép
cạnh tranh. Tuy nhiên các quốc gia vừa muốn hội nhập kinh tế vừa muốn bảo vệ
thị trường trong nước. Vấn đề ô nhiễm môi trường, giảm lượng khí cacbon và các
rác thải, đặc biệt là rác công nghệ đặt ra một vấn đề cho các công ty phần mềm
phải sản xuất ra những sản phẩm xanh, thân thiện hơn với môi trường, giảm lượng
khí thải độc hại,... Các vấn đề như ,sự nóng lên toàn cầu,các vấn đề về sự lây
lan của dịch bệnh....điều này tạo ra những xu hướng hợp tác giữa các quốc gia
để giải quyết các vấn đề chung. Đi kèm với nó là xu hướng là hướng ra bên ngoài
để tiến hành liên doanh, liên kết, nhượng quyền, góp vốn...để không ngừng mở
rộng ,tiếp cận những thị trường mới,và giúp giải quyết vấm đề về khan hiếm
nguồn lực ,đặc biệt là nguồn lao động.
Công ty phải nắm bắt kịp thời những thay đổi trong môi trường
toàn cầu. Những thay đổi này đem lại cả cơ hội lẫn đe dọa, điều quan trọng là
công ty trong ngành phải nắm bắt được những cơ hội, đe dọa để đề ra các hướng
giải quyết tốt nhất.
2/ Môi trường vĩ mô:
a)
Môi trường nhân khẩu học :
Ảnh hưởng của hệ thống giáo dục Ấn Độ
Ấn Độ được hưởng lợi rất nhiều từ chính sách sử dụng nguồn
lực bên ngoài của các công ty CNTT Mỹ. Nhờ nguồn nhân lực dồi dào có chuyên môn
với chi phí thuê nhân công rẻ, Ấn Độ hiện chiến 65% các công việc thuộc về Công
nghệ thông tin thuê ngoài. Tuy nhiên có một vấn đề lớn đặt ra là nếu Ấn Độ
không sớm cải cách giáo dục và xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại thì trong tương
lai đây không còn là “thánh địa” của ngành gia công phần mềm nữa. Trong tương
lai, đây là trở ngại lớn cho các công ty Ấn Độ cạnh tranh với các nước khác như
Trung Quốc trong lĩnh vực gia công phân mềm. Theo dự kiến, nếu ngành gia công
phần mềm nước ngoài tiếp tục phát triển nhanh như dự kiến thì trong năm năm
tới, Ấn Độ có thể thiếu hụt 150.000 kỹ sư CNTT và 350.000 nhân viên kinh doanh.
Sinh viên Ấn Độ tốt nghiệp khoảng 350.000 kỹ sư mỗi năm, gấp
5 lần so với Hoa Kỳ. Toàn bộ quá trình CNTT và kinh doanh của đất nước gia công
phần mềm (BPO) hiện sử dụng ít hơn 700.000 người. Trong năm năm tới thì có vẻ
như lượng cung lao động lớn hơn rất nhiều so với cầu. Tuy nhiên, khoảng một
phần tư số sinh viên tốt nghiệp đại học Ấn Độ là phù hợp với yêu cầu của các
công ty đa quốc gia và các đối tác gia công phần mềm Ấn Độ. Kỹ năng nói tiếng
Anh yếu kém , chất lượng không đồng đều trong các chương trình giảng dạy.
Biểu đồ: Số sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT ở Ấn
Độ
Vấn đề này đặt ra cho các công ty Ấn Độ rất nhiều
thách thức, đặc biệt là các công ty hiện khách hàng lớn của nó là các công ty
nước ngoài đang sử dụng nguồn lực sẵn có của nó (các công ty công nghệ, các
công ty sản xuất ) và các công ty nước ngoài có thể xem xét đầu
tư ở nơi khác, đặc biệt là khi chi phí ở Ấn Độ bắt đầu gia tăng. Chính phủ cần
hợp tác với các công ty công nghệ Ấn Độ tham gia vào chương trình tái cơ cấu
lại hệ thống giáo dục và các công trình công cộng. Nếu các kỹ năng của sinh
viên tốt nghiệp các trường đại học ở Ấn Độ được nâng cao để đáp ứng các tiêu
chuẩn quốc tế thì lực lượng lao động của Ấn Độ có thể đáp ứng nhu cầu như dự
kiến. Trong thực tế, ngành công nghiệp gia công phần mềm của Ấn Độ có thể tăng
thêm $15.000.000.000-20.000.000.000 trong thập kỷ tới nếu các công ty Ấn Độ hợp
tác với nhau cùng giải quyết vấn đề.
b) Môi trường chính trị pháp luât :
b.1 “Tầm nhìn IT 3600” của
Chính phủ Ấn Độ.
Với quyết tâm biến đổi và tăng cường năng lực của chính phủ Ấn độ
thông qua ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), Đảng cầm quyền BJP đã đề xuất
một tầm nhìn mới về CNTT cho Ấn Độ mang tên là “Tầm nhìn IT 3600”.
.
Biểu đồ: Chi tiêu toàn cầu cho ngành CNTT
- Sez IT yêu cầu: các công ty IT có thể
thiết lập SEZ với diện tích tối thiểu là 10 ha và được hưởng một loạt các lợi
ích thuế và lợi ích tài chính. Cung cấp một môi trường ổn định kinh tế để thúc
đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa một cách nhanh chóng hiệu quả và không quá rắc rối,
Chính phủ Ấn Độ đã ban hành Đạo luật sez, mà nhận được sự đồng ý của Chủ tịch
Ấn Độ, ngày 23 tháng 6 năm 2005. The SEZ Act and the SEZ Rules, 2006 (“SEZ
Rules”) were notified on February 10, 2006. Đạo luật sez, 2006 đã được thông
báo vào 10 tháng 2 năm 2006. The SEZ Act is expected to give a big thrust to
exports and consequently to the foreign direct investment (“FDI”) inflows into India , and is considered to be one of the finest
pieces of legislation that may well represent the future of the industrial
development strategy in India .
Đạo luật sez dự kiến sẽ cung cấp cho một lực đẩy lớn cho xuất khẩu và kết quả
là tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài ("FDI") luồng vốn vào Ấn Độ, và
được coi là một trong những phần tốt nhất của pháp luật mà cũng có thể đại diện
cho tương lai của chiến lược phát triển công nghiệp ở Ấn Độ. The new law is
aimed at encouraging public-private partnership to develop world-class
infrastructure and attract private investment (domestic and foreign), boosting
economic growth, exports and employment. Các luật mới là nhằm khuyến khích quan
hệ đối tác công-tư để phát triển cơ sở hạ tầng đẳng cấp thế giới và thu hút đầu
tư tư nhân (trong nước và nước ngoài), thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu
và việc làm.
- Các công ty hoạt động trong
Khu Công nghệ Phần mềm (STPI) Đề án sẽ tiếp tục nhận được lợi ích về thuế đến
năm 2010. STP đề án cung cấp trang thiết bị cho ngành
công nghiệp IT, giúp họ thực hiện phát triển phần mềm và CNTT được kích hoạt
dịch vụ cho xuất khẩu 100% bao gồm các dịch vụ chuyên nghiệp. Theo Đề án, For that, data communication links have been
established, providing high speed connectivity.các ngành công nghiệp
CNTT được cung cấp giảm giá nhất định trong nhiệm vụ, các khoản thu và thuế.
STP đơn vị có thể tận dụng các lợi thế sau theo STP Đề án:
- Custom duty exemption
Tuỳ chỉnh miễn thuế
- Excise duty exemption
Miễn thuế môn bài
- Central Sales Tax
reimbursement Bán hàng Trung ương hoàn thuế
- Corporate tax
exemption on 90% export turnover as per Section 10A of Income Tax Act.
Công ty được miễn thuế trên 90% kim ngạch xuất khẩu theo mục 10A của Luật
Thuế thu nhập.
- Sales in Domestic
Tariff Area (DTA) upto 50% of the FOB value of exports permissible. Bán
hàng ở Khu vực thuế quan trong nước (DTA) tối đa 50% giá trị FOB của hàng
xuất khẩu cho phép.
- Tom.com-Trung Quốc
- Berlingske.dk-Đan Mạch
- Spiegel Online-Đức
- Zeit Online-Đức
- Zamalek Fans-Tiếng Ả-rập
- USA Today-Hoa Kỳ
- Focus Online-Đức
- La Información-Tây Ban Nha
- NouvelObs-Pháp
- Venezuela Tuya-Tiếng Tây Ban Nha
- Bild.de-Đức
- Machu Picchu-Tiếng Tây Ban Nha
Như vậy, các chính sách mới của Chính phủ Ấn Độ
góp phần đem đến môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng cho các công ty IT
như Khu kinh tế SEZ, luật canh tranh, quyền sở hữu trí tuệ bằng phát minh sáng
chế.... “ Tầm nhìn IT 3600” đã tạo nên tiền đề quan trọng cho các
công ty trong ngành phát triển mạnh mẽ trong tương lai, nâng sức cạnh tranh
trên thị trường quốc tế.
c) Môi trường văn hóa xã hội:
“Dòng chất xám chảy ngược”
“Dòng chất xám
chảy ngược” - những tài năng công nghệ gốc Ấn lần lượt rời bỏ Silicon Valley
bên Mỹ để về nước đầu, tạo cuộc bùng nổ công nghệ cao tại quê nhà, theo chân họ
là nguồn vốn. Năm ngoái người Ấn gửi về quê nhiều tiền nhất. Theo số liệu của
Ngân hàng Thế giới, kiều hối năm 2005 của Ấn Độ là 22 tỷ USD, gấp đôi năm 1995.
Bên cạnh có được nguồn vốn lớn từ Kiều Ấn, thì đi cùng với nó là được thừa
hưởng các tri thức mới, kinh nghiệm quản lý từ Trung tâm Công nghệ của thế
giới. Các công ty Ấn Độ có cơ hội tìm kiếm các nguồn vốn để mở rộng quy mô kinh
doanh của mình. Tuy nhiên, phần lớn khách hàng của các công ty công nghệ Ấn Độ
là Các khách hàng lớn từ Mỹ, thì liệu với dòng chất xám đang chảy ngược về quê
nhà, mà phần lớn những người này cũng đã đóng góp cho các công ty Mỹ, thì Chính
phủ Mỹ có thể ra các quyết định tác động trực tiếp đến nền kinh tế Ấn Độ, đặc
biệt là ngành dịch vụ CNTT, gia công phần mềm như “các công ty Mỹ đang sử dụng
nguồn công nghệ bên ngoài nơi không phải nước Mỹ sẽ không nhận được các lợi ích
về thuế”.
Bên cạnh lượng kiều hối được đầu tư vào Các công ty hiện có
trong ngành thì những Kiều Ấn này với kỹ năng và nguồn vốn hiện có, sẽ mở thêm
các công ty hoạt động trong lĩnh vực CNTT tạo sự phát triển mạnh cho ngành CNTT
Ấn Độ, đồng thời tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các công ty hiện có trong
ngành.
d) Môi trường kinh tế:
d.1/Chịu tác động từ suy
thoái của nền kinh tế Thế giới.
Do ảnh hưởng của suy thoái các công ty bắt đầu
cắt giảm các nguồn lực, họ sử dụng ít hơn các nguồn lực bên ngoài. Sự suy giảm
chi tiêu cho CNTT ảnh hưởng đến toàn bộ ngành công nghiệp. Ngay cả những
công ty lớn phải điều chỉnh để tốc độ tăng trưởng chậm hơn thông qua tổ chức
lại và chi phí ngăn chặn các sáng kiến. Đồng
thời chính sách của chính phủ Mỹ đã tuyên bố rằng các công ty Mỹ đang sử
dụng nguồn công nghệ bên ngoài nơi không phải nước Mỹ sẽ không nhận được các
lợi ích về thuế. Đã đặt ra rất nhiều thách thức cho ngành công nghiệp dịch vụ
CNTT. Các nền kinh tế toàn cầu suy yếu gây ra
các khách hàng để xem xét chi tiêu CNTT của họ cẩn thận hơn. Điều này
gây ra sự không chắc chắn nhiều hơn về doanh thu và thu nhập trên mỗi cổ phiếu.
Khách hàng vẫn còn đặt hàng nhưng đã bị trì hoãn
thực hiện. Lúc này, các công ty Ấn Độ phải đối mặt với sự dư thừa lao động
trong thời kỳ khủng hoảng.
d/2.Gian lận tài chính tại Satyam năm 2009.
Satyam là công ty phần mềm lớn thứ tư của Ấn Độ,
vụ gian lận tài chính của công ty này đã ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế Ấn
Độ nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung. Nó tác động đến những công ty
khổng lồ như GE, GM, Nestle… ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động hàng ngày của
đội ngũ khách hàng đông đảo kể trên của công ty cũng như quan hệ làm ăn giữa họ
với Satyam. Sau khi vụ việc bị đưa ra ánh sáng, các khách hàng của Satyam cố
gắng tìm hiểu xem vụ gian lận này có liên quan gì tới hoạt động của họ không,
và họ có phải chịu trách nhiệm gì hay không. , sau vụ này, nhiều khách hàng của
Satyam sẽ chuyển sang hợp tác với các đối thủ của Satyam như Infosys, TCS và
Wipro. Hiện Satyam là công ty dịch vụ thuê ngoài lớn thứ 3 tại Ấn Độ, sau ba
công ty nói trên. Vụ việc này cũng sẽ tác động tiêu cực tới cộng đồng doanh nghiệp
Ấn Độ trong bối cảnh kinh tế đi xuống như hiện nay. Các nhà đầu tư và khách
hàng có thể sẽ “xa lánh” các công ty Ấn Độ, nhất là những công ty có quan hệ họ
hàng và tăng trưởng nhanh như công ty Satyam.
e) Môi trường công nghệ: Sự phát triển vượt bậc của
thời đại công nghệ.
Với sự bùng nỗ của ngành CNTT như SOA, Web 2.0, lưới điện
toán…và những đổi mới trong công nghệ chi phí thấp mang lại nhiều cơ hội và
thách thức cho ngành công nghiệp IT Ấn Độ.
Các đặc điểm của Web 2.0:
- Web2.0 có vai trò nền
tảng, có thể chạy mọi ứng dụng.
- Tập hợp trí tuệ cộng
đồng.
- Dữ liệu có vai trò
then chốt.
- Phần mềm được cung
cấp ở dạng dịch vụ web và được cập nhật không ngừng.
- Phát triển ứng dụng
dễ dàng và nhanh chóng.
- Phần mềm có thể chạy
trên nhiều thiết bị.
- Giao diện ứng dụng
phong phú.
Công nghệ chỉ là "bề nổi" của Web 2.0, chính cộng
đồng người dùng mới là yếu tố nền tảng tạo nên thế hệ web mới. Việc chuyển từ
"duyệt và xem" sang "tham gia" là cuộc cách mạng thực sự,
dĩ nhiên nhờ có sự phát triển công nghệ giúp hiện thực khả năng này nhưng ở đây
muốn nhấn mạnh đến hành vi của người dùng đối với web. Hiện trạng phổ biến của
các website thế hệ 1.0 đó là chứa nhiều thứ phiền toái và làm việc chậm chạp,
dường như luôn muốn gửi đến người dùng thông điệp: đây là website của chúng tôi
chứ không phải của bạn. Căn nguyên của vấn đề có thể là do chủ sở hữu các
website cảm thấy họ "cho không" cái gì đó. Đôi khi chủ sở hữu website
cho rằng càng làm khó người dùng thì họ càng được lợi! Điển hình như một số
site cho bạn đọc đoạn đầu của bài viết rồi yêu cầu bạn phải đăng ký (có phí hay
không) để đọc nốt phần còn lại.
Dĩ nhiên, với sự phổ biến của các phần mềm máy chủ, trong đó
có cả phần mềm miễn phí như Apache thì người dùng có thể đưa lên web bất kỳ
thông tin gì. Tuy nhiên có nhiều yếu tố cản trở: kỹ năng tạo website, hạn chế
của nhà cung cấp dịch vụ Internet, việc bảo mật và kiểm duyệt... Về cơ bản, Web
2.0 trao quyền nhiều hơn cho người dùng và tạo nên môi trường liên kết chặt chẽ
các cá nhân với nhau. Giờ đây có nhiều ví dụ cho thấy cộng đồng người dùng có
thể đóng góp thông tin giá trị khi họ có phương tiện thích hợp. Wikipedia có lẽ
là ví dụ nổi tiếng nhất. Tuy có nhiều học giả không đánh giá cao Wikipedia,
nhưng họ quên một điều quan trọng: nó đủ tốt, miễn phí và nhiều người có thể đọc.
Ngoài ra còn có những ví dụ khác như các site Reddit và Digg để cho người dùng
quyết định thông tin gì là quan trọng, hay del.icio.us cho phép mọi người chia
sẻ những địa chỉ web hay. Web 2.0 cho phép mọi người có thể đưa lên mạng bất cứ
thông tin gì. Với số lượng người tham gia rất lớn, đến mức độ nào đó, qua quá
trình sàng lọc, thông tin sẽ trở nên vô cùng giá trị. Ở đây có sự tương đồng
với thuyết chọn lọc tự nhiên.
SOA là tập hợp các dịch vụ kết nối 'mềm dẻo' với nhau (nghĩa
là một ứng dụng có thể 'nói chuyện' với một ứng dụng khác mà không cần biết các
chi tiết kỹ thuật bên trong), có giao tiếp (dùng để gọi hàm dịch vụ) được định
nghĩa rõ ràng và độc lập với nền tảng hệ thống, và có thể tái sử dụng. SOA là
cấp độ cao hơn của phát triển ứng dụng, chú trọng đến qui trình nghiệp vụ và
dùng giao tiếp chuẩn để giúp che đi sự phức tạp kỹ thuật bên dưới. Thiết kế SOA
tách riêng phần thực hiện dịch vụ (phần mềm) với giao tiếp gọi dịch vụ. Điều
này tạo nên một giao tiếp nhất quán cho ứng dụng khách (client) sử dụng dịch vụ
bất chấp công nghệ thực hiện dịch vụ. Thay vì xây dựng các ứng dụng đơn lẻ và
đồ sộ, nhà phát triển sẽ xây dựng các dịch vụ tinh gọn có thể triển khai và tái
sử dụng trong toàn bộ quy trình nghiệp vụ. Điều này cho phép tái sử dụng phần
mềm tốt hơn, cũng như tăng sự linh hoạt vì nhà phát triển có thể cải tiến dịch
vụ mà không làm ảnh hưởng đến ứng dụng client sử dụng dịch vụ.
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông
tin, công ty trong ngành cần quan tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới và phát
minh ra những công nghệ tiên tiến để đáp ứng hơn nữa nhu cầu ngày càng cao của
khách hàng. Nếu làm được điều này, sẽ tạo ra cơ hội cho các công ty. Ngược lại
không bắt kịp công nghệ mới, công nghệ lạc hậu sẽ là mối đe dọa đến hoạt động
kinh doanh của công ty.
II/ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH VÀ CẠNH TRANH
1.Tổng quan về ngành:
Định nghĩa ngành:
Công nghệ thông tin (Information
Technology hay là IT) là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin
thông qua công cụ chủ yếu là máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu
trữ, bảo vệ, xử lý, truyền, và thu thập thông tin.
Theo cách phân loại của NASSCOM, ngành IT có 3 mảng chính:
Dịch vụ IT (IT services), BPO và sản phẩm phần mềm (Business Process
Outsourcing/BPO & software products) và Dịch vụ kỹ thuật (Engineering
services). Trong đó, dịch vụ IT là mảng chính, ba nhánh của dịch vụ IT là phát
triển áp dụng đặt hàng, hỗ trợ và quản lý áp dụng và đào tạo. Các phần quan
trọng khác là tư vấn IT, tích hợp hệ, dịch vụ hạ tầng (IS), outsourcing, tích hợp
và tư vấn hệ thống và kiểm tra phần mềm.
Biểu đồ: Doanh thu CNTT Ấn Độ theo các ngành
Trong số các dịch vụ ngành công nghệ thông tin cung cấp mang
lại thu nhập chính cho ngành là ngân hàng, dịch vụ tài chính và bảo hiểm
(BFSI-41%), công nghệ cao / viễn thông (20%), chế tạo (8%), bán lẻ (8%). Tiếp
theo là thông tin đại chúng, xuất bản và giải trí, xây dựng y tế, hàng không
vận tải.
Ranh giới ngành:
Ngành IT Ấn Độ hoạt động trong môi trường nội địa và xuất
khẩu ra các nước trên thế giới.
Xuất khẩu luôn là mũi nhọn của ngành phần mềm và dịch vụ. Tỷ
trọng IT-ITES so với thu nhập của IT-ITES thuộc công nghiệp phần mềm và dịch vụ
Ấn Độ tăng từ 74,5% năm 2001 - 2002 lên 78,9% năm 2008 - 2009. Tổng số doanh
thu xuất khẩu tăng từ 7,6 tỷ USD lên 46,3 tỷ USD năm 2008 - 2009.
Tỷ trọng của ITES - BPO xuất khẩu tăng gần gấp đôi trong giai
đoạn 2001 - 2002 đến 2008 - 2009. Tổng xuất khẩu tăng từ 1,5 tỷ USD năm 2001 -
2002 lên 12,7 tỷ USD năm 2008 - 2009. BPO hiện chiếm khoảng 27% tổng xuất khẩu.
Tuy nhiên, mảng tăng nhanh nhất là sản phẩm phần mềm.
Tăng trưởng xuất khẩu IT-ITES
Đơn
vị: %
Nhóm hàng
|
2003-2004
|
2004-2005
|
2005-2006
|
2006-2007
|
2007-2008
|
2008-2009
|
Dịch vụ IT
|
7,3
|
10,0
|
13,3
|
17,8
|
23,1
|
26,5
|
ITE S-BPO,
Sản phầm phần mềm,
|
3,1
|
4,6
|
6,3
|
8,4
|
10,9
|
12,7
|
Dịch vụ
kỹ thuật
|
2,5
|
3,1
|
4,0
|
4,9
|
6,4
|
7,1
|
Tổng số
IT-ITES
|
12,9
|
17,7
|
23,6
|
31,1
|
40,4
|
46,3
|
Nguồn:
NASSCOM
Mỹ và Vương quốc Anh là hai thị trường chính của xuất khẩu
phần mềm IT và dịch vụ. Tuy nhiên, thị phần của Mỹ đã giảm từ 68,3% năm 2005
xuống còn 60% năm 2008-2009, trong khi thị phần của thị trường Châu Âu tăng từ
23,12% lên 31% cùng kỳ. Các thị trường Châu Á, Thái Bình Dương cũng tăng trong
những năm qua. Như vậy, ngành này ngày càng được mở rộng được các thị trường
sẵn có và xâm nhập các thị trường mới.
Tỷ trọng thị trường xuất khẩu IT-ITES
Đơn vị: %
Thị trường
|
2005-2006
|
2006-2007
|
2007-2008
|
2008-2009
|
Mỹ
|
68,30
|
67,18
|
61,4
|
60
|
Châu Âu (bao gồm
Vương quốc Anh)
|
23,10
|
25,13
|
30,10
|
31
|
Các nước khác (bao gồm Châu Á TBD)
|
8,60
|
7,69
|
8,50
|
9
|
Nguồn:
NASCOM
Biểu
đồ: Doanh thu của ngành CNTT Ấn Độ theo địa lý.
Thị trường nội địa
Mặc dù lĩnh vực IT - BPO hướng về xuất khẩu, tiềm năng thị
trường nội địa cũng rất đáng kể. Doanh thu từ thị trường phần mềm và dịch vụ
nội địa tăng từ 2,6 tỷ USD năm 2001 - 2002 lên 12,4 tỷ U SD năm 2008 - 2009.
Tại thị trường IT-ITES nội địa, mảng dịch vụ IT chiếm phần
quan trọng nhất với tỷ trọng tăng từ 80,8% năm 2001 - 2002 lên 66,9% năm 2008 -
2009.
Mảng ITES - BPO có mức tăng đáng kể trong những năm qua với
thị phần tăng từ 3,8% năm 2001 - 2002 lên 15,3% năm 2008 - 2009.
Tăng trưởng thị trường nội địa IT-ITES
Đơn vị: %
Nhóm hàng
|
2003-2004
|
2004-2005
|
2005-2006
|
2006-2007
|
2007-2008
|
2008-2009
|
Dịch vụ IT
|
3,1
|
3,5
|
4,5
|
5,5
|
7,6
|
8,3
|
ITE S-BPO,
Sản phầm phần mềm,
|
0,3
|
0,6
|
0,9
|
1,1
|
1,9
|
1,9
|
Dịch vụ
kỹ thuật
|
0,4
|
0,7
|
1,3
|
1,6
|
2,2
|
2,2
|
Tổng số
IT-ITES
|
3,8
|
4,8
|
6,7
|
8,2
|
11,7
|
12,4
|
Mô tả ngành
Doanh số:
Ngành công nghệ thông tin của Ấn Độ (Information Technology -
Information Techonology-Enabled Services/IT-ITES) phát triển rất nhanh trong
những năm vừa qua và đạt được những thành tựu to lớn:
Ngành IT Ấn Độ đã tăng trưởng khá nhanh kể từ năm 2001 -
2002. Doanh thu của ngành công nghiệp này đã tăng từ mức 10,2 tỷ USD năm 2001 -
2002 lên 58,7 tỷ USD năm 2008 - 2009 với mức tăng hàng năm 26,9%. Mực dù bị ảnh
hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới, mức tăng vẫn đạt 12,9% năm 2008 -
2009.
Nguồn:
Hiệp hội Xuất khẩu phần mềm và tin học (NASSCOM)
-
Ngành này đóng góp 5,5% GDP của đất nước
Biểu
đồ: Đóng góp của của ngành công nghiệp CNTT cho GDP Ấn Độ
Số lượng công ty:
Thực tế, theo ước tính có khoảng 8.000 công ty CNTT ở Ấn
Độ. Ngoài ra cũng có hàng ngàn công ty khác, không phải công ty về
IT ở Ấn Độ và hầu hết trong số các công ty đó đều có bộ phận IT dù nhỏ
hay lớn.
Các Công ty tin học hàng đầu của Ấn Độ là Tata Consultancy
Services (TCS), Wipro Ltd., Infosys Techonologies Ltd., HCL Infosystems Ltd.,
Infosys Techonologies Ltd., Tech Mahindra, Patni Computer Systems, I-Flex
Solutions, MphasiS, IBM India, Larsen & Tourbo Ltd.,...Tập đoàn sản xuất
phần mềm Wipro tại Bangalore - một trong 7 tập đoàn phần mềm hùng mạnh nhất thế
giới.Tính đến tháng 12/2006 đã có hơn 400 công ty IT của Ấn Độ được cấp chứng
chỉ chất lượng (quality certification), trong đó 82 công ty được nhận chứng
chỉ SEI SMM cấp 5.
Các công ty phần mềm đa quốc gia như IBM, HP & Cognizant
cũng có mặt ở Ấn Độ và phát triển rất mạnh ở đây.
Biểu
đồ:Thị phần của các công ty CNTT Ấn Độ theo doanh thu
Các Thành phố Bangalore thuộc Bang Karnataka và Hyderabad
thuộc Bang Andhra Pradesh ở phía Nam Ấn Độ được coi là các thủ phủ tin học
“Thung lũng Silicon” của Ấn Độ.
Phân tích chu kì ngành
- Sự tăng cung: Tổng số lao động làm việc trong ngành công
nghệ thông tin là 2,2 triệu người năm 2008 - 2009, so với mức 0,52 triệu người
năm 2001 - 2002. Như vậy, tạo thêm việc làm cho 1,68 triệu người trong giai
đoạn trên. Lao động gián tiếp là khoảng 8 triệu người năm 2008 - 2009. Tổng số
lao động năm 2008 - 2009 là 10,2 triệu người. Đáng chú ý lao động ngành này chủ
yếu là lao động bậc cao và được đào tạo tốt.
Từ một số ít ỏi các công ty trong ngành, Ấn Độ hiện nay có
khoảng hơn 8000 công ty. Hiện Ấn Độ đã và đang xây dựng các cơ sở nghiên cứu
chuyên sâu, các trung tâm nghiên cứu và các khu công nghệ cao. Sự cạnh tranh
giữa các công ty hiện rất gay gắt.
Trong thập niên vừa qua, doanh số ngành Outsource của Ấn đã
tăng gấp mười lần, chiếm hơn 80% khối lượng và giá trị Outsource trên toàn cầu.
Trong thập niên tới Ấn Độ có thể vẫn duy trì vị trí dẫn đầu vì ngành Outsource
của nước này vẫn đang tăng trưởng ở tỷ lệ hai con số; thậm chí những DN hàng
đầu như Wipro, Tata Consultancy và Infosys còn tăng trưởng nhanh hơn mức tăng
của thị trường. Mười năm trước ba công ty này chưa hề có mặt trên thị trường
chứng khoán nhưng nay giá trị cổ phiếu của mỗi công ty đều đã vượt quá 20 tỷ
USD. Ấn Độ vẫn có thể thu được lợi ích lớn từ outsourcing vẫn bị cạnh tranh
mạnh từ các quốc gia phát triển ở Đông Âu, Châu Phi và đặc biệt là các nước
phát triển ở Nam Á như Việt Nam và Pakistan.
Sự tăng cầu: mức tiêu dùng IT trên toàn cầu đang tăng, trung
bình khoảng 7%/năm, đạt tới hơn 2 nghìn tỉ USD (2010), riêng ở Ấn Độ là 11%.
Ước tính, từ nay đến năm 2014, lĩnh vực IT ở Ấn Độ sẽ cần số thiết bị phần cứng trị giá khoảng 400 tỷ USD. Tính đến năm 2004 Ấn Độ cũng chỉ có 10 triệu máy vi tính, 30 triệu người sử dụng điện thoại cố định, 70 triệu điện thoại di động và 100 triệu ti vi trên tổng số hơn l tỉ dân(8)
Ước tính, từ nay đến năm 2014, lĩnh vực IT ở Ấn Độ sẽ cần số thiết bị phần cứng trị giá khoảng 400 tỷ USD. Tính đến năm 2004 Ấn Độ cũng chỉ có 10 triệu máy vi tính, 30 triệu người sử dụng điện thoại cố định, 70 triệu điện thoại di động và 100 triệu ti vi trên tổng số hơn l tỉ dân(8)
Hiện tại, chỉ 8% hộ gia đình ở Ấn Độ có máy tính cá
nhân, trong khi lượng điện thoại di động tăng mạnh, từ 1,4 chiếc/100 người năm
1995 lên 51 chiếc/100 người năm 2010. Ấn Độ đặt mục tiêu đưa Internet tới
250.000 làng trong tổng số 600.000 làng và cung cấp dịch vụ ngân hàng qua điện
thoại. Có thể thấy nhu cầu ngày càng tăng của thị trường IT Ấn Độ trong giai
đoạn này.
Cho đến cuối tháng 7 năm nay, số lượng khách hàng của ngành
điện tử viễn thông Ấn Độ đã đạt 480 triệu khách hàng, trong đó khách hàng thuê
bao điện thoại di động đạt 440 triệu khách, là thị trường có lượng thuê bao di
động lớn thứ hai chỉ sau Trung Quốc. Quy mô thị trường liên quan đến dịch vụ
sản xuất phần mềm khá lớn. Hiện tại các nhà kinh doanh điện tử viễn thông lớn
tại Ấn Độ về cơ bản đã tiến hành sản xuất phần mềm với các lĩnh vực như hóa
đơn, quản lý cơ sở hạ tầng và dịch vụ khách hàng. Cùng với việc khai thác ngành
tài chính, bán lẻ đối với thị trường nông thôn và việc xây dựng ngày càng nhiều
sân bay, cảng và đặc khu kinh tế, dự tính nhu cầu xuất khẩu phần mềm ngành IT
của Ấn Độ sẽ ngày càng mở rộng.
Thị trường thế giới ( có sự dịch chuyển từ Mĩ, Châu Âu sang
các nước Châu Á và Châu Phi) ngày càng gia tăng về cầu đối với IT do đó có thể
thấy lượng cầu về IT sẽ tăng rất lớn trong gian đoạn này.
Tuy nhiên, suy thoái năm 2008-2009 làm cho nhu cầu về ngành
IT giảm xuống, các công ty cố gắng cắt giảm và tiết kiệm chi phí. Năm 2010, thị
trường đã có dấu hiệu phục hồi trở lại, bắt đầu có tăng trưởng.
- Ngành IT Ấn Độ đang
nằm trong giai đoạn tăng trưởng.
- Vấn đề trong giai đoạn này:
+ Trong khi nhiều khu vực khác của nền kinh tế Ấn Độ vẫn
còn kém phát triển thì sự bùng nổ của khu vực IT có thể thiếu những sự hậu
thuẫn vững chắc. Thực tế hiện nay Ấn Độ cần có sự đầu tư đầy đủ để phát triển
nguồn nhân lực, và phát triển các ngành chế tạo cũng như nông nghiệp để tạo
điều kiện cho nhân lực của Ấn Độ phát triển và để hậu thuẫn cho khu vực IT.
Nếu không thì sự bùng nổ của khu vực IT Ấn Độ cũng khó duy trì được lâu dài.
+
Giảm tăng trưởng trong thời kì suy thoái và tăng trưởng chậm hơn sau suy thoái.
2. Mô hình 5
lực lượng cạnh tranh
Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng:
Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng có thể chia làm 2 loại: các
công ty liên quan đến phần cứng máy tính nhưng có ý định và có đủ khả năng gia
nhập vào ngành phần mềm hoặc các công ty ngoài ngành IT. Các công ty này nhận
thấy sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành trong giai đoạn hiện nay cùng với
muốn gia nhập vào ngành này không yêu cầu vốn quá cao, chỉ cần có một số ít
người cũng có thể thành lập công ty nên họ đang cố gắng gia nhập ngành. Với các
công ty có tiềm lực to lớn ví dụ như: Intel, Dell,… nếu họ có ý định gia nhập
ngành họ sẽ thực sụ trở thành một mối đe dọa cho các công ty trong ngành.
Các rào cản nhập cuộc bao gồm:
Sự trung thành nhãn hiệu: Danh tiếng hiện nay của một số công
ty phần mềm thì nổi tiếng trên toàn thế giới như Wipro, Infosys, TCS… . Với các
sản phẩm chất lượng cao, chi phí hợp lý, đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng
toàn cầu, các công ty IT đã có một số lượng lớn khách hàng trung thành. Ví dụ
như công ty Bristish Telecome sau lần đầu tiên mua sàn phẩm của Infosys vào năm
1999, đến nay đã là khách hàng trung thành của Infosys do công ty liên tuc được
đổi mới và cải tiến sản phẩm, dịch vụ hậu mãi tốt…Mọi sản phẩm liên quan đến IT
công ty đều đặt hàng Infosys mà không phải là bất kỳ công ty nào khác. Dù một
số công ty khác đưa ra mức giá tốt hơn, thời gian giao hàng nhanh hơn hoặc liên
tục quảng cáo để cạnh tranh nhưng chưa ai có thể vượt mặt được Infosys. Ngoài
ra, tâm lý của khách hàng trong ngành IT chỉ chuộng những sản phẩm của những
tập đoàn có kinh nghiệm trong ngành bởi sự uy tín và các dịch vụ kèm theo. Do
đó, sự trung thành nhãn hiệu này gây ra một điều hết sức khó khăn cho các công
ty muốn gia nhập ngành do rất khó để xóa đi sở thích của khách hàng.
Lợi thế chi phí tuyệt đối: các công ty trong ngành có một lợi
thế về khả năng điều hành sản xuất nhờ kinh nghiệm quá khứ, kiểm soát các đầu
vào đặc biệt và có thể tiếp cận các nguồn vốn rẻ hơn. Các công ty hiện có trong
ngành có rất nhiều kinh nghiệm với bề dày lịch sử hoạt động trên hàng chục năm
nên họ có thể điều hành tốt hoạt động của mình vượt qua giai đoạn khó khăn hiện
nay. Các công ty hiện có cũng có một số lượng nhà cung cấp cũng như đối tác
đông đảo, có một hệ thống phân phối rộng lớn và chuyên nghiệp, có thể huy động
một lượng vốn lớn và đã tìm kiếm được các nguồn đầu vào với chi phí thấp,… Đặc
biệt các công ty lớn có đội ngũ nhân viên với tay nghề cao, số lượng lên đến
hàng chục nghìn người, có các trung tâm tuyển dụng và đào tạo nhân viên nổi
tiếng thế giới… Do đó, đây là một rào cản cao mà các công ty muốn gia nhập
ngành phải đối mặt.
Tính kinh tế theo quy mô: Các công ty trong ngành, đặc biệt
là các công ty lớn như Wipro, TCS, Infosys… không những có những chi nhánh ở
trong nước mà còn có các công ty con vươn ra toàn thế giới, do đó họ có tính
kinh tế theo quy mô lớn. Họ có thể tiết kiệm chi phí nghiên cứu và phát triển,
sản xuất do yêu cầu một số sản phẩm là giống nhau nên họ có thể áp dụng hoặc
chỉnh sửa một ít. Hoặc họ được các nhà cung cấp chiết khấu khi mua hàng với số
lượng lớn… Do đó, các công ty mới muốn gia nhập ngành phải chấp nhận mạo hiểm
để nhập cuộc với quy mô lớn và chịu chi phí vốn lớn hoặc mất lợi thế về chi
phí. Đặc biệt họ phải đối mặt với sự trả đũa của các công ty trong ngành.
Chi phí chuyển đổi: các công ty muốn gia nhập cũng phải đối
mặt với việc này. Do các công ty muốn thay đổi hệ thống công nghệ thông tin ví
dụ như các phần mềm mà họ đang sử dụng, đặc biệt là các công ty lớn thì khi
thay thế họ sẽ rất tốn kém. Có thể mất các chi phí như chi phí chuyển đổi phần
mềm, hoặc thay đổi cả phần cứng để tích hợp được với phần mềm đó, chi phí đào
tạo lại nhân viên để sử dụng chúng, chi phí bảo mật… Do đó, các công ty thường
ngại thay đổi nếu sản phẩm của công ty mới gia nhập thực sự xuất sắc hoặc mang
lại những giá trị mà sản phẩm hiện tại không có.
Quy định của chính phủ : Các sản phẩm trong ngành IT đòi hỏi
phải đảm bảo chất lượng đới với người tiêu dùng. Do đó yêu cầu từ phía chính
phủ về bản quyền sáng chế, bảng quyền, tính bảo mật cũng là rạo cản đối với
những người mới nhập ngành. Ngoài ra chính phủ yêu cầu mỗi công ty lớn nhỏ phải
bỏ ra 2 % doanh thu để đầu tư làm mới những phần mềm công nghệ thông tin. Và
các công ty có vốn đầu tư nước ngoài phải bỏ ra 2-5 % đầu tư cho R&D. Nêu
không sẽ khó khăn về việc cấp giấy phép kinh doanh.
à Xét toàn diện thì rào cản nhập cuộc là Trung
bình.
Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành:
Các công ty trong ngành hiện nay cạnh tranh hết sức khốc
liệt.
- Cấu trúc cạnh tranh: có thể xem ngành IT Ấn Độ là một ngành
phân tán. Số lượng công ty trong ngành là rất lớn nhưng không có công ty nào
đứng đầu trong lâu dài. Ngành này được định vị là có chi phí thấp, ít tạo sự
khác biệt trong sản phẩm và dịch vụ.
Có thể chia ra 2 loại:
+ Các công ty lớn, nổi tiếng, lâu
năm: Một số công ty lớn dẫn dắt ngành như Wipr, Infosys, TCS chiếm thị phần
khoảng hơn 30%. Các công này là những công ty dẫn dắt ngành, thường tập trung
vào giai đoạn R&D, nắm giữ nhiều bải quyền hợp pháp, chú trọng vào các dịch
vụ giá trị gia tăng cho khách hàng.. Họ có một nguồn lực rất lớn do đó họ
thường cạnh tranh dựa vào chất lượng sản phẩm và các dịch vụ gia tăng.
+ Các công ty nhỏ, mới thành lập và
chưa có nhiều danh tiếng cũng như nguồn lực: có khoảng hơn 8000 công ty, chiếm
khoảng 50% thị phần còn lại. Các công ty này thường ít có sự khác biệt về sản
phẩm, thường cạnh tranh với nhau về giá. Do số lượng công ty rất đông nên sự
cạnh tranh là rất dữ dội, có rất nhiều công ty bị thua lỗ hoặc phá sản.
- Các điều kiện nhu cầu: nhu cầu của
khách hàng về các sản phẩm liên quan đến IT ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ,
không ngành nào, công ty nào hoạt động mà không cần đến công nghệ thông tin
trong thời đại hiện nay. Do đó, các công ty trong ngành giảm bớt đi được sự
cạnh tranh với nhau. Tuy nhiên, từ năm 2008 đến nay, cả thế giới phải đối mặt
với suy thoái kinh tế, tất cả các công ty đều bị ảnh hưởng, dẫn đến hạn chế
cũng như cắt giảm chi tiêu cho mọi hoạt động (kể cả IT) nếu chưa cần thiết nên
nhu cầu cũng bị cắt giảm đi. Điều này lại khiến cho các công ty IT cạnh tranh
với nhau rất mạnh để có được khách hàng trong thời kì suy thoái và hậu suy
thoái.
- Rào cản rời ngành: là trung bình.
Nếu các công ty muốn rời ngành, họ có thể bán trang thiết bị của họ ( hầu hết
là máy tính) cho các công ty khác. Việc này không quá khó khăn. Ngoài ra, cơ sở
vật chất trong ngành này không đòi hỏi quá nhiều do đó, nếu một công ty rời
ngành thì cũng không quá vất vả để chuyển giao lại quyền sở hữu. Bên cạnh đó,
nếu một công ty phải trả chi phí trợ cấp và bảo hiểm cho nhân viên thất nghiệp
thì nó cũng không quá lớn. Do đó, họ sẽ dễ dàng rời ngành nếu cảm thấy quá khó
khăn
à Ảnh hưởng của lực lượng cạnh tranh trong ngành: Rất cao
- Sức
mạnh thương lượng của nhà cung cấp:
- Nhân viên/ Chuyên gia: ngành công nghệ
thông tin của Ấn Độ đang phải đối mặt với sự thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân
lực chất lượng cao. mỗi năm Ấn Độ cần khoảng 350.000 kỹ sư máy tính trong khi
đó nhu cầu thị trường chỉ đáp ứng được 150.000 người. Mặc dù số lượng sinh viên
tốt nghiệp và kỹ sư ngày càng đông nhưng họ không được trang bị đủ các kỹ năng
cần thiết, dẫn tới việc chất lượng của đội ngũ lao động ngày càng giảm. Do đó,
những nhân viên IT đặc biệt là các chuyên gia có một sức mạnh thương lượng rất
lớn đối với các công ty. Họ có thể yêu cầu công ty cung cấp môi trường làm việc
thuận lợi, mức lương cao, các yêu cầu về đào tạo và hỗ trợ… Tuy nhiên, trong
giai đoạn suy thoái hiện nay, có ngày càng nhiều nhân viên bị cắt giảm hoặc sa
thải, do đó đã giúp giảm bớt năng lực thương lượng của những nhà cung cấp này.
- Những nhà cung cấp khác: sức mạnh của họ với các công ty IT không
quá lớn. Do số lượng các công ty gia công phần mềm hiện nay là rất nhiều,
đặc biệt là các công ty đến từ các nước như Trung Quốc, Paskitan, Việt
Nam… nên họ không nắm giữ phần lớn sức mạnh bằng các công ty IT. Cùng với
sự phát triển của Internet và các phương tiện truyền thông thì việc tìm
kiếm một nhà cung cấp mới hiện nay là không quá khó. Sản phẩm của các nhà
cung cấp cũng không quá khác biệt để có thể gây tốn kém cho công ty IT. Do
đó khó tạo cho nhà cung cấp hiện tại những áp lực nhất định như về giá cả
và các hợp đồng dài hạn.
à Năng lực thương lượng của nhà cung cấp:Trung bình
- Năng lực thương lượng của người mua:
Đối với sản phẩm trong lĩnh vực phần
mềm, khách hàng dường như cân nhắc rất kĩ khi lựa chọn một sản phẩm. Họ thường
suy tính rất kĩ càng: nào là quyết định áp dụng, triển khai, nâng cấp, dịch vụ
trợ giúp sau bán hàng,giá cả sản phẩm... Giới quản lý cao cấp của các doanh
nghiệp dường như vẫn rất lo âu về những điều này nên khi mua 1 sản phẩm phần
mềm họ thường cân nhắc rất kĩ và thường dựa trên kinh nghiệm bản thân, tham
khảo qua những lời giới thiệu, những tiến cử chuyên nghiệp. Từ đó, chọn lọc để
lựa chọn được sản phẩm vừa ý. Bên cạnh đó, với số lượng đông đảo các công ty
cung cấp phần mềm hiện nay, khách hàng không những lựa chọn sản phẩm phù hợp
với yêu cầu mà họ còn đòi hỏi những tính năng và ứng dụng bổ sung, yêu cầu một
mức giá thấp hơn và nhiều dịch vụ hẫu mãi hơn... Các công ty IT buộc phải tìm
cách thõa mãn tất cả yêu cầu từ phía khách hàng nếu không muốn mất khách hàng
của mình.
Thêm vào đó, từ năm 2008 đến nay, do
cuộc khủng hoảng kinh tế đã dẫn đến suy giảm rất lớn chi tiêu CNTT, đặc biệt
ngành CNTT Ấn Độ phụ thuộc vào Mỹ và các dịch vụ ngân hàng, tài chính, bảo hiểm
( chiếm khoảng %) nên khách hàng hiện nay có một sức mạnh rất lớn trong việc
mua bán các sản phẩm IT.
à Năng
lượng thương lượng của người mua trong ngành IT Ấn Độ :Cao.
- Các sản phẩm thay
thế:
- Sản phẩm IT của các
nước khác như Đông Âu, Philippines và Trung Quốc, Paskitan đang nổi lên và
đang đặt ra mối đe dọa cho ngành công nghiệp CNTT Ấn Độ vì lợi thế chi phí
của họ. Ví dụ ngành công nghiệp phần mềm Trung Quốc có giá nhân công rẻ. Ở
Trung Quốc lương tháng cho một chuyên gia phần mềm cao cấp là 3000 đến
5000 USD, trong khi con số này ở Ấn Độ là 8000 đến 10000 USD. Họ cũng có
các trung tâm nghiên cứu lớn, môi trường làm việc ngày càng được cải thiện
và nâng cao, sử dụng tiếng Anh cũng tốt hơn… Do đó, chi phí cho một sản
phẩm phần mềm sẽ thấp hơn nhưng chất lượng có thể tương đương. Đây là một
đe dọa cho ngành IT Ấn Độ. Tuy nhiên, điều này sẽ có tác động trong trung
và dài hạn bởi vì các quốc gia kể trên nói chung vẫn chưa thể đạt trình độ
ngang bằng vượt qua Ấn Độ trong lĩnh vực IT trong thời gian sắp tới bởi vì
Ấn Độ đã đi trước những nước đó trong nhiều năm nên đã tích luỹ được nhiều
kinh nghiệm cũng như khả năng nắm bắt những xu thế mới của ngành.
- Sản phẩm phần mềm của
các nước phát triển như Mỹ thì giá quá cao nên cũng hạn chế phần nào sự
lựa chọn của khách hàng với chúng. Tuy nhiên, các sản phẩm này lại có chất
lượng rất tốt, các công ty của Mỹ đã phát triển chi nhánh của nó trên toàn
thế giới, kể cả Ấn Độ nên đã giảm bớt phần nào chi phí. Do đó, có thể xem
là đe dọa với ngành IT Ấn Độ.
- Ngoài ra, các sản
phẩm thay thế các sản phẩm phần mềm hiện nay gần như là không có. Các công
ty hiện nay đều phải sử dụng các sản phẩm IT, khó thay thế các sản phẩm
này bằng con người hay yếu tố khác.
à Các sản phẩm thay thế: Trung bình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét