TRƯỜNG ĐẠO HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
Bài tập nhóm môn:
QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
TÊN
NHÓM
HEWLETT-PACKARD
Các thành viên:
1. Trần Văn Tám
2. Lê Duy Phúc
3. Hồ Văn Tư
4. Đặng Ngọc Thịnh
5. Phạm Hữu Huế
Lớp 33K2_TK
NHỮNG TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐẾN
LĨNH VỰC KINH DOANH
CÔNG TY HEWLETT-PACKARD TRONG
GIAI ĐOẠN 2000-NAY
1. Môi trường vĩ mô
1.1. Môi trường kinh tế
*
Tổng quan tình hình
Nền kinh tế Hoa Kỳ
được xem là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới. Các doanh nghiệp
trong nước chủ yếu là theo định hướng thị trường mà hầu hết các quyết định và
các hoạt động được phát triển bởi những người chủ.
Nền kinh tế Mỹ năng
động như vậy chủ yếu là do lĩnh vực kinh doanh phong phú và đa dạng của nó. Một
trong những lĩnh vực quan trọng nhất trong cả nước là ngành công nghiệp sản
xuất. Tuy nhiên có một số vấn đề kinh tế ở Mỹ có thể ảnh hưởng đến kế hoạch
tăng trưởng và chiến lược của nền kinh tế. Một trong những vấn đề này là mức độ
đáng kể tỷ lệ thất nghiệp trong nước, ngoài ra, có một tỷ lệ đáng kể thanh niên
Mỹ không tốt nghiệp.
Trong giai đoạn từ
2002 - 2011, về kinh tế, có một số vấn đề nổi trội nhất được đề cập đến đó là:
+ Năm 2002:
Sau năm 2000, kinh
tế toàn cầu giảm sút, đặc biệt là từ sau sự kiện khủng bố 11/9 tại Mỹ, giá dầu
thế giới càng giảm mạnh hơn. Năm 2001 mỗi thùng dầu chỉ còn 20 USD một thùng,
giảm 35% so với trước. Nhu cầu nhiên liệu giảm mạnh cũng góp phần vào sự giảm
giá dầu. Cho đến năm 2002 thì nền kinh tế thế giới vượt qua các cuộc khủng
hoảng dầu và đi vào phục hồi.
+ Năm 2003
-2008:
Trong khi năm 2002
thì giá dầu tụt dốc nhanh chóng thì đến năm 200 3 thì giá dầu đã nhanh chóng
tăng trở lại và tăng liên tục cho đến năm 2008 thì mới có dấu hiệu chững lại.
Trước sự bất ổn của giá dầu không theo đã tác động mạnh đến mọi mặt của nền
kinh tế các nước trên toàn cầu. Dưới tác động của mùa đông khắc nghiệt Quản trị
tài chính nâng cao 2005 - 2006 ở châu Âu và Bắc Mỹ cũng như những bất ổn chính
trị tại Irắc, Iran, xung đột giữa Ixaren và các lực lượng hồi giáo cực đoan,
giá dầu mỏ năm 2006 đã ngày càng tăng đến những mức kỷ lục mới. Trên thực tế,
tháng 8/2006 giá dầu mỏ thế giới đã lên
đến gần 80 USD/ thùng, mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy sang tháng 9/2006 giá
dầu mỏ đã giảm xuống dưới 70 USD/ thùng, nhưng mức giá này vẫn cao hơn 17% so
với đầu năm 2006 và cao hơn 55% so với đầu năm 2005.
+ Năm 2008 – 2009:
Cuộc khủng hoảng
tín dụng khơi mào với sự kiện Ngân hàng Lehman Brothers tuyên bố phá sản ngày
17/9/2008 dẫn đến cuộc khủng khoảng kinh tế
- tài chính trên toàn thế giới
năm 2008-2009. Hàng loạt ngân hàng tuyên bố phá sản, bị mua lại hoặc bị kiểm
soát đặc biệt chỉ trong thời gian ngắn. Thế giới đã thực sự chao đảo, nghiêng
ngả bởi làn sóng sụp đổ của các nhà băng. Theo thống kê, từ cuối năm 2007 đến
giữa năm 2009 toàn thế giới đã có khoảng 33 ngân hàng ở các qui mô khác nhau bị
mua lại, 92 ngân hàng phải tuyên bố phá sản.
+ Năm
2010-2011:
Khủng hoảng kinh tế
thế giới xảy ra với hình thức mới. Đó là cuộc khủng hoảng nợ công. Không chỉ bó
hẹp trong phạm vi Hy Lạp, sang năm 2010, cuộc khủng hoảng nợ châu Âu lan rộng
sang Italy, Đức, Tây Ban Nha rồi Bồ Đào Nha…
Cuộc khủng hoảng nợ châu Âu khiến đồng tiền
chung khu vực lao đao so với đôla Mỹ. Tính đến tháng 5/2010, euro rơi xuống mức
giá thấp nhất suốt 4 năm so với USD vì các nhà đầu tư lo sợ sẽ có thêm nhiều
quốc gia đi vào vết xe đổ của Hy Lạp.
Trong khi nền kinh
tế Mỹ phục hồi chậm chạp và vẫn chưa có dấu hiệu khả quan thì vào tháng 8/2011
Quốc hội và chính phủ Mỹ đã đạt được
Thỏa thuận sẽ nâng mức trần nợ công lên thêm 2,4 nghìn tỉ USD, chia làm hai
giai đoạn, đổi lấy việc cắt giảm chi tiêu 917 tỉ USD trong 10 năm tới, kèm theo
chương trình giảm thâm hụt ngân sách 1,5 nghìn tỉ USD thông qua cải cách thuế
và cắt giảm các chương trình phúc lợi xã hội và bị tổ chức xếp hạng tín dụng
S&P hạ bậc tín nhiệm, từ đây chính phủ Mỹ chấp nhận chi phí cao hơn khi vay
mượn trên thị trường tài chính quốc tế. Trong quý đầu năm 2012 S&P cũng đã
hạ bậc tín nhiệm của 15/17 nước thuộc Eurozone.
Động đất, song
thần, thảm họa hạt nhân vào tháng 3 tại Nhật đã phá hủy thành tựu kinh tế của
Nhật trong gần 2 thập kỷ qua. Đẩy Nhật rơi vào tình trạng từ một nước viện trợ
ODA trở thành nước nhận viện trợ. Viện trợ, sản xuất và tiêu dùng từ Nhật suy
giảm đã khiến các nước phụ thuộc vào Nhật cũng rơi vào khốn đốn, càng kéo thế
giới lâm vào tình thế khó khăn hơn.
Cuộc khủng hoảng
kinh tế này đã kéo theo nhiều hệ lụy: lạm phát gia tăng, lãi suất cao dẫn đến
giá cả hàng hóa leo thang làm sụt giảm niềm tin của người tiêu dùng và nhà đầu
tư. Tác động mạnh mẽ đến sản xuất, đầu tư của doanh nghiệp, …khiến cho nền kinh
tế rơi vào tình trạng gần như đình trệ.
Tuy nhiên trong
hoàn cảnh khó khăn này thì Trung Quốc cũng như một số nước châu Á, đang có tốc
độ phát triển mạnh, đóng vai trò đầu tàu với hy vọng kéo nền kinh tế thoát khỏi
khủng hoảng.
* Ảnh hưởng đến ngành sản xuất máy tính và phụ
kiện.
Đe dọa: Có thể nói, khủng hoảng kinh
tế thế giới năm 2008 - nay là mối đe dọa lớn đến hầu hết các ngành kinh tế. Lạm
phát gia tăng, lãi suất cao dẫn đến giá cả hàng hóa leo thang, chi phí nguyên
vật liệu gia tăng, người dân thắt chặt chi tiêu hơn trong tiêu dùng khiến doanh
thu toàn ngành sản xuất máy tính và phụ kiện giảm, nhiều công ty máy tính đã
gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, huy động vốn.
Cơ
hội: Cuộc khủng hoảng là
thách thức to lớn đối với các công ty trên toàn thế giới nhưng cũng là cơ hội
cho những tập đoàn công ty máy tính lớn mạnh, hoạt động hiệu quả có điều kiện
để có thể mở rộng thị phần của mình hay thâu tóm những công ty đang trên bờ vực
phá sản.
1.2. Môi trường
nhân khẩu học
Tổng quan tình hình
* Dân số thế giới tăng nhanh
Trong 1 thập kỷ
qua, dân số thế giới tăng nhanh, đạt 7 tỷ người vào cuối năm 2011, dự đoán đạt
9 tỷ người vào năm 2050. Phần lớn việc
gia tăng dân số chủ yếu tập trung ở các nước đang phát triển, các nước này tăng
từ 5.3 tỷ và lên đến 7.8 tỷ trong năm 2050. Còn ở những nước phát triển thì mức
tăng ít thay đổi, duy trì ở mức 1.2 tỷ . Sự gia tăng này đã đè nặng gánh nặng
an sinh xã hội lên các nước càng làm trì trệ thêm sự phát triển kinh tế và chất
lượng cuộc sống.
Mức thu nhập và
chất lượng cuộc sống của con người này nay được nâng cao họ càng ngày càng quan
tâm đến sự phát triển của khoa học công nghệ và luôn muốn được sử dụng các sản
phẩm công nghệ mới. Phong cách làm việc của một bộ phận lực lượng lao động (đặc
biệt là đội ngũ nhân viên trí thức) cũng có nhiều thay đổi, thay vì làm việc
trên giấy tờ thì ngày nay con người làm việc với máy tính nhiều hơn, họ có thể
làm việc ở bất cứ nơi đâu với chỉ một laptop kết nối mạng internet. Sinh viên
ngày nay có nhu cầu cao trong việc sử dụng máy tính trong học tập và đời sống.
Con người cũng đặt ra các yêu cầu cao cho các sản phẩm công nghệ để đáp ứng nhu cầu sử dụng của họ.
* Ảnh hưởng đến ngành sản xuất máy tính và phụ kiện:
Cùng với sự gia tăng dân số, gia tăng thu nhập
và chất lượng cuộc sống cũng như thay đổi
trong văn hóa làm việc và học tập của một bộ phận lớn dân số đã mở ra một
thị trường lớn cho ngành sản xuất máy tính. Tuy nhiên với các yêu cầu
ngày càng cao của khác hàng cũng đặt ra cho ngành thách thức sản xuất ra các
sản phẩm hữu dụng và có chất lượng.
1.3. Môi trường
công nghệ
Tình hình công
nghệ
Thập kỷ đầu tiên
của thế kỷ 21 ghi nhận nhiều tiến bộ công nghệ có tính chất đột phá làm tái cấu
trúc và thay đổi bộ mặt của nhiều ngành, trong đó có ngành sản xuất máy tính và
phụ kiện.
Sự ra đời của kỹ
thuật sản xuất chip tích hợp transistor mật độ cao đã cho ra đời các bộ vi xử lý tốc độ lớn từ đây đặt
ra yêu cầu cho các nhà sản xuất máy tính tạo ra những sản phẩm đáp ứng được tốc
độ xử lý nhanh này.
Việc cho ra đời máy
tính bảng gọn nhẹ, tốc độ xử lý cao đã tạo ra một đe dọa lớn cho các sản phẩm
máy tính truyền thống.
Hệ điều hành Windown
7 và sắp tới là Windown 8 ra đời đã làm cho các máy tính cũ khó đáp ứng được
yêu cầu kỹ thuật của của các hệ điều hành này đã đặt ra yêu cầu đầu tư lớn vào
nghiên cứu và phát triển các sản phẩm máy tính mới đồng bộ hóa và tương thích
với các hệ điều hành này.
Ngoài hệ điều hành
thì công nghệ điện toán đám mây cũng đặt ra cơ hội và thách thức cho các nhà
sản xuất thiết bị mạng nói riêng và các nhà sản xuất máy tính nói chung.
1.4. Môi trường
chính trị pháp luật
Sở hữu tư nhân là
hệ thống thống lĩnh thị trường ở Hoa Kỳ. Hơn nữa, cả hai doanh nghiệp nhà nước
và tư nhân được cấp thẩm quyền ra quyết định phân cấp. Hệ thống tự do trong khu
vực doanh nghiệp Mỹ được thực hiện rõ ràng bởi số lượng của sản xuất và đầu ra của
doanh nghiệp tư nhân.
Chính phủ đóng một
vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của quốc gia. Một trong những vai trò
quan trọng của chính phủ trong kinh doanh là sự phát triển và thực thi pháp
luật liên quan đến kinh doanh khác nhau. Những luật này bao gồm kinh doanh và
bảo vệ quyền sở hữu vật chất và trí
tuệ cũng như cấm các hoạt động kinh
doanh được coi là không công bằng. Ngành sản xuất máy tính với đặc thù đầu tư
lớn vào R&D, liên tục đưa ra các sản phẩm mới nên việc bảo hộ bằng sáng chế
được đặt ra hàng đầu. Pháp luật ở Mỹ rất chặt chẽ và công bằng cũng đã tạo sự
yên tâm cho các nhà sản xuất máy tính tự do nghiên cứu và bán các sản phẩm hợp
pháp của mình.
2. Môi trường ngành sản xuất máy tính và phụ kiện
2.1. Phân tích
ngành theo mô hình 5 lực lượng cạnh tranh
2.1.1. Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng (Trung
bình)
Có một rào cản vừa
phải để đe dọa những công ty mới vì tính kinh tế theo quy mô đạt được bởi những
công ty hiện tại sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh của họ.
- Vốn cao : Bất kỳ doanh nghiệp mới nào muốn
thâm nhập vào thị trường đều cần có một số vốn lớn.
- Sản phẩm khác biệt: Công nghệ cần được cải
tiến liên tục để lấy sự chú ý của khách hàng.
- Chi phí chuyển đổi khách hàng trung bình :
Các nhà sản xuất máy tính đều có những tiêu chuẩn chung nhất định cho các sản
phẩm, điều đó chứng tỏ khách hàng dễ thay đổi máy tính của họ nhưng các mặt
hàng máy tính có giá cao nên cũng hạn chế việc chuyển sang sử dụng một máy tính
khác.
2.1.2. Năng lực thương lượng của người mua: (Trung
bình)
Các khách hàng cá
nhân chỉ có thể lựa chọn sản phẩm máy
tính trên thị trường với các mẫu mã và chất lượng khác nhau và họ hầu như không
có năng lực thương lượng với các nhà sản xuất. Tuy nhiên nhóm khách hàng tổ chức
mua hàng thường xuyên và số lượng lớn có khả năng tác động đến nhà sản xuất về
yêu cầu đối với các sản phẩm và mức giá họ sẵng sang chi trả. Vì thế nhận định
chung năng lực thương lượng của khách hàng ở mức trung bình.
2.1.3. Năng lực
thương lượng của các nhà cung cấp:(Cao)
Ngành sản xuất máy
tính yêu cầu các sản phẩm có chất lưọng và độ chính xác cao, tiêu chuẩn sản
phẩm của ngành cũng rất khắt khe nên chỉ có một số ít các nhà cung cấp đạt được
những tiêu chuẩn này để cung cấp các nguyên liệu đầu vào cho ngành( mainboard,
chip, ram...). Một số các nhà cung
cấp lớn và đáng tin cậy, công nhận và cung cấp nguyên
vật liệu chất lượng tốt như Foxconn, Intel, Hitachi. Họ có khả năng mặc cả về
giá, ví dụ như Intel hay Microsoft có thể đặt mức giá cao nhưng vẫn tiêu thụ
được hàng do bản chất mặt hàng có giá trị và không thể thay thể được bởi các
sản phẩm khác.
2.1.4. Mối đe dọa từ sản phẩm thay thế: (Thấp)
Máy tính là rất cần
thiết cho công việc và học tập của con người, với tầm quan trọng đó thì hiện
nay chưa có sản phẩm nào có thể thay thế được máy tính.
2.1.5. Sự cạnh tranh nội bộ ngành (Cao)
Các chi phí cố định
cao gây ra rào cản rời ngành cao cho các công ty hiện tại trong ngành. Sự thay
đổi nhanh chóng về công nghệ đã cuốn các công ty vào cuộc chạy đua phát triển
sản phẩm mới cũng như cạnh tranh về giá đã làm cho sự cạnh trang ngày càng khốc
liệt hơn.
- Hai công ty lớn
nắm giữ hai vị trí thị phần hàng đầu trong ngành công nghiệp phần cứng máy
tính.
IBM - R & D và tiếp thị mạnh.
- Là nhà sản xuất máy tính cá nhân đầu tiên
trên thế giới.
- Dịch vụ toàn cầu IBM - hỗ trợ khách hàng mạnh
mẽ.
DELL - Mô hình kinh doanh trực tiếp.
- Chi phí hàng tồn kho thấp, giới thiệu công
nghệ mới một cách nhanh chóng.
- Xây dựng lòng trung thành của khách hàng.
- Được xếp hạng thứ 1 trong thị phần máy tính toàn cầu năm 2011.
2.2. Xu hướng phát
triển
Với sự phát triển
như vũ bão hiện nay của khoa học công nghệ đã tạo ra tiền đề vững chắc để sản xuất ra các sản phẩm máy tính tốc độ nhanh và ngày càng hữu dụng hơn. Nhu
cầu ngày càng tăng và xu hướng sử dụng công nghệ cao tạo ra cơ hội lớn cho
ngành phát triển trong tương lai.
2.3. Thách thức
- Hoạt động của một công ty CNTT đòi hỏi nguồn
tài nguyên cần thiết (ví dụ như vốn, thời
gian, lòng trung thành, thương hiệu ưu tiên) vì thế đặt ra khó khăn
trong việc huy động vốn và xây dựng chính sách marketing để xây dựng thương
hiệu và tạo dựng long trung thành của khách hàng.
- Nền kinh tế
Mỹ rơi vào suy thoái đã làm giảm sức mua của người dân, ảnh hưởng xấu đến
doanh số chung toàn ngành.
- Sản xuất và phát triển các chiến lược cũng có
thể bị ảnh hưởng do lực lượng lao động hạn chế. Để tránh những công ty thua lỗ
chủ yếu do vấn đề lao động các công ty nên chọn chiến lược hiệu quả chi phí.
3. Chiến lược công ty HP
Qua nghiên cứu danh
mục sản phẩm và các hoạt động của HP trong 10 năm qua chúng tôi nhận định công
ty đang sử dụng chiến lược đa dạng hóa liên quan. Lĩnh vực sản xuất chính của
HP là sản xuất máy tính và máy in, trong suốt 10 năm qua HP đã tiến hành mua
lại và sáp nhập với các công ty lớn trong cùng lĩnh vực này, đặc biệt là sự
kiện sáp nhập với Compaq – một nhà sản xuất máy tính xách tay hàng đầu thế giới
đã gia tăng thị phần máy tính xách tay của HP lên đáng kể.
Ngoài ra HP cũng đã
mua lại nhiều công ty khác như công ty tư vấn công nghệ, công ty dịch vụ ảnh
trực tuyến, công ty dịch vụ mang... để bổ sung vào danh mục sản phẩm của mình
các sản phẩm mới và có chất lượng
hơn.
Để thực thi chiến lược này thông qua các hoạt động
sáp nhập và mua lại của HP yêu một lượng vốn lớn, đặt ra yêu cầu dự đoán ngân
quỹ chính xác và khả năng huy động vốn để không rơi vào tính trạng cạn kiệt
ngân quỹ và mất khả năng thanh toán. Việc HP mua lại một lượng lớn các công ty
cũng đặt ra yêu cầu cho việc quản trị và khai thác hiệu quả các công ty này do
sự khác biệt về văn hóa công ty cũng như phương thức quản lý và phân chia lợi
ích, nếu HP không khai thác được các công ty này một các hiệu quả để góp phần
nâng cao năng lực cạnh tranh của mình và phải khai tử nó sớm như một số công ty
máy tính gặp phải do các hoạt động mua lại ồ ạt thiếu suy tính chiến lược thì đây quả là một sự lãng phí lớn, các ảnh
hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh và
tình hình tài chính
của công ty.
Từ phân tích môi
trường thế giới và môi trường ngành và chiến lược công ty như trên thì nhận
thấy được HP có được những cơ hội và thách thức như sau:
CƠ HỘI
|
THÁCH THỨC
|
- Công ty có thể sử dụng
phương tiện phân phối khác như bán lẻ trên internet để có thể tăng thêm doanh
số bán hàng và tiếp cận thị trường.
- Việc sử dụng liên tục máy
tính và máy in của nhân viên văn phòng và các gia đình cho thấy nhu cầu về
các tiện ích này sẽ tăng trong nhiều năm nữa.
- Khả năng của công ty để
có được dữ liệu người tiêu dùng thích
hợp cho phép nó để phát triển sản phẩm dựa trên nhu cầu và sở thích của người
tiêu dùng hiện tại. Điều này cho phép HP phát triển sản phẩm mới cũng như
thiết lập sự hài lòng của khách hàng và lòng trung thành
|
- Lĩnh vực máy tính và máy in là cả hai ngành công nghiệp có tính
cạnh tranh cao. Trong ngành công nghiệp máy tính, Compaq, Dell và IBM là một
số trong những công ty lớn sản xuất các sản phẩm tương tự. Mặt khác, Epson và
Canon là các đối thủ mạnh nhất của HP trong ngành công nghiệp máy in.
- Rủi ro tiếp thị khác nhau cũng được xem là mối đe dọa cho công
ty. Mặc dù HP có thể áp dụng bất kỳ chiến lược tiếp thị và ảnh hưởng của nó
trên thị trường có thể khác nhau. Những hiệu ứng này phải được phân tích kỹ
lưỡng vì nó có thể ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả kinh doanh.
- Tình hình giá dầu tăng cao đã hưởng đến giá cả nguyên liệu đầu
vào trực tiếp ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và giảm tính cạnh tranh
của HP
trên thị trường.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét