GIAI ĐOẠN 2: NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI CỦA MÔI TRƯỜNG
I. GIỚI HẠN PHAM VI NGHIÊN
CỨU.
Hiện nay, May mặc là ngành công nghiệp toàn cầu, hầu hết các quốc gia đều
phát triển ngành may mặc của riêng mình. Một vài quốc gia là xưởng may của thế
giới như Indonesia, Philippines, Trung Quốc, Bangladesh, Hàn Quốc, Tây Ban Nha,
Đức, Brazil hay Ấn Độ. Có 5 quốc gia đã gây dựng được danh tiếng trên toàn cầu
trong lĩnh vực này là Pháp, Ý, Anh, Mỹ và Nhật. Thời gian gần đây có thêm một
số nhà thiết kế tài năng đến từ Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Ban Nha. Pakistan và Romania
cũng đang góp mặt vào danh sách này.
May mặc ở Mỹ:
Phần lớn các hãng thời trang Mỹ tọa lạc ở New York và Los Angeles, Los Angeles
cũng là nơi phần lớn các sản phẩm thời trang cao cấp của Mỹ ra đời. Ngoài ra, công
nghiệp may mặc cũng đang lớn mạnh ở Miami, Chicago, Dallas và đặc biệt là
Sanfrancisco.
May mặc ở
Anh: London là kinh đô lâu đời của ngành công nghiệp may mặc nước Anh. Thời trang Anh
đặc trưng bởi vẻ đẹp khá “thông minh”, có nhiều cách tân, là sự kết hợp của thời trang trong và ngoài nước, của phong cách
truyền thống với những kỹ thuật hiện đại. Trong đó, phong cách vintage có vai trò quan trọng trong thời trang Anh và ngành style. Các stylist thường
kết hợp cái cũ với cái mới, tạo nên một phong cách độc nhất đậm chất Anh và
bohemian mà nhiều nước khác học theo để áp dụng vào trang phục của mình. Một
đặc điểm khác của thời trang Anh là người Anh thường chọn cho mình những trang
phục khá trang trọng khi bước ra đường, những chiếc váy hoa, áo khoác tông màu
trầm thường được chọn nhiều hơn là những chiếc áo nhiều màu sắc.
May mặc ở Pháp: Nói đến nước Pháp xinh đẹp và rộng lớn, người
ta không chỉ nghĩ tới một Paris
hoa lệ, rực rỡ; một dòng sông Seine thơ mộng, trữ tình, bảo
tàng Louvre nổi tiếng mà ta còn biết đến những trung tâm mua sắm lớn vào
bậc nhất thế giới với những mặt hàng xa xỉ như: Chanel, Valentino, Doir,
Gucci…Từ những năm đầu của thế kỷ XX, các mặt hàng may mặc và mỹ
phẩm đánh giá đã bắt đầu xuất hiện và lan rộng trên thị trường thế giới với
sức ảnh hưởng lớn. Các mặt hàng sang trọng như nước hoa, nữ trang và y
phục thời trang ở đây đã chi phối xu hướng trên toàn cầu.
Nhờ thế mạnh này mà nước Pháp đã được cả thế giới biết đến với sự
ngưỡng mộ. Các mặt hàng này không chỉ có mặt ở châu Âu mà ngày nay
nó có mặt ở tất cả các nước trên thế giới, đem lại doanh thu không nhỏ cho
cán cân kinh tế nước Pháp.
tàng Louvre nổi tiếng mà ta còn biết đến những trung tâm mua sắm lớn vào
bậc nhất thế giới với những mặt hàng xa xỉ như: Chanel, Valentino, Doir,
Gucci…Từ những năm đầu của thế kỷ XX, các mặt hàng may mặc và mỹ
phẩm đánh giá đã bắt đầu xuất hiện và lan rộng trên thị trường thế giới với
sức ảnh hưởng lớn. Các mặt hàng sang trọng như nước hoa, nữ trang và y
phục thời trang ở đây đã chi phối xu hướng trên toàn cầu.
Nhờ thế mạnh này mà nước Pháp đã được cả thế giới biết đến với sự
ngưỡng mộ. Các mặt hàng này không chỉ có mặt ở châu Âu mà ngày nay
nó có mặt ở tất cả các nước trên thế giới, đem lại doanh thu không nhỏ cho
cán cân kinh tế nước Pháp.
Những
thương hiệu thời trang cao cấp trên thế giới như: Dolce Gabbana,
Armani, Versace, Gucci, Burberry,
Hermès…..
Phạm vi nghiên cứu : thị trường Pháp
Giai đoạn nghiên cứu : 2000 – nay (chủ
yếu tập trung giai đoạn 2004 – 2013)
Ngành nghiên cứu : ngành may mặc
II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG
TOÀN CẤU.
2.1. Mức độ ảnh hưởng toàn
cầu
Ngành thời trang nói chung
và ngành may mặc nói riêng trên thế giới phát triển từ rất lâu từ những 1990.
Cho đến nay đã hơn một thế kỷ, ngành công nghiệp thời trang không ngừng phát
triển và ngày càng tiến tới sự hiện đại, xa xỉ, độc, lạ…. Khi kinh tế đã ổn
định, thì con người không cần đủ mà tiến tới sự sang trọng, đẹp đẽ hơn. Tuy
nhiên, vào những ngày
cuối tháng 8, đầu tháng 9/2008, cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ sau
Thế chiến thứ II bắt đầu lan rộng. Từ sự suy thoái của thị trường nhà đất Mỹ
với nguyên nhân được người ta nhắc đến nhiều nhất sau này là "cho vay dưới
chuẩn" (tài sản thế chấp cho các khoản vay bất động sản không đủ đảm bảo
trả nợ), cuộc khủng hoảng lan sang thị trường tài chính và rồi tới kinh tế toàn
cầu. Sau
nhiều động thái, đến tận cuối năm 2009, khu vực đồng tiền chung châu Âu tuyên
bố EU, trừ Hy Lạp và Tây Ban Nha, đã thoát khỏi suy thoái. Các nền kinh tế khác
như Nhật Bản, Singapore, Hong Kong (Trung Quốc), Đức, Pháp cũng cho biết đã ra
khỏi thời kỳ đen tối nhất. Với tăng trưởng quý III đạt 2,2%, nền kinh tế lớn
nhất thế giới - Mỹ cũng đã qua đáy sau 4 quý tăng trưởng âm liên tiếp. Khi nền
kinh tế đang bị khủng hoảng, thì người tiêu dùng trên toàn thế giới, đặc biệt
là ở Châu Âu và Mỹ càng thắc chặt chi tiêu nên ảnh hưởng không nhỏ đến ngành
công nghiệp may mặc trên toàn thế giới.
Thị trường may mặc vẫn ở tình trạng bị co lại trong
năm 2012, mặc dầu có sự không chắc chắn trong nền kinh tế toàn cầu và sự thực
rằng khủng hoảng nợ ở khu vực Euro tiếp tục đánh vào niềm tin của giới kinh
doanh và người tiêu dùng. Tại khu vực EU, sự hồi phục bắt đầu từ năm 2010 được dự
đoán là không thể diễn ra trong năm 2012. Nền kinh tế EU sẽ tiếp tục đương đầu
với những khó khăn đang hiện hữu và GDP dự kiến giảm 0,5%. Mặc dù vậy, các nhà
kinh tế vẫn đưa ra dự báo khá khả quan cho năm 2013 với mức tăng trưởng GDP khoảng
0,8%.
Quan điểm của các nhà sản
xuất dệt may châu Âu phản ánh xu hướng trên. Sau khi thị trường phục hồi đáng
chú ý trong năm 2011, sự hồi phục chậm lại rõ rệt trong các quý cuối năm và xem
bây giờ là rằng tác động của bất ổn kinh tế của châu Âu sẽ tiếp tục để có một
hiệu ứng bất lợi về thương mại trong thời gian còn lại của năm 2012 và có lẽ xa
hơn nữa. Thật vậy, trong quý đầu tiên của năm 2012, khối lượng nhập khẩu quần
áo của EU đã giảm 12%.
Triển vọng cho thị trường
Mỹ sáng sủa hơn. Trong năm 2012, tăng trưởng GDP được kỳ vọng là tăng lên 2,2%
từ 1,7% trong năm 2011, trước khi giảm nhẹ xuống 2,1% trong năm 2013. Dù sao đi
nữa, nhập khẩu hàng may mặc tiếp tục bị ảnh hưởng, với lượng hàng nhập trong 2
quý đầu năm giảm nhẹ chưa tới 1%.
Các điều kiện thị trường
yếu kém ở EU và Mỹ đã ảnh hưởng đến xuất khẩu từ một vài nước châu Á trong
những tháng đầu năm 2012. Ở Indonesia, ví dụ xuất khẩu dệt may tăng về giá trị
là 18,2% trong năm 2011 nhưng giảm 5,2% trong quý đầu của 2012. Tại Thái Lan,
xuất khẩu tăng về giá trị là 7,5% trong năm 2011 nhưng giảm mạnh tới 15,3%
trong quý đầu tiên của 2012. Và xuất khẩu hàng may mặc của Philippin tăng chậm
về giá trị chỉ 1,1% trong quý đầu 2012 tiếp sau sự tăng mạnh 11,4% năm 2011.
Tăng trưởng xuất khẩu cũng chậm lại ở một vài nước khác.
Tại Ấn Độ, xuất khẩu hàng
may giảm mạnh về giá trị là 11,9% trong năm tài chính 2011/12 kết thúc vào
31/3/2012, sau khi đã tăng 4,7% năm ngoái. Tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt trong
khi đó chậm lại chỉ tăng 0,4% sau khi tăng tới 34,7% trong năm 2010/11.
Tình trạng suy giảm kinh
tế cũng đang diễn ra tại Ấn Độ. Dự báo tăng trưởng GDP của Ấn Độ giảm. Vào
tháng 9/2011, người ta dự đoán rằng GDP của Ấn Độ sẽ tăng 7,5% trong năm 2012,
nhưng vào tháng 4/2012 dự báo đã được xem xét lại giảm xuống còn 6,9%. Hơn nữa,
trong ba tháng đầu năm 2012, GDP Ấn Độ chỉ tăng 5,3%, đưa ra tốc độ tăng trưởng
theo quý chậm nhất trong 9 năm ở Ấn Độ. Triển vọng cho Trung Quốc – là đầu tàu
cho tăng trưởng kinh tế thế giới – là tương tự với dự báo tăng trưởng GDP chậm
đi từ 9% xuống 8,2%. Kết quả GDP toàn cầu được kỳ vọng chỉ tăng 2,1% trong năm
2012 sau khi tăng 2,5% trong năm 2011 và 4,1% trong năm 2010.
Các thị trường đang nổi và đặc biệt là các
nước BRIC – Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc – sẽ tiếp tục là thành tố chủ chốt
cho tăng trưởng mậu dịch toàn cầu bền vững trong những năm tới.
2.2. Các nhân tố toàn cầu ảnh hưởng đến ngành may mặc
- Tốc độ tăng trưởng dân số thế giới đang ở mức cao
với số dân hiện tại đã là 7,2 tỷ người và dự báo đến năm 2050 là 10 tỷ người, 7
tỷ người thì sẽ có 7 tỷ cơ hội, điều này tạo ra một nguồn cầu rất lớn cho ngành
may mặc, ở tất cả các quốc gia, mọi dân tộc và mọi nền văn hóa đều xem may mặc
là ngành công nghiệp hấp dẫn, mang lại nhiều doanh thu và lợi nhuận cho nền
kinh tế.
- Việc ra đời nhiều thương hiệu thời trang uy tín,
chất lượng trên thế giới sẽ tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt, cạnh tranh về chất
lượng, về thương hiệu, về chi phí và hơn hết là cạnh tranh về khả năng chăm
sóc, phục vụ khách hàng.
- Các rào cản về pháp luật, sự đa dạng hóa về dân
tộc và sự khác nhau về phong tục tập quán của từng vùng miền, từng quốc gia,
từng châu lục khác nhau đòi hỏi các doanh nghiệp phải linh hoạt, có hệ thống phân
phối bao phủ trên toàn cầu cũng như dịch vụ mới có thể cạnh tranh với các công ty
thời trang khác.
- Sự phát triển hay suy thoái của nền kinh tế thế
giới như: tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đói và nhiều chính sách tài chính sẽ ảnh
hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp muốn xâm nhập và mở rộng thị trường toàn
cầu.
Theo trào lưu toàn cầu hóa thì nhu cầu chăm sóc cá
nhân bằng các sản phẩm có chất lượng với thương hiệu nổi tiếng luôn được khách
hàng tin tưởng và muốn nâng cao giá trị cho bản thân.
KẾT LUẬN:
- Các khuynh hướng
thay đổi quan trọng:
+ Tốc độ tăng trưởng dân số thế giới
nhanh nền nguồn cầu ngày càng lớn.
+ Các đối thủ cạnh tranh ngày càng
nhiều
+ Chính sách hệ thống pháp luật mở
rộng và cải tiến, đưa các nước trên toàn thế giới, các châu lục trên toàn cầy
ngày càng gần nhau hơn, các phong tục tập quán, văn hóa từng vùng miền không
còn là xa lạ với mọi người.
+ Phong tục tập quán, văn hóa vùng
miền, sở thích tiêu dùng giữa các vùng miền, quốc gia, khu vực, châu lục… là
một rào cản trong quá trình thâm nhập thị trường toàn cầu.
+ Chính sách điều tiết kinh tế và các
chính sách tài khóa, công cụ tài chính ảnh hưởng đến thu nhập người tiêu dùng
làm ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm của người dân.
-
Cơ hội và đe dọa
Cơ hội
|
Đe dọa
|
-
Có thể mở rộng thị trường qua các
quốc gia mới phát triển và đang phát triển.
- Mở rộng hệ thống phân phối và gia tăng thị phần,
mở rộng sản xuất nhờ vào việc xóa dần ranh giới lãnh thổ giữa các quốc gia,
châu lục.
|
-
Gặp khó khăn khi gia nhập thị
trường mới do chính sách, pháp luật và hệ thống các qui định của nước sở tại.
-
Dân số tăng nhanh làm tăng lượng
cầu nhưng đồng thời làm giảm doanh thu do người dân có khuynh hướng thắc chặt
chi tiêu.
-
Phong tục tập quán, văn hóa vùng
miền, sở thích tiêu dùng khác nhau của các nền văn hóa, tính ngưỡng là rào
cản trong quá trình thâm nhập thị trường mới.
-
Sự suy thoái của nền kinh tế toàn
cầu ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm của người dân.
|
III. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ.
3.1 Môi trường kinh tế:
Trạng thái
của môi trường kinh tế vĩ mô xác định sự lành mạnh và thịnh vượng của nền kinh
tế và luôn gây ra những tác động đến các doanh nghiệp và các ngành. Các ảnh
hưởng của nền kinh tế đã làm thay đổi khả năng tạo giá trị và thu nhập của công
ty.
ð Xu hướng 1: Tăng
trưởng của nền kinh tế Pháp:
Trong thời gian kinh tế tăng trưởng người tiêu dùng sẽ
mạnh dạn chi tiêu cho nhu cầu cá nhân. Đặc biệt trong đầu thế kỷ thứ 21 với sự phát triển mạnh của nền kinh tế thế
giới dẫn tới sự bùng nổ về chi tiêu của khách hàng nói chung đã mang lại cho
công ty cơ hội phát triển, tăng doanh thu và mở rộng hoạt động.
Bảng tăng trưởng GDP của nước Pháp:
Thời gian
|
2000
|
2001
|
2002
|
2003
|
2004
|
2005
|
2006
|
2007
|
2008
|
2009
|
2010
|
Tỉ lệ tăng trưởng GDP
|
3,8%
|
1,8%
|
0,9%
|
1,1%
|
2,3%
|
1,8%
|
2,5%
|
2,3%
|
-0.1%
|
-3.1%
|
1,7%
|
Pháp là
nước có nền kinh tế đứng thứ 6 trên
thế giới theo tỉ giá trao đổi trên thị trường sau Mỹ, Nhật Bản, Đức, Trung Quốc, Anh và đứng thứ 4 trên thế giới theo sức mua tương đương. Với tổng sản phẩm quốc dân 1.600 tỉ euro (1.6×€1012 ; số liệu năm 2005), Pháp là một trong những nước có
tỉ lệ nghèo đói,
tỉ lệ bất bình đẳng trong thu nhập thấp nhất trong các nước có nền kinh
tế lớn, đồng thời có dịch vụ xã hội (như chăm sóc sức khỏe, giáo dục,
lương hưu) và dịch vụ công cộng (như vận tải công cộng và an ninh) vào loại tốt nhất thế giới. Theo
các số liệu của Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ thế giới, Pháp là nền kinh tế lớn thứ 3 Liên minh châu Âu, sau Đức và Anh
quốc. Tỉ lệ GDP
thành phần theo ngành công nghiệp chiếm 1,9%, ngành công nghiệp chiếm 18,7% và dịch vụ
chiếm 79,4% .
Kết luận: Làm tăng sức mua của người tiêu dùng,
đây là cơ hội tốt cho việc phát triển nghành may mặt.
ð Xu hướng 2: Suy giảm
của nền kinh tế:
Vào thời điểm suy thoái, người tiêu dùng thận
trọng hơn với chi tiêu tiền
của họ và có nhiều khả năng mua các mặt hàng có giá thấp hơn.
Theo tờ
The Economist (2003) bởi vì đồng Euro mất giá so với đồng đô la, chi phí của
hàng hóa cao cấp của khách hàng cũng giảm đáng kể.
Từ năm
2008 cuộc khủng hoảng tài chính thế giới bắt đầu từ Mỹ và các nước nói chung,
điều kiện kinh tế ảnh hưởng tất cả các ngành công nghiệp một cách mạnh mẽ và
nhanh chóng. Các doanh nghiệp đều cho rằng phải thay đổi theo hướng tập trung
vào thị trường có nền kinh tế mạnh mẽ và ổn định để tránh được các rủi ro nhằm
đảm bảo sự phát triển và ổn định của công ty. Chiến lược này mang lại rất nhiều
lợi thế và tạo nền tảng cho những năm tiếp theo.
Kết luận:
Suy giảm kinh tế ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng, đặc biệt đối
với các mặt hàng cao cấp.
ð Xu hướng 3: Tập trung
vào thị trường tiềm năng.
Sau khi
các nước mới gia nhập WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới), đây sẽ là những thị
trường có tiềm năng rất lớn trong lĩnh vực may mặc.
Với sự
thay đổi theo hướng tập trung vào các quốc gia mới có nền kinh tế mạnh mẽ, và
giữ sự cân bằng giữa điểm mạnh và điểm yếu của nó. Chiến lược này mang lại rất
nhiều lợi thế cho các doanh nghiệp trên thế giới.
Phát triển
khách hàng và nhà cung cấp mới là một chiến lược rất quan trọng, đặc biệt chú
trọng đầu tư phát triển các thị trường mới nổi có thể cung cấp các nguồn lực rẻ
hơn với một chất lượng như nhau so với các nước châu Âu như thị trường Trung
quốc và các nước Trung Âu.
Kết luận: Tạo cơ hội cho ngành may mặc phát triển
và mở rộng thị phần tại các thị trường mới như trung quốc và các nước trung âu.
Đồng thời việc xây dựng nhà máy ở Trung Quốc sẽ giảm được rất nhiều chi phí cho
các doanh nghiệp trong nghành.
ð Xu hướng 4: Sự gia
tăng lạm phát kéo theo gánh nặng chi phí của nhà sản xuất.
Một xu hướng quan trọng của
nền kinh tế quốc gia được nhận ra trong sự gia tăng của lạm phát. Nhìn vào bảng
số liệu dưới đây ta thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng dần theo thời gian dẫn
đến giá nguyên liệu sản xuất tăng mạnh. Đây là mối đe dọa cho các doanh nghiệp.
Trong đó bao gồm cả những người hoạt động trong lĩnh vực may mặt. Điều này hàm
ý rằng giá nguyên vật liệu và nhân công sẽ tăng lên.
Bảng
Tỷ lệ lạm phát (giá tiêu dùng) (%)
Thời gian
|
1999
|
2000
|
2002
|
2003
|
2004
|
2005
|
2006
|
2007
|
2008
|
Tỷ lệ lạm phát
|
0.5
|
1.7
|
1.8
|
2.1
|
2.3
|
1.7
|
1.5
|
1.5
|
2.8
|
Kết luận: Lạm phát gia tăng ảnh hưởng tới nhu cầu
của người tiêu dùng về các sản phẩm thuộc nghành may mặc đặc biệt là các nhóm
ngành cao cấp.
ð Xu hướng : Tỷ giá hối
đoái có triển vọng tốt
Một xu
hướng trong môi trường kinh tế cuả EU là sự gia tăng hiệu quả thực sự tỷ giá
hối đoái của đồng Euro. Châu âu dự báo tiếp tục đánh giá cao đối với loại tiền
tệ khác và do đó cũng sẽ làm chậm tăng trưởng xuất khẩu. Điều này có thể chứng
tỏ rằng, đây là một cơ hội hoặc đe dọa đối với các công ty, đặc biệt ở lĩnh vực
xuất – nhập khẩu. Tùy vào tỷ giá ở các thời điểm mà các công ty có thể điều
chỉnh tăng lợi nhuận hoạt động do đồng Euro mạnh hơn hoặc điều chỉnh sự sụt giảm
trong xuất khẩu đối với trường hợp ngược lại. Tuy nhiên, việc tăng tỷ giá hối
đoái được chứng minh là thuận lợi hơn cho nghành công nghiệp này.
ð Kết luận: Là cơ hội
cho nghành, trong đó có Dior và các công ty phần lớn đầu tư ra nước ngoài.
3.2 Môi trường công nghệ:
ü Xu hướng: Tạo sự khác
biệt và gia tăng sự tiếp cận sản phẩm bằng hình thức truyền thông.
Để nâng
cao tính cạnh tranh, các doanh nghiệp phải luôn tạo sự khác biệt, thay đổi mẫu
mã phù hợp và một cách nhanh chóng dựa trên sự phát triển của công nghệ.
Xu hướng rất quan trọng trong công nghệ đó là
sự phát triển của công nghệ thông tin. Nhằm ngày càng đáp ứng yêu cầu của khách
hàng và mở rộng mạng lưới bán hàng qua mạng như là một loại kênh phân phối. Với
sự phát triển của Internet sẽ tạo thuận tiện và dể dàng cho khách hàng tiếp cận
và mua sản phẩm.
Sẽ thuận
tiện hơn nhiều khi mọi người cảm thấy vui vẻ lựa chọn mua hàng trực tuyến. Các
doanh nghiệp đã xây dựng uy tín của mình không chỉ dựa vào chất lượng các sản
phẩm mà còn nhờ vào sự nổi tiếng của thương hiệu, mà tên tuổi của nó tồn tại
trong thị trường thông qua sự kết hợp giữa các yếu tố như hệ thống cửa hàng và
truyền thông.
ð Kết luận: Sự phát
triển và bùng nổ trong lĩnh vực công nghệ là cơ hội cho việc quảng bá sản phẩm
của công ty trong nghành tới người tiêu dùng nhanh chóng đồng thời cũng là mối
đe dọa tiềm tàng khi có một số thông tin bất lợi cũng sẽ được lan truyền một
cách chính thức và rộng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của công ty.
3.3. Môi trường Văn hóa – Xã
hội:
ü Xu hướng 1: Trung vào
yếu tố thương hiệu của sản phẩm.
Dior là
công ty có thương hiệu nổi tiếng, có một phạm vi rộng lớn các khách hàng, với
sản phẩm cung cấp những thiết kế tốt nhất và chất lượng nhất, nó tạo ra một nền
văn hóa thời trang và lịch sử cho chính nó. Điều này sẽ một nhãn hiệu được tôn
trọng bởi nhiều người.
ð Kết luận: Khẳng định
được trí của thương hiệu trong lòng người tiêu dùng, đây là cơ hội cho nghành
trong việc phát triển các dòng sản phẩm mới
ü Xu hướng 2: Tại những
nền văn hóa khác nhau ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm cũng khác nhau.
Khó khăn
khi xây dựng hình ảnh của mình trong những quốc gia khác nhau với các nền văn
hóa khác nhau. Mỗi quốc gia đều có nền văn hóa và sở thích khác nhau dẫn đến
việc phát triển sản phẩm đa dạng và phù hợp là sự khó khăn của các doanh
nghiệp.
ð Kết luận: Quan niệm
về thời trang thường không đồng nhất ở những quốc gia khác nhau, điển hình như
ở các nước châu á thường có cái nhìn khắt khe hơn trong khái niệm thời trang,
đây cũng là một thách thức đối với ngành may mặt khi tiếp cận thị trường này.
3.4. Môi trường Nhân khẩu học:
Kể từ khi dân số chỉ tăng trưởng
ở mức gần 1% mỗi năm, các công ty buộc phải tiếp thị sản phẩm của họ ở nước ngoài để
tăng cơ hội bán hàng. Số lượng và chủng loại sản phẩm theo yêu cầu của người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi xu hướng nhân khẩu học, và thái độ của người tiêu dùng thay đổi ảnh hưởng đến nhu cầu và
sở thích bởi vì các nhà sản xuất
sẽ phải thích ứng và điều chỉnh sản phẩm của mình theo lối
sống và xu hướng thời trang hiện
hành.
ð Kết luận: với sự gia tăng
dân số là cơ hội cho bán hàng và thái độ của người tiêu dùng thường xuyên thay
đổi nhu cầu là mối đe dọa cho sự phát triển sản phẩm.
3.5 Môi trường chính trị - pháp luật:
Với sự bảo
hộ bảng quyền tại châu Âu được quy định rất khắc khe, chính việc này đã tạo
động lực cho những doanh nghiệp mạnh dạn phát triển những sản phẩm mang tính
sáng tạo.
Tại đất
nước Pháp, với chính sách không phân biệt chủng tộc, tôn trọng sự nhập cư hợp
pháp và chính sự ổn định chính trị sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát
triển.
ð Kết Luận: Với một chế
độ chính trị ổn định và pháp luật chẽ tại Pháp là môi thuận lợi cho các công ty
trong ngành hoạt động và phát triển bền vững.
3.6 Môi trường Toàn cầu:
Toàn cầu hóa
diễn ra mạnh mẽ từ cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 nó mới diễn ra một cá có những
tác động lớn đến nền kinh tế trên toàn thế giới. Toàn cầu hóa đã làm cho các
rào cản thương mại bị dỡ bỏ và mở rộng thị trường hoạt động cho các công ty.
Nhờ vào quá trình này, các công ty có thể mở rộng hoạt động ra nhiều quốc gia
trên thế giới nhằm tìm kiếm thị trường tiềm năng và các nguồn nguyên liệu giả
rẻ với chất lượng cao.
ð Kết luận: Tạo nên một tham vọng trở thành
một công ty được ngưỡng mộ nhất trên toàn cầu, toàn cầu hóa là điều kiện tốt để
nhiều công ty vươn ra toàn thế giới.
· Các khuynh hướng vĩ mô thay đổi mang tới nhũng
cơ hội và đe dọa cho nghành:
-
Sau khi phân tích bối
cảnh các thay đổi của môi trường vĩ mô ta thấy môi trường kinh tế ảnh hưởng
quan trọng nhất đến ngành công nghiệp may mặc, sự tăng trưởng hay suy giảm của nền
kinh tế đều ảnh hưởng trực tiếp đến sức mua của người tiêu dùng tạo ra một cơ
hội và thách thức mạnh mẽ và quyết liệt đối với ngành may mặc lúc bấy giờ.
-
Tiếp đến là sự thay
đổi của môi trường công nghệ: Sự thay đổi này sẽ tạo ra các sản phẩm mang tính
khác biệt, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu xa xỉ của một số bộ phận người tiêu
dùng. Đồng thời sự phát triển mạnh mẽ của Công nghệ đưa đến cho khách hàng
những mẫu mã hợp với xu hướng, trào lưu tiêu dùng. Tuy nhiên, đó cũng là mối đe
dọa mạnh mẽ đối với những thông tin bất lợi với ngành tới các thế lực cản trở
sự phát triển của ngành.
-
Môi trường Văn hóa xã
hội: Ở các quốc gia, lãnh thổ khác nhau
sẽ có những nét văn hóa đặc trưng nên khi tiếp cận các công ty trong ngành nên phân
tích các yếu tố này thật kỹ để tránh những điều đáng tiếc xảy ra như sự việc
của Dior,( Ví dụ: Sharon Stone (Stone) là một diễn viên nổi tiếng ở Hollywood,
và cô ấy đã được tiếp cận "bộ mặt của Dior" trong năm 2005 Trong năm
2008, đã có một trận động đất đã xảy ra ở phía nam của Trung Quốc, nó khiến
68.000 người thiệt mạng và nhiều người vô gia cư . Sharon Stonen xem như là một
bộ mặt của Dior cho biết, đó là "nghiệp chướng", những phát ngôn của
bà đã khiến hầu hết bộ phận người Trung Quốc chống lại bà và cả Dior. Cho đến
khi đã xin lỗi trước công chúng và Christian Dior quyết định từ bỏ bà, người
Trung Quốc vẫn không thể tha thứ cho bà ấy. Đây là một ảnh hưởng rất nghiêm
trọng đến hình ảnh của Dior. (www.icmrindia.org, 2009)) Sự thay đổi môi trường
văn hóa xã hội chủ yếu tạo ra các cơ hội cho các công ty gia nhập ngành.
-
Môi trường chính trị pháp luật, Nhân khẩu học,
Toàn cầu trong bối cảnh phân tích ở trạng thái ổn định nên hầu như không tạo ra
các mối đe dọa cho nghành, chủ yếu là mang lại các cơ hội cho nghành.
IV. PHÂN TÍCH NGÀNH
4.1.
Mô
tả ngành:
Ngành
may mặc bao gồm nhóm các công ty sản xuất và cung cấp các sản phẩm như quần,
áo,váy …
Ngành
may mặc ở Pháp nổi tiếng thế giới với các dòng sản phẩm cao cấp phù hợp với các
tiêu chuẩn sống cao. Chuyên sản xuất các dòng sản phẩm theo phong cách sang
trọng, vật liệu chất lượng, thiết kế tuyệt đẹp và thanh lịch. Ngành may mặc
Pháp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nước Pháp cũng như trên khắp
châu Âu. Các thương hiệu nổi tiếng ở Pháp
như Louis Vuitton, Charles Frederick Worth, Coco
Chanel, Lucien Lelong, Elsa Schiaparelli, Cristóbal Balenciaga, Christian Dior,
Yves Saint Laurent đã góp phần quan trọng trong sự thành công của ngành may mặc
ở giai đoạn này. Các nhà thiết kế tài hoa đã mang văn hóa thời trang may mặc
Pháp ra khắp châu Âu cũng như trên toàn thế giới, trở thành biểu tượng dẫn dắt
xu hướng thời trang thế giới.
4.2
Mô
hình năm lực lượng cạnh tranh:
4.2.1 Nguy cơ nhập cuộc các đối
thủ cạnh tranh nhóm:
Ngành may mặc là
một mảnh đất có tiềm năng phát triển rất lớn, được sự yêu thích và ủng hộ của
nhiều giới trong xã hội. Sự ưu ái ngày càng lớn của công chúng với thời trang Pháp đã tạo điều
kiện cho lĩnh vực may mặc phát triển rộng. Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng của những
công ty thuộc ngành may mặc là những công ty hiện không ở trong ngành nhưng họ có khả
năng gia nhập ngành nếu họ muốn. Thường những ngành có thiết bị, vốn, nhân lực
tương tự như ngành may mặc thì đều có khả năng trở thành đối thủ tiềm tàng. Ví
dụ như: các công ty dệt, công …Các đối thủ cạnh tranh đều có khả năng mở rộng
qui mô thị trường để tăng lợi nhuận.
Những yếu tố tác động đến rào cản nhập cuộc của
các đối thủ bao gồm:
v
Sự
trung thành nhãn hiệu:
Hiện tại thị trường
thời trang thế giới chia thành hai phân khúc chủ yếu:
- Khách hàng có xu hướng chuyển sang
những mẫu thời trang bắt kịp nhanh chóng thị hiếu của giới trẻ nhưng
giá rẻ.
- Đời sống con người ngày càng cao
do đó xu thế muốn thể hiện bản thân qua các mẫu thời trang hàng hiệu (cao cấp
xa xỉ) ngày càng tăng.
Cuộc sống càng phát triển, nhu cầu thưởng thức cái
đẹp ngày càng lớn. Trang phục làm đẹp không ngừng thay đổi để đáp ứng nhu cầu thời
trang, làm đẹp và hiện đại. Đối với các mặt
hàng thời trang thì sự khác
biệt và tính thời trang của sản
phẩm luôn là tiêu chí đầu tiên
trong sự lựa chọn của khách hàng, tâm lý khách hàng lúc nào cũng muốn dùng
những sản phẩm khác hẳn với mọi người và thích sử dụng những mặc hàng theo mốt
để thể hiện cá tính và đẳng cấp. Điều đó cho thấy sự trung thành nhãn hiệu
trong ngành may mặc là thấp và khách hàng có thể lựa chọn sản phẩm từ nhiều nhà
sản xuất khác nhau.
Tuy nhiên với người tiêu dùng Pháp, họ hầu như nói không với xu
hướng và chú ý phát triển phong cách đặc trưng. Theo ngôi sao nổi tiếng Julia Roitfeld từng chia sẻ với Vogue: “Đừng hỏi tôi về các xu
hướng. Tôi mua quần áo để mình đẹp hơn, vừa vặn với tôi chứ trong phải là những
thứ mốt nhất, mới nhất”. Những yếu tố này không phải doanh nghiệp nào mới xâm
nhập vào ngành cũng có được, bởi vậy rất khó để chiếm được tình cảm của khách
hàng dành cho các doanh nghiệp trong ngành. Đây là một rào cản cao đối với các
đối thủ cạnh tranh tiềm tàng và cũng là một lợi thế đối với những doanh nghiệp
đã gây dựng được uy tín trong ngành.
v
Chi phí chuyển đổi:
Đối với ngành may mặc, khách hàng không chịu sự phụ
thuộc vào sản phẩm của một thương hiệu nhất định, họ không phải bỏ ra chi phí
khi chuyển từ sản phẩm của công ty này sang sản phẩm của công ty khác. Một khi
sở thích, thị hiếu thay đổi thì khách hàng có thể dễ dàng chuyển sang tiêu dùng
sản phẩm của công ty khác mà không phải bỏ ra bất kỳ chi phí nào như là một số
ngành khác (như ngành máy tính, …).
v
Lợi thế chi phí tuyệt đối,
tính kinh tế của quy mô
Ngành may mặc của Pháp nổi trội
bởi những thường hiệu có từ lâu đời với các sản phẩm chất lượng cao về vật liệu,
mẫu mã đẹp và dẫn đầu tạo nên xu hướng thời trang thế giới. Chính vì vậy điều
đó cho phép các công ty trong ngành có lợi thế về chất
lượng và sự tin tưởng của khách hàng cao hơn so với những người nhập cuộc. Các
công ty của Pháp phần lớn đều có quy mô lớn và phân bổ các nhà máy sản xuất của mình
ở nhiều nơi trên thế giới. Nhờ đó chúng có tính kinh tế của quy mô. Những điều
này góp phần nâng cao rào cản nhập cuộc.
v
Các quy định của chính phủ
Chính phủ Pháp luôn luôn ủng hộ
hết mình cho nền công nghiệp may mặc, những hãng thiết kế thời trang Pháp và
ngành công nghiệp phụ trợ hoạt động hợp tác lẫn nhau và luôn sẵn sàng cho các
cuộc thử nghiệm. Kênh truyền hình thuộc quyền sở hữu của chính phủ và tạo điều
kiện miễn phí cho ngành may mặc Pháp để quảng bá hàng nội địa và xuất khẩu.
Chính phủ cũng bao cấp các nhà thiết kế thời trang cao cấp với điều kiện họ phải sử dụng nhiều hơn
90% nguyên liệu vải của Pháp trong bộ sưu tập của họ. Bởi vì khá dễ dàng để các
nhà thiết kế đạt được tham vọng sáng tạo của mình tại Paris, thành phố này đã
trở thành trung tâm quốc tế cho ngành may mặc. Nhiều nhà thiết kế đến từ Anh,
Nhật và Châu Âu đều trưng bày sản phẩm ở đó và đều chuyển văn phòng thời trang
chính và phòng trưng bày của họ về Paris. Vào năm 1989, chính quyền Pháp cung cấp
7 triệu Francs để xây dựng trung tâm trưng bày các bộ sưu tập thời trang ở
Louvre, bao gồm 4 hội trường và chỗ ngồi cho 4.000 người.
v
Sự trả đũa
Hiện tại đang có rất nhiều công ty lớn kinh doanh trong ngành. Các
công ty này đều có tiềm lực, sức mạnh,
kinh nghiệm dày dạn nên bất kỳ đối thủ tiềm tàng nào muốn gia nhập ngành cũng
phải tính đến phản ứng từ những công ty “nặng ký” như Louis Vuitton, Christian Dior, Chanel, và
Yves Saint Laurent.
Tóm lại: Mặc dù chỉ một vài yếu tố làm nâng cao rào cản thâm nhập ngành
nhưng nhìn chung lại xu hướng cơ bản của rào cản nhập ngành là không cao.
4.2.2 Mức độ cạnh tranh của các
công ty hiện có trong ngành:
Thị
trường may mặc (thời trang) của Pháp là thị trường lớn thứ nhì trong khối Châu
Âu với khoảng 3.000 công ty và hơn 80.000 nhân viên, kim ngạch khoảng 50 tỉ
USD nổi trội về chất lượng cao và các
sản phẩm sang trọng. Trong những năm gần đây, thị trường thời trang của Pháp
chứng kiến con số thị phần kỷ lục 17% đi vào các nhà bán lẻ quần áo thể thao
nhãn hiệu Decathlon, Go Sport va Intersport. Mức độ cạnh tranh, cường độ ganh
đua của các đối thủ trong ngành phản ánh qua 3 nhân tố chính như sau:
v
Cấu trúc cạnh tranh
Các công ty hoạt độngt rong lĩnh vực thời trang ở Pháp rất phong
phú, gồm nhiều công ty hoạt động nhưng có thể nói chưa có công ty nào thật sự
giữ vị trí thống trị trong ngành vì vậy Thời trang có thể coi là một ngành phân
tán.
Ngành
thời trang Pháp phân khúc mạnh mẽ từ các
dòng Cao cấp của những công ty như Louis Vuitton, Chanel, Lacoste, Hermes …,các
dòng trung lưu như của Balmain,….. cho đến các dòng bình dân. Mỗi công ty trong
ngành đều phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ nhiều đối thủ cạnh tranh
ở cả trong khu vực và trên thế giới, ở nhiều kênh phân phối khác nhau và đa
dạng về sản phẩm, giá bán. Tuy nhiên đối với dòng thuộc tầng lớp trung lưu và
bình dân có kết cấu sản phẩm tương đối đơn giản và chi phí thấp nên
Mỗi
phân khúc thị trường thường có sự cạnh tranh nhất định từ nhiều kênh phân phối
và mức độ da dạng của sản phẩm,…
Tại
Pháp hội tụ rất nhiều các thương hiệu thời trang cao cấp nổi tiếng toàn thế
giới bao gồm: Louis Vuitton, Chanel, Lacoste, Hermes … đến các dòng sản phẩm
phục vụ tầng lớp trung lưu như Balmain và rất nhiều các thương hiệu nhỏ khác.
Đồng
thời, Pháp là kinh đô thời trang nên hội nhập rất nhiều các thương hiệu nước
ngoài như Dolce, Gabbana, Prada, Calvin Klein, Versace, Giorgio Armani, Ralph
Lauren, Prada…..
v
Các điều kiện nhu cầu:
Thời
trang là một sản phẩm hàng hóa chủ yếu
trên thế giới. Tuy nhiên với sự phát triển của quảng cáo và marketing, những
nhãn hiệu nổi tiếng đang trở thành một trong những mặt hàng ưa thích của người
tiêu dùng. Ngày càng nhiều người bị hấp dẫn bởi hàng hiệu vì họ cho rằng nó thể
hiện được đẳng cấp và phong cách sống của mình.
Nhu
cầu về thời trang hiện nay vẫn cao. Do đó, phần nào đã làm dịu mức độ ganh đua
trong ngành.
v
Rào cản rời ngành: Rào cản rời ngành của các công ty là khá lớn vì:
Gắn
bó xúc cảm với ngành: khi xây dựng những thương hiệu thời trang, các nhà thiết
kế luôn đặt tất cả tâm huyết và niềm đam mê của mình vào công việc, do đó, họ
luôn không mong muốn rời khỏi ngành.
Các doanh nghiệp khi tham gia ngành này sẽ
phải bỏ ra một nguồn vốn lớn trong việc đầu tư các máy móc, nhà xưởng, cũng như
cơ sở hạ tầng cho việc phân phối sản phẩm, do đó khi muốn rời ngành đòi hỏi các
doanh nghiệp phải tổ chức thanh lý các tài sản này mà không có phương án sử
dụng khác. Nếu công ty muốn rời bỏ ngành nó phải bỏ đi giá trị sổ sách của các
tài sản này. Điển hình cụ thể như:
·
Christian Dior được thành lập năm 1947, tính đến năm 2011, công ty
đã có khoảng 84.000 nhân viên và hơn 600 chi nhánh trên toàn cầu.
·
Hermes được thành lập năm 1938, đến cuối năm 2012
Công ty đã có đến 10.118 nhân viên
·
Chanel được thành lập từ những năm 1909-1910 do
Gabrielle "coco" Chanel sáng lập, hiện có đến 310 công ty con, cửa
hàng phân phối với 1.270 nhân viên
4.2.3
Sức mạnh thương lượng của người mua:
Người mua của các công ty trong ngành may mặc của Pháp là
những khách hàng tiêu dùng cuối cùng, các công ty phân phối (thông qua cấp
phép), cũng như các nhà bán buôn bán lẻ. Họ
có thể chuyển đổi qua sản phẩm của các công ty khác – các đối thủ cạnh tranh
của công ty. Vì thế, năng lực thương lượng của người mua là tương đối cao.
4.2.4 Sức
mạnh thương lượng của nhà
cung cấp:
Đối với ngành năng lực thương lượng của nhà cung cấp có
thể được coi là thấp. Bởi lẽ nguồn cung nội địa của Pháp trong thế kỷ 21 nhìn chung suy yếu
hơn. Điển hình như, khu công nghiệp dệt của Pháp đặt tại Midi-Pyrenees, chuyên
sản xuất hàng len dạ, và khu xung quanh Lyons, kể từ khi phát minh ra khung dệt
vải hoa đã sản xuất một số các mặt hàng lụa đẹp và đắt tiền nhất cùng với các
chất liệu nổi tiếng trên toàn thế giới. Ngành dệt nhìn chung xuống dốc
(ngoại trừ các loại vải và sợi
công nghệ cao). Bên cạnh đó, các nhà cung cấp trong nước
còn phải cạnh tranh với các nguồn nguyện
liệu nhập khẩu từ nước ngoài. vốn dĩ
năng lực cung cấp của các nhà trong nước đang rất thấp,
4.2.5
Đe doạ của các sản phẩm thay thế:
Những sản phẩm thay thế là những sản phẩm của các ngành
mà phục vụ những nhu cầu khách hàng tương tự như đối với ngành may mặc. Thực tế
không có sản phẩm của ngành nào thay thế được sản phẩm quần, áo của ngành may mặc. Do
đó, mối
đe dọa của các sản phẩm thay thế đối với ngành may mặc là
không đáng kể.
4.3
Phân
tích nhóm ngành:
Trên
cơ sở nhu cầu của người tiêu dùng, ngành may mặc được phân thành ba nhóm ngành:
nhóm ngành với dòng sản phẩm cao cấp với chất lượng cao, giá cao như Chanel,
Louis Vuiton, Dior…; nhóm ngành với dòng sản phẩm trung lưu có chất lượng thấp
hơn và giá bán trung bình như Charles, Zara…; nhóm ngành với dòng sản phẩm bình
dân.
4.4
Chu
kỳ ngành:
Ngành
may mặc của Pháp bắt đầu bước vào giai đoạn tái tổ chức: Trong đầu thế kỉ 21,
nền kinh tế đang trên đà phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng
cao. Vì vậy, nhu cầu về may mặc cũng
tăng lên. Các công ty trong ngành may mặc của Pháp cũng mở rộng sản xuất và
nhiều công ty nhảy vào tham gia trong ngành này. Điều này làm cho nguồn cung
tăng cao, tăng nguy cơ dư thừa năng lực. Các công ty trong ngành bắt đầu bước
vào giai đoạn cạnh tranh khốc liệt hơn.
Kết luận về
sức hấp dẫn ngành:
v Tiềm năng tăng trưởng
của ngành
Cuộc sống con người ngày càng hiện đại và vì thế họ càng quan tâm
đến nhu cầu làm đẹp, thể hiện phong cách và khẳng đinh đẳng cấp của mình, nên
nhu cầu về sản phẩm may mặc ngày càng được mọi người quan tâm và tiêu dùng ở
mức cao.
Hơn nữa khi kinh tế phát triển, cuộc sống con người được nâng cao,
bên cạnh đó cùng với thu nhập của người dân cũng tăng lên thì con người càng có
nhiều cơ hội để quan tâm đến thời trang => Những yếu tố này cho thấy hiện
nay và trong tương lai ngành công nghiệp thời trang sẽ là ngành kinh doanh hấp
dẫn và đem lại lợi nhuận cao cho công ty.
v
Tính khốc liệt của các vấn đề đang đặt ra đối với ngành may mặc là một ngành hấp dẫn có khả năng cạnh tranh cao và
phát triển dựa trên những thiết kế độc đáo phù hợp với nhu cầu thị trường .Vì
nó liên quan đến nhu cầu thay đổi của khách hàng về ăn mặc, về xu hướng thời
trang. Tính khốc liệt của ngành hiện
nay thể hiện qua các công ty đang nổ lực trong: cải tiến chất lượng sản
phẩm, mẫu mã.
Phân
tích động thái cạnh tranh:
v Cấu trúc cạnh tranh trong ngành và nhóm ngành:
Trong
giai đoạn này may mặc được xác định là ngành có cấu trúc phân tán bao gồm nhiều
nhóm ngành khác nhau dựa trên tính chất của sản phẩm: Nhóm ngành may mặc cao
cấp, trung lưu hoặc bình dân.
v Phương thức cạnh tranh:
Mỗi
nhóm ngành có sự cạnh tranh mạnh mẽ và gay gắt về các phương diện khác nhau như
sản phẩm, chiến dịch truyền thông, giá, tính khác biệt của sản phẩm, độ rộng
của các kênh phân phối,….
Trong
đó, các nhóm ngành may mặc thuộc nhóm trung lưu và bình dân thường có kết cấu
sản phẩm tương đối đơn giản (về chất liệu và mẫu mã,….), nhu cầu tiêu dùng cao,
chi phí gia nhập ngành thấp đã thu hút được một số các công ty may mặc gia nhập
ngành trong giai đoạn này. Sự gia tăng các công ty vào ngành dẫn đến sự ra đời
hàng loạt của các sản phẩm đem đến nhiều cơ hội và sự lựa chọn cho người tiêu
dùng, đồng thời tạo ra một cơn lốc cạnh tranh về giá và tạo sự đa dạng về
truyền thông đối với các sản phẩm hàng may mặc, có thể nói chưa bao giờ mà
người tiêu dùng có thể có được sự lựa chọn phong phú về các sản phẩm hàng may
mặc với giá cả hấp dẫn như trong những năm gần đây.
Đối
với các nhóm ngành cao cấp ít xuất hiện yếu tố gia nhập ngành, tuy nhiên ở nhóm
này diễn ra sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trực tiếp. Bao gồm sự canh
tranh khốc liệt về tính khác biệt của sản phẩm, đẳng cấp thương hiệu, các sản
phẩm mang tính xu hướng, trào lưu,…
v Sự chuyển dịch cạnh tranh của đối thủ:
Trong
giai đoạn đầu thế kỷ 21, với những công ty mới gia nhập ngành hoặc những công
ty có quy mô nhỏ chỉ cạnh tranh chủ yếu về giá và sự đa dạng của sản phẩm. Tuy
nhiên, trong những năm gần đây thị trường may mặc bắt đầu đi vào giai đoạn tái
tổ chức, đứng trước tình thế đó các đối thủ trong ngành đã dần chuyển dịch từ
cạnh tranh về giá, sự đa dạng của sản phẩm bằng các chiến lược truyền thông
phong phú và đa dạng như việc tổ chức tuần lễ thời trang, hành trình thời
trang,… diễn ra liên tục và mạnh mẽ nhằm thu hút sự quan tâm của người tiêu
dùng. Ngoài ra, các chiến lược tạo sự khác biệt cho sản phẩm ngày càng được áp
dụng rộng rãi, các chính sách khuyến mãi, gia tăng chất lượng dịch vụ của sản
phẩm, sự đáp ứng khách hàng,… cũng được áp dụng.
Có
thể nói sự cạnh tranh trong ngành diễn diễn ra ở mức độ cao, rất gay gắt và
khốc liệt, không chỉ dừng lại ở các đối thủ trực tiếp trong ngành mà còn được
áp dụng đối với các đối thủ tiềm tàng có khả năng gia nhập ngành cao như các
công ty trong lĩnh vự thời trang, mỹ phẩm,…
Nhân
tố then chốt cho thành công của ngành :
v Thương hiệu:
Những thương
hiệu thời trang cao cấp hướng đến việc khác biệt nổi trội cho khách hàng của mình trong đám đông thông qua những
biểu hiện về sự giàu có và địa vị.
Con người luôn có tư tưởng phải hơn ngưởi khác. Phải nổi
trội hơn người khác, đặc biệt là đối với nữ giới. Họ luôn mong muốn mình thật
sự đặc biệt hơn tất cả mọi người trong đám đông. Mong muốn nổi trội này luôn
được thể hiện bởi các ngôi sao thế giới. Đối với họ, sự sang trọng quý phái của
mình phải được thể hiện ở khắc mọi nơi, ở mọi thứ họ mang trên mình. Vì vậy,
được khoác lên mình những trang phục của
những thương hiệu nổi tiếng luôn là tiêu chí của họ.
Các thương hiệu được gán cho những từ như “sang trọng”,
“quý phái”, “cao cấp” nhằm làm cho con người cảm thấy thỏa mãn hơn một chút về
quyết định của họ khi bỏ tiền ra mua món hàng. Bằng cách đó, uy tín thương hiệu
đã thoả mãn mong muốn của con người một cách tinh tế. Trong ngành thời trang
cao cấp, chúng không cạnh tranh bằng giá cả hay tiện ích, mà tác động vào tâm
thức và cảm nhận của người tiêu dùng.
Giá trị của sản phẩm
thời trang không thể hiện ở mức giá, hay đặc tính kỹ thuật mà được thể hiệu ở
thương hiệu của nó. Chúng ta cũng nhận
thấy rằng thương hiệu thời trang cao cấp đang bán cho người tiêu dùng một giá
trị xa xỉ nhưng vô hình. Các thương hiệu thời trang cao cấp cũng là một ví dụ
điển hình cho nhận định trên.
v Mẫu mã đa dạng, phong cách độc đáo:
Thị
trường thời trang phụ thuộc và gắn liền với thị hiếu và phong cách . Mà sở thích
và thị hiếu của con người lại thay đổi liên tục. Do vậy thế giới thời trang
cũng phải thay đổi thường xuyên và rất nhanh chóng. Nếu công ty nào không chịu
đổi mới sản phẩm nhu cầu của thị trường, công ty đó sẽ bị chính khách hàng loại
trừ. Thương hiệu nổi tiếng với phong cách riêng và độc đáo là sự kết hợp hoàn
hảo tạo nên lợi thế cạnh tranh cho công ty.
v Marketing và mạng lưới phân phối rộng
khắp.
Để khẳng định
thương hiệu của mình, các công ty may mặc cần đầu tư chi phí lớn để quảng bá
thương hiệu của mình. Đặc biệt đối với các công ty thuộc nhóm ngành thời trang cao cấp. Sản phẩm của họ muốn được nâng cao giá trị của
mình phải được khách hàng biết đên. Phương thức marketing yêu thích của các
thương hiệu thời trang cao cấp là các buổi diễn thời trang, các sản phẩm của họ
được giới thiệu trên các người mẫu nổi tiếng trên khắp thế giới. Đối với nước
Pháp, “tuần lễ thời trang Paris” là cơ hội để họ thể hiện sự nổi trội của mình,
thể hiện những mẫu thiết kế mới nhất của mình đến với giới thượng lưu, đến với các
phương tiện truyền thông đại chúng. Tuần lễ thời trang Paris được tổ chức 2 lần
trong 1 năm để các thương hiệu trình diễn sản phẩm của mình. Ngoài ra, các
thương hiệu thời trang nổi tiếng cũng thường chọn cách marketing sản phẩm của
mình thông qua có ngôi sao điện ảnh hay ca nhạc trong các buổi lễ trao thưởng
nổi tiếng.
Mạng lưới phân
phối góp phần tăng doanh số cho các
thương hiệu. Mạng lưới phân phối bao gồm các cửa hàng bán lẻ, các đại lý phân
phối sản phẩm.
Kết
luận : Trong đó, nhân tố chất lượng mẫu mã và chất lượng sản phẩm là nhân tố
quan trọng nhất quyết định đến sự sống còn cũng như uy tín của các công ty
trong ngành. Một công ty muốn thành công trong ngành
thời trang thì phải nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo mẫu mã đẹp độc đáo
thông qua việc phát triển ý tưởng thiết kế và quản lý chất lượng... Ngoài ra các
công ty phải cố gắng tạo sự khác biệt trong sản phẩm cũng như dịch vụ cung cấp
nhằm thỏa mãn đến mức cao nhất nhu cầu của khách hàng.
Lực lượng dẫn dắt sự thay
đổi trong ngành:
v Sự thay đổi mức tăng
trưởng dài hạn của ngành
Ngành
may mặc tăng trưởng nhanh chóng và thu hút sự chú ý của nhiều công ty. Với
sự tăng trưởng của ngành ở mức cao trong giai đoạn hiện nay thì tiềm
năng của ngành đang được khai thác hiệu quả.
Khi mà
nhu cầu làm đẹp và thể hiện bản thân của người tiêu dùng ngày càng tăng
thì các công ty trong ngành sẽ tập trung vào cung cấp sản phẩm tốt hơn
cho khách hàng (vì hiện nay khách hàng quan tâm nhiều đến thẩm mỹ và
thương hiệu , do đó công ty nào thỏa mãn nhu cầu của họ nhiều hơn thì
khách hàng sẽ trung thành với công ty đó).
Khi mà
trong ngành đang có nhiều sự gia nhập của các đối thủ cạnh tranh thì
việc mở rộng thị trường càng trở nên khó khăn hơn.
v Toàn cầu hóa
Toàn cầu
hóa gia tăng mức độ linh hoạt của các công ty trong ngành để đáp ứng nhu cầu
khách hàng, các áp lực cạnh tranh. Các công ty phân bổ các chức năng của mình ở
thị trường toàn cầu để được hiệu quả cao và chi phí thấp bằng cách đạt được
tính kinh tế theo qui mô, đạt được hiệu ứng kinh nghiệm.
v Cải tiến Marketing
Các công
ty trong ngành thời trang luôn tìm cách thay đổi phương thức mới cho các
hoạt động marketing để tiếp cận với nhiều khách hàng hơn. Khách hàng
ngày càng khó tính và yêu cầu cao, chính vì thế công ty càng được
nhiều người biết đến với sự thiện cảm thì càng có nhiều khách
hàng trung thành.
§
Nhận xét chung về cơ hội của ngành.
- Các
doanh nghiệp có cơ hội phát triển trong việc mở rộng thị trường tiêu dùng trên
toàn thế giới, nhất là hướng đến những đất nước đang phát triển như Trung Quốc,
Ấn Độ…
- Việc
bùng nổ internet cuối thế kỷ 20 – đầu thế kỷ 21 tạo ra cơ hội cho các công ty
trong ngành quảng bá và đưa sản phẩm đến người tiêu dùng nhanh hơn.
- Cơ hội
mở rộng phát triển nhờ Chính phủ Pháp luôn ủng hộ hết mình cho nền công nghiệp
may mặc, những hãng thiết kế thời trang Pháp và ngành công nghiệp phụ trợ hoạt
động hợp tác lẫn nhau và luôn sẵn sàng cho các cuộc thử nghiệm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét