Thứ Sáu, 19 tháng 1, 2018

KELLOGG


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
----&˜----
BÀI TẬP NHÓM: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CÔNG TY KELLOGG’S
Description: C:\Users\hoanghieu\Desktop\tải xuống.png

                   GVHD :                   TS. Nguyễn Thanh Liêm
                   Lớp       :          33TK-K2                 
                  Thành viên nhóm:   1. Nguyễn Duy Thân
                                                     2. Nguyễn Thanh Phong
                                                     3. Nguyễn Đình Anh
                                                     


Tam Kỳ, tháng 10/2014



PHẦN 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI

Chọn thị trường chính là Mỹ để phân tích môi trường bên ngoài

Thời gian nghiên cứu: từ năm 2000- nay

2.1. Môi trường vĩ mô:

2.1.1. Môi trường kinh tế:

- Tăng trưởng kinh tế:

Năm 2009, nền kinh tế thế giới đã trải qua một năm vô cùng khó khăn. Trước việc toàn bộ hệ thống tài chính trên thế giới gần như suy sụp, các nhà phân tích nhận định năm 2009 là năm mà lần đầu tiên toàn cầu bị suy thoái trầm trọng kể từ sau cuộc Đại suy thoái hồi thập niên 1930 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, thực tế thì hậu quả của nó cũng không quá nặng nề như người ta đã từng lo ngại, bởi Chính phủ các nước đã can thiệp kịp thời bằng nhiều biện pháp như cắt giảm lãi suất cơ bản, rót thêm các gói cứu trợ vào nền kinh tế, triển khai nhiều chương trình kích thích tiêu dùng khiến nền kinh tế toàn cầu trở nên khả quan hơn.
Nhiều nhà phân tích cho rằng các nền kinh tế trên thế giới sẽ tiếp tục những nỗ lực lấy lại đà tăng trưởng vào năm 2010.
Năm 2010: Kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng
Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thì kinh tế thế giới năm 2010 sẽ tăng trưởng 3,1%, cao hơn so với mức 1,1% của năm 2009, song vẫn thấp hơn nhiều so với mức trên 5% của hai năm 2006, 2007 và các mức 4,9% và 4,5% của năm 2004, 2005. Với sự phục hồi của tăng trưởng kinh tế, thương mại thế giới cũng sẽ sôi động hơn. IMF dự báo thương mại thế giới sẽ tăng 2,5% so với năm 2009 (trong khi năm 2009 giảm 11,9% so với năm 2008). Tuy nhiên, nhu cầu tiêu dùng sẽ vẫn còn yếu do thu nhập tăng chậm và thất nghiệp cao. Những sản phẩm tiêu dùng phổ thông và cần thiết hàng ngày sẽ tăng nhanh hơn những sản phẩm cao cấp.
Tại Mỹ, tăng trưởng năm 2010 dự kiến chỉ là 2,5%. Động lực cơ bản cho nền kinh tế Mỹ trong ngắn hạn vẫn là chi tiêu tiêu dùng, chiếm gần 70% GDP, tuy nhiên động lực này tiếp tục yếu trong năm 2010. Tiêu dùng giảm mạnh vào đầu năm 2010, kéo theo việc giảm tốc độ tăng GDP và sẽ tăng lại vào giữa năm 2010. Nguyên nhân khiến tiêu dùng giảm là do nợ và thất nghiệp vẫn còn cao. Tỉ lệ thất nghiệp có thể tăng tới khoảng 10,5% trong quý I-2010. Tình hình của ngành ngân hàng Mỹ, nơi bắt nguồn của khủng hoảng tài chính toàn cầu, đã được cải thiện trong năm 2009. Các định chế tài chính của Mỹ như Bank of America, JPMorgan Chase, Goldman Sachs, Citigroup, Wells Fargo... đã bắt đầu làm ăn có lãi trở lại và đang thực hiện việc trả lại các khoản tiền cứu trợ của chính phủ nước này.

Tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý III/2013 đạt đến con số 4,1%, cao hơn mức dự báo tăng 3,6% trước đó và là mức cao nhất trong gần hai năm qua, sau khi đã tăng tốc từ 1,1% trong quý I lên 2,5% trong quý II. Hầu như tất cả số liệu kinh tế quý III/2013 được chính phủ điều chỉnh lên đều phản ánh chi tiêu tiêu dùng ở Mỹ mạnh hơn và là dấu hiệu cho thấy kinh tế Mỹ sẽ tiếp đà tăng mạnh hơn.

- Lãi suất:
Năm 2009,Các ngân hàng đều duy trì mức lãi suất thấp nhằm kích thích tiêu dùng, tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Tại Mỹ, Ngân hàng Trung ương đã cắt giảm lãi suất để kích thích nền kinh tế nhằm giúp các doanh nghiệp đỡ tốn kém hơn trong việc vay mượn để mua trang thiết bị và cơ sở để mở rộng hoạt động cũng như thuê mướn thêm công nhân.
Vào đầu năm 2010, FED tuyên bố triển vọng chính sách sẽ vẫn giống như những gì đã được đưa ra ở thời điểm buổi họp của Ủy ban thị trường mở vào cuối tháng 1/2010. FED cũng tái khẳng định lại tuyên bố lãi suất liên bang sẽ được duy trì ở mức thấp hiện nay thêm một thời gian dài
FED nâng lãi suất chiết khấu áp dụng đối với các khoản vay trực tiếp dành cho các ngân hàng thêm 0,25 điểm phần trăm lên mức 0,75% và tuyên bố động thái này sẽ khuyến khích các tổ chức tài chính tìm đến thị trường tiền tệ nhiều hơn là Ngân hàng Trung ương để đáp ứng nhu cầu thanh khoản ngắn hạn của mình.
FED đã cung cấp hàng trăm tỷ USD để hỗ trợ tín dụng cho các ngân hàng, các bên kinh doanh trái phiếu, bên vay thương phiếu và các tổ chức tài chính.
FED tuyên bố triển vọng chính sách sẽ vẫn giống như những gì đã được đưa ra ở thời điểm buổi họp của Ủy ban thị trường mở vào cuối tháng 1/2010. Trong năm 2013, FED cũng giữ lãi suất gần như bằng 0% đối với các khoản vay qua đêm giữa các ngân hàng thương mại như đã được duy trì trong 5 năm qua và có thể sẽ vẫn để lãi suất ở mức như hiện nay cho đến khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức 6,5%. FED đã điều chỉnh căn bản chính sách để cùng với chính phủ kích thích nền kinh tế, lãi suất được giảm xuống mức thấp nhất có thể, và các biện pháp phi chính thống chưa từng có tiền lệ cũng đã được thực thi, trong đó có chương trình QE.

- Tỷ giá hối đoái:

Về đồng Đôla Mỹ (USD), nhờ triển vọng kinh tế Mỹ sáng sủa hơn đôi chút so với kinh tế Châu Âu và Nhật Bản, nhu cầu về đồng USD sẽ cải thiện. Tuy nhiên, sức ép giảm giá của đồng USD vẫn tiếp tục trong năm 2010 và đà giảm này chắc chắn sâu hơn so với các đồng tiền của những thị trường đang nổi. Các nhà phân tích cho rằng, đồng USD tiếp tục giảm giá trong những tháng đầu năm 2010, tác động xấu đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nhưng về lâu dài, sẽ khôi phục lại vị trí của mình.
Ngân hàng Thụy Sĩ UBS AG nhận định, đồng USD có thể tăng lên trong 2010 khi các nhà đầu tư Mỹ giảm nắm giữ các tài sản nước ngoài trong danh mục đầu tư của mình.
Ngân hàng UBS AG cũng đưa ra nhiều số liệu dẫn chứng cho dự đoán trên, là thời gian vừa qua nhiều quỹ tương hỗ của Mỹ đã cắt giảm mức nắm giữ các tài sản nước ngoài đến 25,8% trong tháng 11/2009.
Chỉ số đồng USD là tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh đồng tiền này so với các ngoại tệ mạnh khác. Trong năm 2009 đồng USD đã giảm 4.2%, kết thúc một thập kỷ đã giảm mất 24%. Và sự ra đời của đồng EURO đã thay thế đồng USD như một tiền tệ được dự trữ trên toàn cầu.

- Lạm phát:

Năm 2009, lạm phát lan tràn trên toàn thế giới, ở cả nước giàu cũng như các nước đang nổi do giá nguyên vật liệu gia tăng. Từ Mỹ, qua châu Âu và châu Á, chính phủ và ngân hàng các nước đang lúng túng tìm cách ngăn chặn đà tăng giá. Tại Mỹ, việc giá tiêu dùng tăng 5% đã ngăn cản Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) giảm lãi suất hơn nữa để giúp nền kinh tế trên bờ vực suy thoái này.
Khả năng lạm phát ở Mỹ trong năm 2010 rất thấp: Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), ông Ben Bernanke trong bài phát biểu ngày 15 tháng 12 qua cho biết nền kinh tế Mỹ vẫn chưa thực sự hồi phục. Thống kê gần nhất cho thấy tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao, sản lượng dư thừa trong ngành công nghiệp chưa tiêu thụ được vẫn gia tăng, năng suất sản xuất của các nhà máy thấp. Do đó, khả năng nền kinh tế Mỹ xảy ra lạm phát là rất ít.
Tuy nhiên, cùng ngày, Bộ Công nghiệp Mỹ cũng công bố mức độ lạm phát trong tháng 11 đã tăng 0.5%. Đây là biên độ tăng mạnh nhất trong năm qua. Nguyên nhân chính được giải thích do giá năng lượng và chi phí nguyên vật liệu trong thời gian qua tăng cao. Ngay sau đó, các nhà đầu tư  lo sợ lạm phát bùng nổ đã đổ bán cổ phiếu và trái phiếu chính phủ, bất chấp tuyên bố trước đó của FED.
Ngoài ra, ông Ben Bernanke còn cho biết hiện nay số lượng tiền nhàn rỗi trong xã hội còn rất lớn nhưng tâm lý tiết kiệm của người dân còn cao. Do đó, ông khẳng định tỷ lệ khả năng lạm phát bùng nổ không thể xảy ra. Người dân không tiêu tiền thì giá cả không thể tăng lên được.
Mỹ đã được hạ từ 1% xuống 0.25% từ ngày 16 tháng 11 năm 2008 đến nay.
Lạm phát giảm mạnh khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009 xảy ra, sau đó tăng trở lại vào năm 2011. Mặc dù thấp hơn rất nhiều so với mức lạm phát mục tiêu của FED là 2% nhưng tháng 4/2013 vẫn ghi nhận tốc độ tăng trưởng giá nhanh nhất kể từ cuối năm 2012 và sự phục hồi đáng kể của lạm phát sau khi giảm thấp 0,8% cuối năm 2013. Chỉ số giá tiêu dùng cũng tăng trở lại.
 Mặc dù kinh tế thời gian qua suy thoái tàn phá nhiều thương hiệu hàng tiêu dùng nổi tiếng nhưng Kellogg đã có nhiều biện pháp chống đỡ tốt hơn. Hàng tiêu dùng từng được coi là miễn nhiễm với suy thoái tốt hơn bất kỳ ngành nào khác. Hiện nay, kinh tế bắt đầu tăng trưởng trở lại, đồng USD bắt đầu có giá trở lại làm cho khuynh hướng người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn trước, đặc biệt là những sản phẩm phổ thông và cần thiết hằng ngày nên sức ép cạnh tranh trong ngành sẽ giảm. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu dùng sẽ vẫn còn yếu do thu nhập tăng chậm, tâm lý tiết kiệm của người dân vẫn còn cao và thất nghiệp cao. Trong thời gian qua, giá năng lượng và chi phí nguyên vật liệu vẫn tăng cao gây khó khăn cho Kellogg trong việc điều hòa chi phí.

Khuynh hướng thay đổi của môi trường kinh tế

- Kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục đà tăng trưởng

- Lãi suất ở mức thấp

- Lạm phát có xu hướng tăng

              Cơ hội:

- Chương trình kích thích tiêu dùng. Những sản phẩm tiêu dùng phổ thông và cần thiết hàng ngày sẽ tăng nhanh hơn những sản phẩm cao cấp.
- Đồng USD bắt đầu có giá trở lại nên chi tiêu nhiều hơn
            Đe dọa:
- Nhu cầu tiêu dùng sẽ vẫn còn yếu do thu nhập tăng chậm và thất nghiệp cao
- Giá năng lượng và chi phí nguyên vật liệu trong thời gian qua vẫn tăng cao nên chi phí sản xuất tằn làm giảm cung.

2.1.2. Môi trường công nghệ:

Ngày nay, công nghệ đang phát triển như vũ bão. Công nghệ thay đổi, phát triển liên tục tạo ra nhiều cơ hội và không ít thách thức cho các công ty. Tuy nhiên sự thay đổi đó diễn ra không đều giữa các ngành. Các ngành kỹ thuật cao, truyền thông, công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ. Còn các ngành sản xuất hàng tiêu dùng tuy không bùng nổ bằng các ngành trên nhưng cũng đang biến đổi sâu sắc. Công nghệ cũng đã và đang tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho ngành sản xuất bột ngũ cốc.
Các nghiên cứu khoa học với các qui trình công nghệ sản xuất mới, đã và đang làm cho sản phẩm trở nên phong phú đa dạng đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của người tiêu dùng. Sản phẩm của ngành hiện nay không chỉ đơn thuần tập trung vào các sản phẩm ngũ cốc cung cấp một bữa ăn cho mọi người mà đang hướng dần sang các sản phẩm dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe. Theo Healthday, chế độ ăn ngũ cốc vào mỗi buổi sáng có thể cắt giảm nguy cơ trụy tim mạch. Bên cạnh đó một số nghiên cứu khác cũng đã chứng minh bột ngũ cốc có lợi cho sức khỏe như chất béo thấp, chứa lượng sắt dồi dào… Tại Mỹ hiện nay, với lối sống theo phong cách phương tây mọi người đều yêu chuộng thức ăn nhanh và thức ăn xơ nên đó là một cơ hội cho việc cung cấp những thức ăn từ bột ngũ cốc của Kellogg. Kết luận rằng những phụ nữ thường ăn sáng bằng ngũ cốc có xu hướng ít tăng cân hơn những người thường chọn những món ăn khác hoặc không ăn sáng…
Các công ty sản  xuất    kinh doanh bột ngũ cốc ngày càng có khả năng tạo ra nhiều loại sản phẩm mới đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Nó tạo điều kiện cho các công ty có thể thoả mãn tối đa khách hàng, từ đó tăng thu lợi nhuận cũng như tạo được lợi thế cạnh tranh so đối thủ và các sản phẩm thay thế. Nhưng nó cũng tao ra những thách thức ngiêm trọng. Đó là sự phát triển của công nghệ làm cho các đối thủ tiềm tàng dễ dàng xâm nhập thị trương hơn, tăng nguy cơ cho các công ty đang hoạt động. Nó cũng đặt công ty vào khả năng dễ bị lạc hậu so với đối thủ cạnh tranh. Từ đó đòi hỏi các công ty phải nhanh chóng thay đổi để thích ứng.

Khuynh hướng thay đổi của môi trường công nghệ

- Sự cạnh tranh công nghệ ngày càng cao.
            Cơ hội:
- Tăng hiệu quả sản xuất nhờ cải tiến công nghệ, khách hàng có nhiều sự lựa chọn do có thể so sánh sản phẩm

2.1.3. Môi trường văn hóa xã hội:

Ngày nay không chỉ các nhà kinh tế mà các nhà văn hóa cũng đều thống nhất cho rằng, văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực cuả sự phát triển kinh tế xã hội. Tác động của văn hóa đến kinh tế là hết sức rộng lớn và phức tạp. Văn hóa xã hội là một yếu tố ảnh hưởng đến hành vi cá nhân, tổ chức hoặc quốc gia. Khi thâm nhập vào thị trường nào công ty phải khảo sát, điều tra rất kĩ lưỡng để không bị thất bại. Văn hóa là vấn để được quan tâm bậc nhất của công ty kinh doanh toàn cầu. Đây là vấn đề rất khó nắm bắt và khó để các công ty thực sự hiểu.
Lịch sử trên 200 năm của nước Mỹ thể hiện rõ nét là một xã hội với nền văn hoá đa nguyên trong trạng thái vừa hài lòng vừa mang tính cạnh tranh. Bước vào thế kỷ 21, nước Mỹ vẫn phát huy truyền thống năng động và sáng tạo khoa học. Tinh hoa của xã hội Mỹ được biểu hiện bằng sự kiên trì, dũng cảm, trí tuệ, thượng tôn pháp luật, coi trọng sự nghiệp và luôn tìm tòi cái mới. Tất cả kết hợp lại đã hun đức nên tâm hồn con người Mỹ.
Chính trị, kinh tế, giáo dục, tôn giáo... đã đứng vững và ngày càng phát triển đa dạng trong một xã hội không ngừng tiến bộ, đều dựa trên nền tảng văn hoá chính yếu là giá trị đạo đức. Đó là một tố chất tinh thần quý giá mang bản sắc và đặc thù riêng của một cộng đồng đa chủng luôn gắn kết chặt chẽ với nhau dưới một thể chế phân quyền rõ rệt trong tinh thần tôn trọng Tự Do và Dân Chủ.
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là một đất nước rộng lớn với diện tích hơn 9 triệu Km2. Nước Mỹ là một xã hội lấy tính bao dung và tính đa dạng dân tộc xây dựng nên nền tảng xã hội và văn hoá Mỹ giàu tính đặc thù của nước Mỹ.
Đất nước Mỹ, núi non, sông nước phân ngang xẻ dọc chia cắt lãnh thổ thành nhiều khu vực, mỗi khu vực đều chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú và đa dạng cho sự phát triển kinh tế đất nước ở từng vùng. Môi trường thiên nhiên và sự cần cù lao động sáng tạo của nhân dân mỗi vùng, tạo nên đất nước và con người nước Mỹ có được một di sản văn hoá nhiều màu nhiều vẻ.
Xã hội Mỹ: là chính thể Tam quyền phân lập, chi phối một cách rõ nét trong phương thức vận hành có tính xã hội của nước Mỹ. Sự phát triển và thành công của nền kinh tế Mỹ, ngoài việc dựa vào lãnh thổ rộng lớn và tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, cơ cấu trong đó có các nhà doanh nghiệp hàng đầu và các nhà khoa học hàng đầu đến người dân lao động thể chế xã hội. Chính quyền và các tổ chức kinh tế Mỹ cùng với cộng đồng cư dân Mỹ, bình thường đều góp công góp sức làm nên sự giàu có của nước Mỹ
Sự tự nhận thức về bản thân, quan điểm xã hội, và những trông mong về văn hóa của người Mỹ có liên hệ với nghề nghiệp của họ tới một cấp độ cận kề khác thường. Trong khi người Mỹ có chiều hướng quá coi trọng sự thành đạt về kinh tế xã hội nhưng nếu là một người bình thường hoặc trung bình thông thường cũng được xem là một thuộc tính tích cực. Với đặc điểm là văn hóa phương tây, nước Mỹ rất ưa chuộng những sản phẩm làm từ làm từ bột ngũ cốc và cuộc sống công nghiệp buộc họ phải có những sản phẩm thức ăn nhanh để cung cấp. Tuy nhiên, tại Mỹ, có nhiều phản ứng mạnh từ phía xã hội về việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Ông Walter Willet, trưởng phòng dinh dưỡng tại trường Y Tế Công Cộng Harvard đã nói: “Cách ăn nhiều trái cây và rau đã giữ vai trò chính trong việc làm giảm bớt nguy cơ của tất cả những nguyên nhân chính đưa đến bệnh tật và chết chóc”.

Khuynh hướng thay đổi của môi trường văn hóa – xã hội:

- Văn hóa phương tây rất ưa chuộng thức ăn nhanh và làm từ bột ngũ cốc.
- Có nhiều phản ứng mạnh từ phía xã hội về việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

            Cơ hội:

- Tạo thị trường tiêu thụ lớn, nhu cầu về sản phẩm làm từ thiên nhiên ngày càng tăng

          Đe dọa:

- Nhu cầu về chất lượng và tính an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng tăng

2.1.4. Môi trường nhân khẩu học:

Nhân khẩu học là một trong những vấn đề các doanh nghiệp quan tâm như các đặc điểm về dân cư, bao gồm chủng tộc, độ tuổi, thu nhập, tình trạng công việc. Đặc biệt là ở Mỹ, cơ quan điều tra dân số ra thông báo cho biết dân số nước này đã lên tới 301 triệu người vào ngày 1/1/2007 và hiện Mỹ là quốc gia có tỷ lệ dân số trẻ cao nhất trong các nước phát triển trên thế giới. Cơ quan trên cũng cho biết, kể từ năm 1950 trở lại đây, tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm của Mỹ là 1%. Gần 40% số trẻ được sinh ra hàng năm đều là con cái của những người nhập cư vào Mỹ và chính điều này là nguyên nhân chủ yếu làm trẻ hóa tỷ lệ dân số Mỹ. Mỹ là nước đông dân thứ 3 trên thế giới (chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ) với 272 triệu người trên diện tích 9,6 triệu km2. Dựa trên tỷ lệ sinh mỗi bà mẹ có 2.07 con, dân số nước này tăng hằng năm là 0,87%. Làn sóng dân nhập cư cũng góp phần đáng kể vào việc tăng dân số ở nước này. Hằng năm cứ 1.000 người Mỹ thì có thêm 3 người nhập cư vào Mỹ tương ứng 0.3%/năm. Theo Cục điều tra dân số của Mỹ, dân số Mỹ có thể sẽ tăng lên 392 triệu người vào 2050. Như vậy, với dân số trẻ như trên các doanh nghiệp Mỹ sẽ tận dụng được lượng lao động dồi dào và ngoài ra nhu cầu thị hiếu của giới trẻ sẽ đa dạng trong việc lựa chọn sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của bản thân
- Phân phối thu nhập:
Ở Mỹ có sự phân chia chia giàu nghèo rõ rêt, Theo Cơ quan Ngân sách của Quốc hội, thu nhập của nhóm hộ gia đình có thu nhập cao nhất của nước Mỹ đã chiếm tới 53,5% tổng thu nhập của người dân Mỹ, trong khi đó, thu nhập của nhóm hộ gia đình nghèo nhất chỉ chiếm có 4,1%. Riêng nhóm 1% đứng đầu đã có thu nhập chiếm 16,3% tổng thu nhập toàn quốc.
Phân phồi thu nhập ở mỹ không biểu hiện cả trên khía cạnh địa lí, màu da.
+ Theo số liệu bộ thống kê Mỹ, năm 2006 ta có thu nhập bình quân đầu người trên cả nước là 51.283 USD, nhưng phân phối không đều giữa các bang với nhau. Cụ thể thu nhập bình quân cao nhất thuộc về bang New Jery với mức thu nhập 71.284 USD gấp 1,9 lần bang  Mississipi là 36.674 USD.
+ Theo màu da cũng có sự chênh lệch về thu nhập cụ thể, người da den thua xa người da trắng. Nếu tính 100 điểm cho người da trắng theo các tiêu chí đó thì người da đen chỉ đạt 56,8% - báo cáo do Liên đoàn Thành thị Quốc gia (National Urban League - NUL) . Số người Mỹ da đen sống dưới mức nghèo khổ (tức là có thu nhập dưới 20 nghìn USD/năm đối với gia đình bốn người) cao gấp ba lần số người da trắng. Số người Mỹ da đen thất nghiệp cũng cao gấp đôi số người da trắng.

Khuynh hướng thay đổi của môi trường nhân khẩu học:

- Dân số trẻ tăng

- Phân phối thu nhập không đều

            Cơ hội:

- Khi dân số của Mỹ có xu hướng tăng lên sẽ làm cho nhu cầu về lương thực, thực phẩm và các sản phẩm khác phục vụ cho nhu cầu dinh dưỡng gia tăng

             Đe dọa:
- Khó khăn cho việc xác định nhu cầu khách hàng để đáp ứng.

2.1.5. Môi trường chính trị pháp luật:

- Với một bản hiến pháp có giá trị bền vững, hầu như không phải thay đổi kể từ Hiến pháp đầu tiên, nước Mỹ đã duy trì được sự ổn định trong hoạt động
- Tổng thống da màu đầu tiên tuyên thệ nhậm chức: Ngày 20.11.2009 đã đi vào lịch sử nước Mỹ với sự kiện ông Barack Obama tuyên thệ nhậm chức, trở thành Tổng thống thứ 44 và là Tổng thống da màu đầu tiên của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Ông đã đưa ra hàng loạt các chính sách cải tổ nước Mỹ

Khuynh hướng thay đổi của môi trường chính trị - pháp luật

- Có nhiều luật mới về bảo vệ người tiêu dùng ban hành.
          Đe dọa:

- Yêu cầu cao trong việc sản xuất các sản phẩm chất lượng

2.1.6. Môi trường toàn cầu:

            Kể từ khi bắt đầu, đến nay Kellogg đã mở rộng sang 180 quốc gia trên toàn thế giới; bao gồm cả Mexico, Canada, Chile, Tây Ban Nha, và Ecuador. Tại Hoa Kỳ Kellogg giữ số 1 trong suốt nhiều năm và chưa bao giờ chia sẻ vị trí này với một đối thủ nào khác. Ngay cả khi Kellogg tăng trưởng chỉ có 46 địa điểm sản xuất hoạt động tại 17 quốc gia khác nhau để phân phối các sản phẩm cho những 180 quốc gia.
Dịch chuyển vào thị trường toàn cầu đã mở ra tiềm năng cho Kellogg. Các chuyên gia dinh dưỡng trên toàn cầu đều công nhận bữa ăn sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Một bữa ăn sáng nên cung cấp 1/4 - 1/3 lượng dinh dưỡng hàng ngày. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thói quen ăn sáng sẽ khiến bạn ít lo lắng và có trí nhớ tốt hơn, trẻ em cũng tập trung và kết quả học tập tốt hơn. Đây là cơ hội cho "bữa sáng Kellogg's" giàu dinh dưỡng, có vị thơm ngon đặc biệt và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết như: carbonhydrat, chất xơ, các vitamin thiết yếu và khoáng chất.
- Ngũ cốc: Tổ chức Y tế thế giới của WHO cho thấy trên toàn cầu, trong năm 2005, khoảng 1.6bn người lớn bị thừa cân và 400m bị béo phì và tiếp tục dự đoán rằng đến năm 2015, 2.3bn người lớn sẽ được thừa cân và hơn 700m sẽ bị béo phì.

Trong một cuộc khảo sát gần đây tiến hành bởi Datamonitor, 65 phần trăm người châu Âu và Mỹ cho biết họ đã nỗ lực để hoạt động lành mạnh hơn trong 2005-2006. Đây là cơ hội để Kellogg tạo ra những sản phẩm ngũ cốc đáp ứng nhu cầu nhưng có nhiều hương vị riêng cho mình nguy cơ bệnh tim và ung thư nhất định.

 -Bữa ăn tối và ăn vặt : Nghiên cứu gần đây của Datamonitor cũng trình bày kết quả thống kê cho thấy 35 phần trăm người tiêu dùng đang lựa chọn ít nhất một món ăn lành mạnh mỗi ngày.  Mức tiêu thụ của các món ăn nhẹ khỏe mạnh là dự kiến sẽ tăng 9 phần trăm năm 2011 khi người dân tiếp tục sống cuộc sống bận rộn đó có yêu cầu ăn uống trên đường đi.

Đây cũng là cơ hội cho ngành sản xuất thức ăn vặt và Kellogg là người chỉ đạo các sản phẩm sáng tạo trong những xu hướng này

- Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các nhà quản lý về y tế không ngừng cảnh báo các quảng cáo đồ ăn trẻ em đang góp phần làm tăng tỷ lệ trẻ quá cân và béo phì, một tình trạng đã được cảnh báo trong suốt các thập kỷ qua.
Một số nước đã cấm các quảng cáo đồ ăn trẻ em vì còn nghi ngại xung quanh vấn đề tiêu chuẩn dinh dưỡng. Ở Mỹ, một số thành viên Chính phủ đề nghị cũng phải có những quy định cụ thể về mặt dinh dưỡng. Ngành công nghiệp sản xuất đồ ăn cũng cam kết sẽ có những quy định nghiêm ngặt hơn để kiểm soát vấn đề này.
- Năm 2009, Kellogg phải đối mặt với việc Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm bơ lạc của 11 công ty thực phẩm có cơ sở tại Mỹ vì những sản phẩm này có chứa khuẩn Salmonella typhimurium gây độc hại. Trong số 11 công ty này có Công ty đậu phộng Mỹ (PCA) được cho là nguồn lây nhiễm khuẩn Salmonella typhimurium, và Hãng sản xuất ngũ cốc Kellogg. Toàn bộ 11 công ty trên đều bán sản phẩm đậu phộng của PCA có chứa khuẩn Salmonella typhimurium.
Theo phía Trung Quốc, những sản phẩm này được sản xuất tại một nhà máy của PCA ở bang Georgia và đã bị nhà chức trách Mỹ thu hồi gần đây. Đến nay đã có khoảng 400 mặt hàng thực phẩm chứa bơ của PCA bị thu hồi ở Mỹ.
- Cách ăn uống ngày càng giống châu Âu của người châu Á đã tạo cơ hội cho nhà sản xuất bột ngũ cốc ăn sáng - một món ăn khá xa lạ với người châu Á - như Kellogg đang nhìn thấy những cơ hội lớn ở khu vực này. Kellogg đang có kế hoạch tăng gấp đôi doanh số ở thị trường châu Á lên 400 triệu USD đến năm 2009- 2010 và tin tưởng doanh thu ở thị trường này sẽ tăng 6-7% trong năm 2006. (Trong năm 2005 thị trường châu Á đã mang về cho Kellogg doanh thu 200 triệu USD và đang hứa hẹn mức tăng trưởng doanh thu khoảng 4% trong những năm tới).
TỔNG HỢP CÁC KHUYNH HƯỚNG, CƠ HỘI VÀ ĐE DỌA

KHUYNH HƯỚNG

- Kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục đà tăng trưởng

- Lãi suất ở mức thấp

 - Lạm phát có xu hướng tăng

- Sự cạnh tranh công nghệ ngày càng cao.
- Văn hóa phương tây rất ưa chuộng thức ăn nhanh và làm từ bột ngũ cốc.
- Có nhiều phản ứng mạnh từ phía xã hội về việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
- Dân số trẻ tăng

- Phân phối thu nhập không đều

- Có nhiều luật mới về bảo vệ người tiêu dùng ban hành.

CƠ HỘI:

- Khi dân số của Mỹ có xu hướng tăng lên sẽ làm cho nhu cầu về lương thực, thực phẩm và các sản phẩm khác phục vụ cho nhu cầu dinh dưỡng gia tăng

- Tạo thị trường tiêu thụ lớn, nhu cầu về sản phẩm làm từ thiên nhiên ngày càng tăng
- Tăng hiệu quả sản xuất nhờ cải tiến công nghệ, khách hàng có nhiều sự lựa chọn do có thể so sánh sản phẩm
- -Chương trình kích thích tiêu dùng. Những sản phẩm tiêu dùng phổ thông và cần thiết hàng ngày sẽ tăng nhanh hơn những sản phẩm cao cấp.
- Đồng USD bắt đầu có giá trở lại nên chi tiêu nhiều hơn

ĐE DỌA:

- Yêu cầu cao trong việc sản xuất các sản phẩm chất lượng

- Khó khăn cho việc xác định nhu cầu khách hàng để đáp ứng.
- Nhu cầu về chất lượng và tính an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng tăng
- Nhu cầu tiêu dùng sẽ vẫn còn yếu do thu nhập tăng chậm và thất nghiệp cao
- Giá năng lượng và chi phí nguyên vật liệu trong thời gian qua vẫn tăng cao nên chi phí sản xuất tằn làm giảm cung.

2.2. Phân tích ngành

2.2.1. Định nghĩa ngành và mô tả ngành
Công ty tham gia vào ngành công nghiệp chế biến thực phẩm
Định nghĩa ngành: chế biến thực phẩm là ngành sản xuất công nghiệp bắt đầu bằng thịt động vật thô, rau quả hoặc nguyên liệu từ biển và biến đổi chúng thành các chất liệu thực phẩm hoặc sản phẩm ăn như sữa, thịt, rau, bánh, hạt và ngũ cốc.

Mô tả ngành:

Ngành công nghiệp thực phẩm ngũ cốc tại Hoa Kỳ là ngành phân tán . Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm là một trong những ngành sản xuất lớn nhất Hoa Kỳ, chiếm hơn 10% tất cả lượng hàng hóa sản xuất. Từ năm 1998 đến năm 2004, ngành này tăng trưởng hơn 10% lên khoảng 470 tỉ đô la mỗi năm.  8 công ty có doanh thu cao nhất trong ngành năm 2007 chỉ chiếm 37,5% thị phần toàn ngành

2.2.2. Phân tích tính hấp dẫn của ngành:

2.2.2.1. Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh:

Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng:

Ngày nay, nhu cầu của con người ngày càng không ngừng phát triển, họ luôn đòi hỏi, tìm kiếm những cái mới lạ và mong muốn các nhà cung cấp thõa mãn được những mong muốn đó. Trong lĩnh vực thực phẩm, người tiêu dùng luôn đòi hỏi các sản phẩm mới, tiện lợi, đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của họ. Họ đang dần thay đổi cách lựa chọn và mua thực phẩm cho phù hợp với cuộc sống nhiều tiền ít thời gian. Do đó, ngành sản xuất ngũ cốc là ngành đang rất tiềm năng. Chính vì vậy,  nguy cơ nhập cuộc của các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng là rất lớn. Kellogg xác định đối thủ cạnh tranh tiềm tàng của công ty là các công ty sản xuất thức ăn nhanh. Các công ty này có hiểu biết về ngành và có thể mở rộng công ty họ đê gia nhập vào ngành nếu nhận thấy ngành có nhiều tiềm năng. Trong ngành sản xuất ngũ cốc của Kellogg thì việc nhập cuộc là tương đối dể dàng hơn so với các ngành công nghệ cao.Tuy nhiên, đối với Kellogg thì những đối thủ cạnh tranh này khó làm mất đi thị phần của họ vì gặp phải các rào cản nhập cuộc như:
- Phát triển sản phẩm – Rất khó để cho ra được một sản phẩm mới và đưa nó đến được với người tiêu dùng.
- Chi phí vốn cao – thiết bị, nhà máy, công nghệ sản xuất, quảng cáo, phân phối…tất cả đều làm tăng chi phí cho nhà sản xuất
- Thị trường thực phẩm đang rất nhạy cảm với các sản phẩm mới mà chưa có thương hiệu, vì thế rất khó cạnh tranh với các nhãn hiệu lâu đời
- Sự trung thành nhãn hiệu: với hơn 100 năm thành lập thì hương vị của Kellogg đã đi sâu vào trong tâm trí của khách hàng.
- Lợi thế về chi phí tuyệt đối: Có mặt từ lâu đời trên thị thị trường và dành được lợi thế cạnh tranh rất lớn từ các yếu tố chủ yếu cho quá trình sản xuất sản phẩm đến các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất: nguyên vật liệu, lao động, thiết bị và các kỹ năng …. Do đó thật là khó khăn cho các đối thủ mới khi muốn gia nhập ngành.
- Tính kinh tế theo qui mô: Do ra đời sớm và lâu đời nên Kellogg đạt được các lợi thế về tính kinh tế theo qui mô. Điều này cũng là một khó khăn lớn cho các công ty mới gia nhập ngành.
         Lực đe dọa hay sức mạnh cạnh tranh của các đối thủ tiềm tàng là trung bình.

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong ngành:

Đối thủ cạnh tranh chính của Kellogg là General MillsKraft. Kraft generates triple the revenues that General Mills and Kellogg produce, and Kraft's leading segment is snacks which accounts for about $10 billion in revenue. Kraft là công ty hàng đầu về các món ăn nhẹ. Và trong phân khúc này Kraft tạo ra doanh thu gấp ba lần mà General Mills và Kellogg đạt được.Kellogg and General Mills, on the other hand, receive a large amount of their revenue from the cereal segment. Ngược lại, đối với Kellogg và General Mills, doanh thu chủ yếu là từ các phân đoạn ngũ cốc. Snacks and cereal are the common sectors to these three companies.
General Mills, Inc là một trong những công ty ngũ cốc hàng đầu thế giới, với các thương hiệu nổi tiếng như Cheerios, Chex, Cocoa Puffs, Kix, Trix, và Wheaties có mặt tại các siêu thị ở khắp mọi nơi.In addition to its breakfast cereal products, the company includes some of the best names in other food lines such as Gold Medal flour, Bisquick baking mixes, bars. Ngoài các sản phẩm ngũ cốc ăn sáng, công ty còn bao gồm một số dây chuyền thực phẩm khác như bột, Bisquick nướng trộn, món tráng miệng hỗn hợp, Hamburger Helper ăn tối trộn, sữa chua Yoplait, bỏng ngô…General Mills mở rộng thị phần sản phẩm của mình tại hơn 90 quốc gia trên toàn thế giới, nó General Mills is also active outside the grocery sector through its foodservice unit, which markets products under the company's various brands to educational, hospitality, and healthcare institutions, convenience stores, and  operators.cũng có hoạt động ra ngoài ngành gồm các sản phẩm dưới nhãn hiệu khác nhau của công ty để phục vụ giáo dục, và các tổ chức y tế, cửa hàng tiện lợi, và bán hàng tự động
Kraft food Inc có trụ sở chính đặt tại Northfield, Illinois, hiện đang là công ty lớn nhất Bắc Mỹ về sản xuất thực phẩm và nước giải khát, lớn thứ hai trên thế giới sau Nestlé SA.From 1988 to March of 2007, tobacco giant Phillip Morris Company, now Altria Group (MO) , owned and grew Kraft Foods, merging the food company with Nabisco and General Foods. Altria Group (MO) took Kraft public in 2001, maintaining an 88.1% stake in the stock until the completion of the spin off in 2007. The company's principal competitors include Pepsico (PEP) , General Mills (GIS) , and Nestlé SA.  .Đối thủ cạnh tranh chủ yếu bao gồm Pepsico (PEP), General Mills (GIS),Nestlé SA. Kraft produces foods and beverages across a wide variety of product categories, making way for competition with many specified, smaller companies.

Công ty
Net Revenue (in millions) Doanh thu thuần (hàng triệu)
International Rev as % of sales % Tăng tổng doanh thu
Gross Margin % % tăng tổng Lãi suất
Kellogg Kellogg
$10,906 $ 10.906
32.6% 32,6%
44.2% 44,2%
$12,442 $ 12.442
17% 17%
36% 36%
KraftKraft
$34,356 $ 34.356
32.4% 32,4%
36.1% 36,1%

Kellogg là người lãnh đạo trong thị trường ngũ cốc của Hoa Kỳ.Over the last few years, despite increasing competition, Kellogg has slowly increased its market share. Trong vài năm qua, bất chấp sự cạnh tranh ngày gay gắt, Kellogg đã dần dần tăng thị phần của nó. Kellogg now controls about one-third of the market, followed by General Mills with 31 percent and Quaker (a division of PepsiCo ) and Post (a division of Kraft Foods ). Hiện tại Kellogg kiểm soát khoảng một phần ba thị trường, tiếp theo là General Mills với 31%, đến Quaker (một bộ phận của PepsiCo), Kraft Foods và một số công ty khác. Kellogg has also launched more cereals than General Mills recently. Kellogg đã đưa ra nhiều hơn về số lượng cũng như về chủng loại mặt hàng ngũ cốc trong thời gian gần đây so với General Mills. Kellogg controls 50% of the market for new cereals in the United States. Kellogg kiểm soát 50% thị trường dành cho các loại ngũ cốc mới tại Hoa Kỳ.New cereals are particularly important since manufacturers generally charge higher prices for them than for older products. Sản phẩm ngũ cốc mới được Kelogg đặc biệt quan tâm và thường tính giá cho chúng cao hơn cho các sản phẩm cũ.
Image:Cereal.png
Biểu đồ so sánh % thị phần mà Kellogg nắm giữ tại Mỹ
Nhìn vào biểu đồ, có thể thấy được % thị phần ngũ cốc mà Kellogg nắm giữ tại Hoa Kì. Tuy nhiên, đi sâu vào từng ngành công nghiệp sản xuất, đối với chiến lược phát triễn mỗi loại sản phẩm, công ty lại có những đối thủ cạnh tranh khác nhau. Dưới đây là một số ví dụ:
Industry Competitors Đối thủ cạnh tranh
1 1
Bread Crumbs ManufacturiBánh mỳ
2 2
Cereal / Cold Pre-sweet Ready-to-eat Kids Cereal Manufacturing Ngũ cốc ăn cho trẻ em
General MillsGeneral MillsKellogg Company
3 3
Cereal / Cold Ready-To-Eat Cereal Manufacturing Ngũ cốc dinh dưỡng
Kellogg CNestle Nestle
4 4
BánhCookies / Assorted Cookie Manufacturing Cookies
5 5
Crackers / Regular Cracker Manufacturing Bánh quy giòn
Ralcorp Holdings Inc Ralcorp Holdings IncKellogg Kraft Foods
6 6
Energy Bar, Granola Bar, Cereal Bar & Snack Bar Manufacturing Snack và một số thực phẩm khác
General Mills General Mills Kellogg Company

 

          Lực đe dọa của đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong ngành là cao

Năng lực thương lượng của người mua:

Đối với ngành của công ty Kellogg khách hàng gồm có các nhà phân phối, bán lẻ và khách hàng tiêu dung cuối cùng. Khả năng lực thương lượng của khách hàng khác nhau đối với những nhóm khách hàng khác nhau. Những nhà phân phối và những nhà bán lẻ có năng lực thương lượng đáng kể hơn là  những khách hàng tiêu thụ cuối cùng. Những nhà bán lẻ lớn như là Wal- Mart và chuỗi các cửa hàng tạp phẩm quốc gia có khả năng kiếm lợi từ những nhà sản xuất ngũ cốc thông qua những sự khuyến khích như hạ giá, thay đổi khối lượng sản phẩm, thúc đẩy và trưng bày sản phẩm. Những nhà bán lẻ này thường được tập trung vì vậy có thể nắm được và sử dụng năng lực mạnh của họ, gây tác động đến người tiêu dùng cuối cùng bằng việc thay đổi số lượng hàng trưng bày trong các cửa hàng. Năng lực thương lượng của những nhà bán lẻ sẽ giảm đi nếu khách hàng không còn trung thành với nhãn hiệu Kellogg.
Năng lực thương lượng của khách hàng cuối cùng thấp. Họ là một nhóm các cá nhân rời rạc, không có sự liên kết với nhau, và họ không có năng lực để phân  chia lợi nhuận của các nhà sản xuất. Do vậy Kellogg cung cấp các dịch vụ để tăng năng lực của khách hàng tiêu thụ cuối cùng, và tăng lòng trung thành của họ.

        Năng lực thương lượng của khách hàng thấp

Năng lực thương lượng của nhà cung cấp:

Trong toàn ngành, hầu hết các tập đoàn đều có những nhà cung cấp lớn nhất định. Các nhà cung cấp liên kết với nhau theo xu hướng cùng có lợi cho toàn ngành, mối quan hệ tốt với nhà cung cấp sẽ được duy trì tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình hoạt động của công ty. Do đó, khả năng thương lượng của nhà cung cấp ở đây là khá cao.

         Năng lực thương lượng của nhà cung cấp là cao

Sản phẩm thay thế:

Có không ít sản phẩm có thể thay thế cho sản phẩm của Kellogg. Mặc dù, mỗi  công ty có một tầm quan trọng khác nhau trên mỗi thị trường, và việc có một sự giảm sút nào đó trong việc tiêu thụ ngũ cốc và thức ăn nhẹ cũng là điều dễ hiểu bởi đang có sự gia tăng của các loại thực phẩm dinh dưỡng đa chức năng, sữa, cà phê, thức ăn nhanh…Hơn nữa với nhịp sống bận rộn của đa số người dân Mỹ hiện nay, người ta có thể bắt đầu một ngày làm việc mới bằng một tách cà phê hoặc một ly sữa, hơn là phải pha chế ngũ cốc.  Điều này biểu hiện một sự đe doạ cạnh tranh, làm hạn chế khả năng đặt giá cao và hạn chế khả năng sinh lời cuả nó.
Lợi nhuận của công ty giảm do sự đa dạng của các sản phẩm thay thế mà ở đó khách hàng có thể hướng tới nhiêù sự lựa chọn phù hợp hơn chẳng hạn như café và sữa là những sản phẩm khó thay thế đối với một số bộ phận người tiêu dùng và vì thế Kellogg đang phải đối mặt với nhiều khó khăn nhất định.
Để đối phó lại với tình hình trên, Kelogg cũng có các chiến lược để có thể khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty như tăng ngân sách cho quảng cáo và đầu tư vào việc phát triển các sản phẩm mới, sản phẩm đảm bảo dinh dưỡng

           Lực đe dọa của sản phẩm thay thế là cao

Bảng tóm tắt 5 lực lượng cạnh tranh ngành công nghiệp sản xuất ngũ cốc tại Mỹ:
Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng
Trung Bình
Các đối thủ trong ngành
Cao
Năng lực thương lượng của người mua
Thấp
Năng lưc thương lượng của nhà cung cấp
Cao
Các sản phẩm thay thế
Cao
Qua bảng trên ta rút ra nhận xét, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm mà chủ yếu ở đây là nói đến ngành sản xuất ngũ cốc tại Mỹ hiện nay là không hấp dẫn

2.2.2.2.  Vị trí của các nhóm chiến lược:

            Hiện nay sự cạnh tranh trong nghành sản xuất bột ngũ cốc và thức ăn nhẹ rất là gay gắt. Sự cạnh tranh này là minh chứng cho sự giành giật thị trường giữa các thương hiệu lớn như Kellogg, General Mills. Vị trí dẫn đạo thị trường luôn là miếng mồi ngon khiến các doanh nghiệp nỗ lực hết mình để dành giật. Gần đây doanh số của các công ty đứng đầu ngành đang có sự biến động vì sức ép cạnh tranh. Tuy nhiên, sự giảm sút này không phải do sự đi xuống của ngành mà được giải thích bằng sự hấp dẫn của vị trí chiến lược trong ngành.

2.2.2.3. Trạng thái ngành:

            Là một trong những ngành có mức độ tăng trưởng ổn định và năng động nhất trong ngành công nghiệp thực phẩm thế giới. Sự tăng trưởng này chủ yếu do gia tăng dân số thế giới, thói quen sử dụng thức ăn nhanh của con người trong thời đại công nghiệp hoá, đồng thời bột ngũ cốc là thức ăn được ưa chuộng hiện nay trong vấn đề bảo vệ sức khỏe, giảm nguy cơ các bệnh như béo phì, tim mạch…

2.2.2.4. Các lực lượng dẫn dắt sự thay đổi của ngành:

Bao gồm:
- Sự phát sinh về những sở thích của người mua: Nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay không chỉ dừng lại ở việc thoả mãn những cảm giác nhất thời, mà còn yêu cầu sản phẩm cao hơn: hàm lượng các chất có nguồn gốc từ thiên nhiên cao, hình thức đa dạng nhưng phải đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn…
- Cải tiến sản phẩm , thay đổi công nghệ , cải tiến Marketing

2.2.2.5.  Các nhân tố then chốt cho thành công của ngành:

            Sản phẩm cải tiến liên tục: Ngày nay nhu cầu của khách hàng về sản phẩm của ngành đang thây đổi liên tục. Các công ty trong ngành phải luôn cải tiến, phát triển các sản phẩm mới sao cho đáp ứng được nhu cầu về dinh dưỡng, sức khỏe, tiện lợi cho khách hàng.

2.2.2.6. Triển vọng ngành và tính hấp dẫn:

- Các nhân tố tạo nên tính hấp dẫn:

Sản phẩm của ngành hiện nay rất hấp dẫn. Đặc biệt là nước có nền công nghiệp phát triển. Sở dĩ thức ăn và đồ uống tiện của bột ngũ cốc ngày càng có xu hướng bùng nổ tại các nước là do đáp ứng được nhu cầu của người dân nhất là giới trẻ vì tiết kiệm được thời gian, thuận lợi cho công việc của họ, hạn chế được tối đa hiểm hoạ ngộ độc thực phẩm và nguy cơ tích luỹ độc tố trong cơ thể thể do dư lượng kháng sinh, hoá chất độc hại không kiểm soát được từ các nguồn thực phẩm hàng ngày… Thực tế cho thấy ngành này đang có chỗ đứng rất vững chắc trên thị trường.
Trong tương lai ngành phát triển mạnh hơn nữa do thị trường các nước đang  phát triển có dân số trẻ rất lớn nên thích ứng với lối sống mới

- Các nhân tố gây nên kém hấp dẫn:

Tồn tại những rào cản về vốn, chi phí quảng cáo lớn, đặc biệt là duy trì sự trung thành của khách hàng và phải cạnh tranh với những đối thủ có tiềm lực lớn.
Thị trường toàn cầu nên các doanh nghiệp trong ngành phải có sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa của các quốc gia khác nhau để tạo ra các sản phẩm phù hợp khẩu vị với khách hàng


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét