·
Kinh tế Singapore giai đoạn 2000-2007:
Do ảnh hưởng của sự kiện 11 tháng 9,
suy giảm của kinh tế thế giới và sau đó là dịch SARS, kinh tế Singapore bị ảnh
hưởng nặng nề: Năm 2001, trong tình trạng tăng trưởng kinh tế âm (-2,2%), để
giảm thiểu những rủi ro do bị tác động của nền kinh tế trong nước, năm 2002
Charles & Keith quyết định mở một cửa hàng nhượng quyền thương hiệu túi xách tại Úc.
Sau
giai đoạn chịu ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế toàn cầu từ năm
2001-2003, GDP thực tế năm 2004 của Singapore tăng mức kỷ lục 8%, tốc độ tăng
trưởng kinh tế đạt 8,4%.
GDP: 116,3 tỷ USD (2004), với GDP
bình quân đầu người 27.180 USD (2004), tỉ lệ lãi suất giảm, công ty dễ dàng huy
động vốn để mở rộng kinh doanh của mình và Charles & Keith quyết định thâm
nhập vào thị trường Trung Đông bằng cách
mở cửa hàng tại Ả rập xê út.
·
Thời kỳ suy thoái kinh tế: Giai đoạn
2008-2009:
GDP 2009 của Singapore có thể ở mức thấp nhất kể
từ năm 1965. Xuất khẩu đi xuống, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, khiến Chính phủ
gặp nhiều áp lực trong việc cứu các ngành kinh doanh và kích cầu tiêu dùng.
Cũng trong 2008, đã có hơn 10.000 người bị mất việc làm.
Khủng hoảng đã ảnh hưởng sâu rộng lên
tất cả các ngành kinh tế của nước này, nhất là ngành sản xuất".Việc thắt
chặt các chính sách tài chính của các ngân hàng dẫn đến khó khăn trong việc vay
vốn đầu tư. Trong giai đoạn khủng hoảng này, công ty dừng lại việc mở rộng kinh
doanh mà tập trung vào việc đầu tư cải tạo, tăng cường cơ cấu vốn.
·
Thời kỳ phục hồi kinh tế: Giai đoạn
2010 đến nay:
Trong
giai đoạn này nền kinh tế Singapore đã bắt đầu phục hồi và tăng trưởng, năm
2010 GDP đạt gần 322 tỷ USD đến năm 2013 đạt gần 364 tỷ USD (tăng 3,9%); tỷ lệ
thất nghiệp giảm từ 3,2% xuống còn khoảng 2%; GDP bình quân đầu
người năm 2013 khoảng 68.541 (USD). Năm 2010, Charles & Keith
phát triển thị trường Trung Quốc, tháng 4 năm 2013, Charles & Keith bước
vào thị trường Nhật, công ty đang có kế hoạch mở rộng thị trường ở châu Mỹ
Latinh.
Ngoài việc tăng cường vị thế của mình
trong thị trường hiện tại, công ty đang tập trung vào thị trường Trung Quốc -
với 70 cửa hàng tại thời điểm này, công ty đang có kế hoạch tăng lên 100 vào
cuối năm 2014 và phấn đấu có 500 cửa hàng trên toàn cầu.
Không những vậy, khả năng linh hoạt
trong việc điều khiển tỉ lệ hối đoái và tiền lương đã giúp Singapore hồi phục tốt hơn phần lớn
các nước trong khu vực. Nỗ lực sự dụng nhiều chiến lược cùng một lúc (kết hợp
với chính sách tài chính và tiền tệ), Singapore không những tránh được tình
huống xấu nhất của khủng hoảng, mà còn "rải" gánh nặng cải biến lên
tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế.
Ngoài ra, các nhà chức trách Singapore
từ lâu đã được người ta biết tới về phẩm chất kiên định và có uy tín cao. Chính
vì thế, những thay đổi trong kế hoạch ngắn hạn không làm thị trường nghi ngờ
việc "chung thủy" của Singapore
với những mục tiêu dài hạn.
2.
Môi trường công nghệ:
Chính phủ Singapore đẩy mạnh đổi mới
công nghệ, chú trọng đầu tư vào giáo dục, nghiên cứu phát triển, xây dựng những
nguồn năng lực chủ đạo như các trung tâm kỹ thuật các viện nghiên cứu, các cơ
sở thiết kế và các trung tâm nhân lực chuyên môn. Nền kinh tế Singapore phụ thuộc sâu sắc vào
nước ngoài trên nhiều phương diện, đặc biệt là nguồn vốn, công nghệ và kỹ thuật
cùng với thị trường tiêu thụ sản phẩm và cung cấp nguyên liệu.
Theo thống kê của công ty thống kế
mạng NetValue năm 2004 công bố: Phụ nữ Singapore đang đuổi kịp nam giới
trong việc sử dụng Internet, hứa hẹn một thị trường béo bở cho các nhà quảng
cáo trực tuyến.
Chị em ngày càng dành nhiều thời gian
hơn cho việc tìm kiếm thông tin trên mạng, còn nam giới thì ngược lại.
Charles & Keith đã đi tiên phong trong
việc kinh doanh thương mại điện tử thông qua sự ra
mắt của các cửa hàng mua sắm trực tuyến tại trang web
charleskeith.com
Là một xã hội đa sắc tộc, Singapore trở thành một quốc gia
đa dạng nhưng vẫn không thiếu sự gắn kết. Khoảng 40% dân số là người nước
ngoài, đây là tỉ lệ cao thứ sáu trên thế giới. Chính quyền mời gọi người người
làm việc ngại quốc, mặc dù điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ giữ một vai trò
quan trọng trong nền kinh tế quốc gia.
Lao động nước ngoài nước ngoài chiếm đến 80% trong ngành công
nghiệp xây dựng và 50% trong công nghiệp dịch vụ. Về tôn giáo, Singapore là một
quốc gia đa tôn giáo, theo thống kê khoảng 51% dân số Singapore theo Phật giáo
và Đạo giáo, 15% dân số (chủ yếu là người Hoa, người gốc Âu, và người Ân Độ) là
tín đồ Đạo Cơ đốc.Hồi giáo chiếm khoảng 14% dân số, chủ yếu tồn tại trong các
cộng đồng người Mã Lai, người Ấn Độ theo Hồi giáo, và người Hồi (người Hoa theo
Hồi giáo). Có khoảng 15% dân số Singapore
tuyên bố họ không có tôn giáo, cá tôn giáo khác không đáng kể. Hiện tại, dân số
Singapore
khoảng 5,4 triệu người. Một trong những điểm nổi bật của Singapore là sự tổng hòa của nhiều
nền văn hóa khác nhau. Cùng tạo nên một xã hội và chung sống hòa bình bên nhau
là bốn chủng tộc chính – Người Hoa (chiếm đa số), người Mã Lai, người Ấn Độ
và người lai Á Âu. Mỗi cộng đồng mang đến một bộ mặt khác nhau cho cuộc sống
tại Singapore ,
trên các lĩnh vực văn hóa, tôn giáo, ẩm thực và ngôn ngữ.
Người Singapore
nói chung dễ tiếp thu những ý tưởng và khái niệm mới, họ rất tôn trọng người có
thâm niên và người cao tuổi , đặc biệt là sự tôn trọng và tự hào nền văn hóa
của nước mình. Chính vì vậy, năm 2009 Charles & Keith phối hợp với Hội đồng
quản trị Du lịch Singapore ,
tăng cường in hoa biểu tượng quốc gia lên các túi xách như là một sự thể hiện
lòng tự hào về văn hóa.
Số người biết đọc, biết viết đạt 93%; nam: 95,9%; nữ: 86,3%; Giáo
dục bắt buộc và miễn phí 10 năm (từ 6 đến 16 tuổi). Sau khi học xong 6 năm tiểu
học, học sinh phải học 4 năm trung học, có tới 100% học sinh học qua tiểu học
vào khoảng 70% học lên trung học. Tất cả trẻ em học xong trung học có thể vào
học ở các trường dạy nghề hoặc đại học. Trẻ em được học bằng tiếng mẹ đẻ và
tiếng Anh.
4. Môi trường chính trị - pháp luật
Ngoài ra việc ban hành các đạo luật liên quan: Luật đầu tư,
luật doanh nghiệp,luật lao động, luật chống độc quyền, chống bán phá giá phù
hợp đã tạo tiền đề thuận lợi cho các nhà kinh doanh vận hành nó trong quá trình
thực hiện mục tiêu kinh doanh.
Singapore được coi là một trong những quốc gia có môi trường
kinh doanh, môi trường cạnh tranh thông thoáng, trật tự, ổn định và khá bình
đẳng như: Bảo vệ và duy trì cạnh tranh được coi là mục tiêu trọng tâm bằng cách
không cho phép độc quyền, cấm cạnh tranh không lành mạnh và loại bỏ hành động
phân biệt và cấu kết về giá, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng bằng cách cấm
những hình thức kinh doanh, cạnh tranh thiếu công bằng và mang tính lừa dối.
Nhìn chung, hầu hết các điều luật của chính phủ tác động đến doanh nghiệp đều
là vì mục đích dẫn dắt doanh nghiệp đi đúng hướng của mình để tối đa hóa lợi
nhuận dựa trên việc tối đa hóa lợi ích của khách hàng. Mục đích của Charles
& Keith luôn là tối đa hóa lợi nhuận dựa trên việc tối đa hóa lợi ích của
khách hàng.
Diễn
biến trên thế giới ngày càng phức tạp, nguy cơ xảy ra chiến tranh là hiện hữu,
giá dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu mỏ có xu hướng tăng cao, giá cước vận tải
tăng,... dẫn đến các yếu tố đầu vào tăng theo ngày càng làm giảm khả năng cạnh
tranh của sản phẩm giày dép, tại thị trường Trung Quốc sau khi nước này gia
nhập WTO mức độ bảo hộ đối với sản phẩm có giảm nhưng không nhiều. Mức độ tiêu
thụ giày dép vẫn có xu hướng tăng cao, đặc biệt là ở thị trường châu Á và Mỹ la
tinh.
Hiện nay Singapore
là một quốc gia có nền kinh tế phát triển, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế
và năng lực cạnh tranh trong xuất nhập khẩu của doanh nghiệp được xếp ở thức
bậc cao là nhờ chính phủ Singapore
thực hiện chính sách tự do hóa thương mại và đầu tư rất sớm (1966 – 1973). Mà
then chốt là chính phủ thực thi chiến lược hướng về xuất khẩu như dồn mọi nỗ
lực vào việc tiếp cận và phát triển thị trường nước ngoài, hỗ trợ các nhà xuất
khẩu, xúc tiến xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. Quan điểm về xây dựng chính sách
cạnh tranh của Singapore là đặt các doanh nghiệp tại Singapore (không phân biệt
trong nước, ngoài nước, sở hữu) trong môi trường cạnh tranh quốc gia bình đẳng,
theo kiểu chọn lọc tự nhiên. Nhà nước không bảo hộ, nhưng nhà nước ưu tiên đầu
tư cho doanh nghiệp ở các ngành quan trọng phát triển bằng cổ phần lớn của nhà
nước, khi các doanh nghiệp này đủ mạnh trong cạnh tranh xuất khẩu trên thị
trường quốc tế thì nhà nước bán cổ phiếu cho dân.
Định nghĩa: Tập hợp những công ty, hộ gia đình, cá nhân hoạt động kinh
doanh chuyên sâu trong lĩnh vực thời trang như giày dép, túi xách, mắt kính.
a) Các đối thủ cạnh tranh tiềm
tàng
Rào cản nhập cuộc của ngành gồm các
yếu tố sau:
Sự trung thành nhãn hiệu:
Đối với ngành thời trang, khi một
công ty đã xây dựng vững mạnh thương hiệu của mình trong lòng khách hàng thì họ
sẽ tạo ra sự trung thành nhãn hiệu rất là cao. Việc xua tan đi sở thích đã hình
thành trong khách hàng là điều hết sức khó khăn và tốn kém. Do đó, nó giảm đi
mối đe dọa nhập cuộc của những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng.
Lợi thế chi phí tuyệt đối:
Khi kinh doanh lâu trong ngành thì
các công ty thời trang có khả năng vận hành sản xuất vượt trội nhờ kinh nghiệm
quá khứ, khả năng kiểm soát đầu vào đặc biệt cho sản xuất như lao động, máy móc
thiết bị, và kỹ năng quản cũng như biết cách tiếp cận những nguồn vốn rẻ để có
thể sản xuất sản phẩm với giá thành cạnh tranh. Đó chính là những lợi thế chi
phí mà những nhà thời trang đi trước có được so với những công ty nhập cuộc
sau. Vì vậy đe dọa từ người nhập cuộc giảm xuống.
Tính kinh tế theo quy mô:
Nguồn tạo ra tính kinh tế theo quy mô
của các công ty trong ngành thời trang là đáng kể bao gồm sự giảm thấp chi phí
nhờ sản xuất khối lượng lớn sản phẩm tiêu chuẩn hóa, chiết khấu lớn khi mua sắm
khối lượng lớn các nguyên vật liệu đầu vào như: vải, da,…, lợi thế có được bởi
sự phân bổ chi phí cố định cho khối lượng sản xuất lớn và tính kinh tế quy mô
trong quảng cáo. Vì vậy, đe dọa từ người nhập cuộc giảm xuống.
Sự trả đũa:
Hiện nay , trong ngành thời trang có rất nhiều
công ty sản xuất và kinh doanh. Các công ty này hình thành từ lâu nên có kinh
nghiệm và tiềm lực kinh doanh, vị trí thương hiệu rất lớn.Vì thế, khi các công
ty khác muốn xâm nhập vào ngành thì phải đối đầu với những “phản ứng” của các
công ty này.Hiện nay,Charles & Keith đang rất phát triển nhưng vẫn còn đứng
sau các công ty thời trang lớn như: Gucci, Chanel, Calvin Klein, Louis Vuitton,
Prada, Nine West,Coach, Hermes Birkin…
Tóm
lại: Rào cản nhập cuộc của ngành thời trang cao, đảm bảo khả năng sinh lợi của
ngành.
b) Cạnh tranh giữa các đối thủ
trong ngành
Cường độ ganh đua giữa các công ty
trong ngành tạo ra đe dọa mạnh mẽ đối với khả năng sinh lợi. Mức độ ganh đua
giữa các công ty trong ngành là một hàm số của 3 nhân tố: (1) cấu trúc cạnh
tranh ngành; (2) các điều kiện nhu cầu; (3) rào cản rời khỏi ngành cao.
Cấu trúc cạnh tranh ngành:
Ngành thời trang là một ngành tập trung, bị
lấn át bới một số công ty lớn. Hiện nay, ngành sản xuất và kinh doanh thời
trang là ngành có tiềm năng lớn,. Đây là ngành tập trung nên các công ty phụ
thuộc lẫn nhau. Các hành động cạnh tranh của một công ty sẽ tác động trực tiếp
lên khả năng sinh lợi và tác động lên thị phần của các đối thủ kháctrong ngành.
Điều đó làm nảy sinh một sự phản ứng mạnh mẽ từ phía đối thủ, hậu quảcủa sự phụ
thuộc lẫn nhau mang tính cạnh tranh như vậy có thể tạo ra một xoắn ốc cạnh
tranh nguy hiểm, họ cố gắng hạ thấp giá để cạnh tranh, hoặc hàng loạt các phản
ứng tốn kém khác đẩy lợi nhuận của ngành giảm xuống. Rõ ràng, sự ganh đua giữa
các công ty trong ngành tập trung và khả năng xảy ra chiến tranh giá tạo ra đe
dọa chủ yếu. Vì vậy các công ty có khuynh hướng chuyển sang cạnh tranh trên các
nhân tố không phải giá như quảng cáo, khuyến mãi, đinh vị nhãn hiệu, thiết kế
sản phẩm nhằm tạo sự khác biệt so với các đối thủ khác Trong ngành phụ kiện thời trang khó tạo ra
sự khác biệt giữa các sản phẩm.Vì thế chiến lược tốt nhất ho các công ty là cực
tiểu chi phí để có thể bỏ vào túi phần lợi nhuận lớn trong thời kỳ bùng nổ và
song sót trong bất kỳ sự suy giảm nào.
Các
công ty cạnh trạnh:
Công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh từ
nhiều đối thủ cạnh tranh ở cả trong khu vực và trên thế giới, ở nhiều kênh phân
phối bán lẻ khác nhau. Đặc biệt, công ty hiện đang phải đối mặt với sự cạnh
tranh từ các mặt hàng trung cấp và giá rẻ. Những đối thủ cạnh tranh tiêu biểu của
Charles & Keith hiện nay là:
(1)
Carlo Rino
Năm 1986, Bonia Group chọn hai nhà
thiết kế người Italy, Carlo Pollini và Rino Luiza để ra mắt thương hiệu Carlo
Rino. Đây được xem là thương hiệu thời trang sành điệu dành cho giới trẻ,
chuyên về thời trang công sở, dạ tiệc. Các sản phẩm của hãng gồm giày dép, túi
xách, ví cho phái nữ mang phong cách cổ điển nhưng vẫn hợp thời trang. Những
dòng sản phẩm của Carlo Rino thiết kế trẻ năng động, có thể kết hợp linh hoạt
với style riêng của bạn gái khi làm việc hoặc dự tiệc.
(2) Nose
Nose - thương hiệu giày dép, túi xách
và phụ kiện của Malaysia đã trở thành nhãn hiệu thời trang nổi tiếng không chỉ
trong lãnh thổ Malaysia mà đã trở thành thương hiệu toàn cầu với gần 100 cửa
hàng tại Malaysia và các chi nhánh trên khắp thế giới.
Sự ấn tượng trong các mẫu thiết kế, phong phú
về màu sắc và đa dạng trong chất liệu của Nose đã chinh phục được những phụ nữ
yêu thích thời trang. Những mẫu thiết kế trẻ trung và hiện đại của hãng luôn
mang lại vẻ quyến rũ và tự tin cho phái đẹp.
(3) Noir
Noir là thương hiệu của Pháp có xuất
xứ từ Malaysia, Mang phong cách kiểu dáng thanh lịch, độc đáo và hợp thời trang
với màu sắc sinh động, trang nhã, trẻ trung,nhãn hàng Noir luôn được các quý cô
ưa chuộng bởi nhờ sự kết hợp duyên dáng giữa thời trang Châu âu và nét duyên
Châu Á hơn hẳn các thương hiệu khác,sức cạnh tranh cao bởi Noir đáp ứng nhu cầu
đa dạng của khách hàng từ 20-40 tuổi. Giữa vô số những nhãn hiệu giày danh
tiếng như Charles & Keith, Bata, Guess,… Noir vẫn tìm được cho mình một vị
trí riêng trong lòng người tiêu dùng. Nếu Charles & Keith mang đến sự trẻ
trung, cá tính, phù hợp với xu hướng của các bạn gái trẻ, Guess với những đôi
giày cao gót lộng lẫy, kiêu sa thích hợp cho những buổi tiệc hay trên sàn
catwalk thì Noir được biết đến với những kiểu dáng đơn giản, thanh lịch, đa
dạng, độc đáo và hợp thời trang.
(4)
Everbest
Thành lập năm 1971, Everbest là nhãn hiệu thời
trang cao cấp của Singapore .
Trải qua lịch sử phát triển gần 40 năm, Everbest đã chinh phục khách hàng toàn
cầu bằng các sản phẩm sử dụng những chất liệu da chất lượng cao và các công
nghệ ưu việt ứng dụng cho đế giày dép, đồng thời khẳng định vị trí vững chắc
trong làng thời trang cao cấp thế giới.
Với slogan “The luxury of
simplicity”, các thiết kế của Everbest hướng đến sự đơn giản, nhưng toát lên vẻ
sang trọng và tinh tế trong từng chi tiết.Thiết kế đẹp, chất liệu da cao cấp,
công nghệ giày dép ưu việt, Everbest thực sự là lựa chọn hàng đầu cho những
khách hàng yêu thích và sành sỏi trong việc sử dụng đồ da.
(5) Vincci
Sánh vai cùng Nine West, Bonia...
Vincci là thương hiệu giày thời trang được nữ giới yêu thích. Là một dòng sản
phẫm cao cấp của hãng thời trang danh tiếng Padini, Vincci theo đuổi mơ ước là
sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống của "những quý bà thượng
lưu"
Với những thiết kế đặc biệt sang
trong, sáng tạo độc đáo, số lượng hạn chế, tinh tế trong từng chi tiết và hài
hòa trong từng gam màu phối, đường may hoàn hảo, chất liệu đặc sắc, những đường
cắt trang trí làm hoàn toàn bằng tay kết hợp những điểm nhấn nhẹ nhàng duyên
dáng của pha lê - ren - thêu đầy hiệu quả là thế mạnh trong mỗi sản phẩm của
Vincci.
Các điều kiện nhu cầu:
Sự tăng trưởng nhu cầu từ các khách
hàng mới hay sự gia tăng mua sắm của các khách hàng hiện tại có khuynh hướng
làm dịu đi sự cạnh tranh,bởi nó mở ra một không gian lớn hơn cho sự phát
triển.Tăng trưởng nhu cầu có khuynh hướng giảm đi sự ganh đua,bởi vì tất cả các
công ty có thể bán nhiều hơn không cần phải giành thị trường của các công ty
khác, kết quả thường là lợi nhuận vẫn cao và ngược lại.
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống
sinh hoạt của mỗi cá nhân ngày càng cao, nhận thức và nhu cầu cần đáp ứng về
thời trang của họ lại càng trở nên có chọn lọc. Nhu cầu về thời trang hiện nay
vẫn cao. Do đó, phần nào đã làm dịu mức độ ganh đua trong ngành…
Rào
cản rời ngành:
Đây là ngành có rào cản rời ngành
cao. Các công ty có thể bị kìm giữ trong điều kiện có mức sinh lợi thấp thậm
chí thua lỗ, khiến cho năng lực sảnxuất bị dư thừa và có khuynh hướng làm sâu
sắc hơn cạnh tranh về giá.
*
Các rào cản rời ngành phổ biến trong ngành phụ kiện thời trang bao gồm:
- Các doanh nghiệp khi tham gia ngành
này sẽ phải bỏ ra một nguồn vốn lớn trongviệc đầu tư các máy móc, nhà xưởng,
cũng như cơ sở hạ tầng cho việc phân phối sản phẩm, do đó khi muốn rời ngành
đòi hỏi các doanh nghiệp phải tổ chức thanh lý các tài sản này mà không có
phương án sử dụng khác. Nếu công ty muốn rời bỏ ngành nó phải bỏ đi giá trị sổ
sách của các tài sản này.
- Những gắn bó cảm xúc với ngành: khi
xây dựng những thương hiệu thời trang, các nhà thiết kế luôn đặt tất cả tâm
huyết và niềm đam mê của mình vào công việc, do đó, họ luôn không mong muốn rời
khỏi ngành.
* Các
yếu tố chủ yếu giúp công ty Charles & Keith cạnh tranh trên thị trường bao
gồm:
- Charles & Keith không những mở
cửa hàng bán lẻ trên thế giới mà hiện nay còn mở các trang web bán hàng trực
tuyến giúp khách hàng có thể mua sắm 24/7.
- Charles & Keith luôn lắng nghe
những phản hồi từ khách hàng để có thể thiết kế sản phẩm theo ý muốn của khách
hàng.
- Cung cấp cho khách hàng những dịch
vụ như chăm sóc khách hàng,tư vấn khách hàng…
- Đội ngũ nhân viên được đào tạo tốt,
cam kết và định hướng để thực hiện việc cung cấp cho khách hàng dịch vụ hoàn
hảo.
- Các nhóm bán hàng luôn luôn linh
hoạt và rất năng động. Họ có trách nhiệm để đánh giá và lập kế hoạch các biện
pháp cần thiết để đạt được và vượt quá mục tiêu doanh số bán hàng.
- Công ty có một đội ngũ nhiếp ảnh
gia và thiết kế chuyên nghiệp để tạo ra những sản phẩm sáng tạo,không ngừng đổi
mới và giới thiệu sản phẩm một cách sinh động.
- Ngoài ra,công ty còn có các nhóm
nghiên cứu về thị trường,quản lý kho,chuỗi cung ứng,công nghệ thông tin…giúp
cho việc điều hành công việc được tốt hơn.
c) Năng lực thương lượng của
người mua
Thời trang là ngành phụ thuộc rất
nhiều vào thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng . Hiện nay có rất nhiều cửa
hàng thời trang và các chiến lược marketing trong ngành không ngừng nổ ra nhằm
hướng khách hàng đến sản phẩm của mình vì thế người mua có rất nhiều sự lựa
chọn sản phẩm cho riêng mình .Do đặc
tính như vậy nên năng lực thương lượng của người mua tương đối cao.
d) Năng lực thương lượng của
các nhà cung cấp
Đối với ngành nhà cung cấp gồm có nhà
cung cấp nguyên vật liệu thô như da ,
vải lông thú ..và nhà sản xuất chi tiết sản phẩm như đế giày , gót giày, gọng
kính… Trên thị trường các nhà cung cấp như vậy tương đối nhiều, tuy nhiên lông
thú , da thú ngày càng hiếm, nên khả năng thương lượng với nhà cung cấp là
trung bình.
e) Các sản phẩm thay thế
(chưa xác định)
Qua phân tích 5 lực lượng
cạnh tranh của ngành ta có bảng phân tích sau:
Đe dọa từ đối thủ cạnh tranh tiềm tàng
|
THẤP
|
Đảm bảo khả năng sinh lợi của ngành
|
Đe dọa từ các đối thủ cạnh tranh trong ngành
|
TRUNG
BÌNH
|
Có nguy cơ ảnh hưởng khả năng sinh lợi của
ngành
|
Năng lực thương lượng của người mua
|
CAO
|
Giảm khả năng sinh lợi của ngành
|
Năng lực thương lượng của nhà cung cấp
|
TRUNG
BÌNH
|
Có nguy cơ ảnh hưởng khả năng sinh lợi của
ngành
|
Đe dọa từ các sản phẩm thay thế
|
CHƯA
XÁC ĐỊNH ĐƯỢC
|
Đảm bảo khả năng sinh lơi của ngành
|
Với bản tóm
tắt 5 lực lượng cạnh tranh dưới đây chỉ có một lực lượng tác động mạnh đến ngành,
có thể thấy rằng ngành phụ kiện thời trang là một ngành hấp dẫn.
Nhóm chiến lược bao gồm các đối thủ
cạnh tranh có các điều kiện và cách tiếp cận cạnh tranh tương tự nhau trên thị
trường. Các công ty trong cùng một nhóm chiến lược thường có vị thế thị trường
tương tự nhau và cùng theo đuổi các chiến lược chủ yếu giống nhau.
Trong ngành phụ kiện thời trang ,để
tạo ra sự khác biệt các công ty thường chọn các yếu tố nổi bật sau:
• Mức độ đa dạng sản phẩm
• Chất lượng sản phẩm
• Phạm vi hoạt động
• Chính sách giá
• Khách hàng mục tiêu
Trong các yếu tố trên nhóm đã chọn ra
2 yếu tố quan trọng nhất để làm biến xây dựng mô hình nhóm chiến lược trong
ngành đó là : phạm vi hoạt động và biến
giá sản phẩm. Hai biến được lựa chọn này đã thể hiện sự khác biệt lớn về vị thế
của các công ty trong cùng một nhóm so
với trong nhóm khác.
Mô tả biến:
•
Phạm vi hoạt động:
Phạm vi hoạt động một biến định
tính,ta có thể xác định được phạm vi hoạt động của công ty rộng hay hẹp. Phạm
vi hoạt động bao gồm hệ thống kênh phân phối , số lượng các cửa hàng hoạt động
các nước trên thế giới. Phạm vi hoạt động ảnh hưởng rất lớn tới uy tín của
thương hiệu, vì thế công ty có phạm vi hoạt động lớn chứng tỏ công ty đó có chỗ
đứng trong lòng khách hàng và lợi thế để cạnh tranh với đối thủ.
•
Giá sản phẩm:
Đây cũng là biến rất quan trọng trong
ngành này , vì nó là tiêu chí quan trọng giúp các công ty dẫn đạo chi phí, nâng
cao lợi thế cạnh tranh của mình với các công ty khác. Tiêu thức tạo ra sự khác
biệt ở đây là thu nhập, từ tiêu thức này tạo ra hai nhóm giá cao , nhóm giá
trung bình và thấp.
Dựa và hai biến nhóm đã nhận diện các
đặc tính phân biệt của các công ty và xây dựng bản đồ nhóm chiến lược của ngành
như sau:
+
Nhóm I : Nhóm này gồm các công ty như
Gucci, Chanel, LouisVuitton. Đây là các công ty có giá sản phẩm cao, sản
phẩm có mặt hầu hết ở các quốc gia trên toàn thế giới.
+
Nhóm II Bao gồm các công ty Charles
& Keith, Nine West, zara, Linea
Pelle: Giá sản phẩm trung bình và thấp phạm vi hoạt động chủ yếu là Đông Nam Á
2.3. Phân tích chu kì ngành:
Charles
& Keith là nhà sản xuất và cung cấp các sản phẩm
giày dép, túi xách và phụ kiện thời trang như thắt lưng, kính mát,... Thương
hiệu giày và phụ kiện Charles & Keith tiếp tục ghi dấu ấn thành công của
mình tại thị trường mới trên toàn cầu như Nhật Bản, Bắc Mỹ,...
Để giữ cho giá cả phải chăng, Charles & Keith sử dụng vật liệu tổng
hợp khác. Các nhà máy sản xuất được đóng tại Malaysia và Trung Quốc, theo đó chi
phí sản xuất có thể được giữ ở mức thấp để có thể cung cấp mức giá thấp cho sản
phẩm của họ.
Charles & Keith nhắm vào phụ nữ thời trang hiện đại, giá cả hợp lý
để đảm bảo khả năng chi trả. Các loạt các thiết kế giày dép cùng với phù hợp
với túi xách, thắt lưng và kính râm hấp dẫn với thị hiếu và sở thích đa dạng
của thị trường.
Một trong những quyết định kinh doanh khó khăn nhất là tiếp tục mở rộng
công việc kinh doanh bên ngoài khu vực châu Á - Thái Bình Dương như Trung Đông
và Châu Âu. Sự khác biệt theo mùa và văn hóa được bổ sung vào danh sách các
thách thức chúng ta đã bước vào thị trường này. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu
thị trường cẩn thận và nỗ lực kinh doanh chiến lược và sự lựa chọn đúng của các
đối tác, chúng tôi đã có thể phát triển kinh doanh của chúng tôi tại các quốc
gia bao gồm Síp, Latvia, Lithuania, Estonia, Ba Lan, Dubai, Bahrain, Oman,
Qatar, Ai Cập, Ả Rập Saudi , Jordan và Lebanon.
Trong
ngành phụ kiện thời trang, các nhân tố
then chốt thành công trong ngành có thể là :
Nguồn nhân lực:
Để
thành công thì công ty phải có đội ngủ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, tạo
ra những thiết kế độc đáo nhất.
Vị thế thương hiệu
Trong mỗi chúng ta
ai cũng thừa nhận rằng ta đều rất
khát khao được cảm thấy mình đứng cao hơn người khác bằng cách mong muốn trưng
diện những đôi giày , túi xách ….sang trọng nhất . Họ luôn mong muốn mua sản
phẩm của các thương hiệu nổi tiếng được gán từ ngữ như “sang trọng”, “quý
phái”, “cao cấp”. Khi một công ty trong ngành thời trang có thương hiệu vững
mạnh thì cho phép họ tăng giá và thu được lợi nhuận cao. Thương là tài sản vô
giá của mỗi doanh nghiệp, khẳng định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường
trên thị trường. Chi phối quyết định của khách hàng, gia tăng niềm tin và lòng
trung thành
Mạng lưới phân bố
Một
công ty thời trang muốn thành công, họ phải có mạng lưới phân bố sản phẩm của
mình rộng, để có thể tiếp cận với khách hàng của mình một cách tốt nhất và
hiệu quả nhất.
Sự tăng trưởng
dài hạn của ngành
Thời
trang là một trong những lĩnh vực phát triển mạnh nhất và đem lại lợi nhuận.
Điều này thu hút nhiều công ty gia nhập vào ngành, với sự tăng trưởng ở mức
cao trong giai đoạn hiện nay thì tiềm năng của ngành đang được khai thác
hiệu quả. Hơn cuộc sống con người ngày càng hiện đại,họ càng quan tâm đến nhu
cầu làm đẹp. Để thể hiện phong cách và khẳng định đẳng cấp của mình. Những yếu
tố này cho thấy hiện nay và trong tương lai ngành thời trang sẽ là ngành kinh
doanh hấp dẫn và đem lại cơ hội cho các doanh nghiệp .
Sự cải tiến
chất lượng, mẫu mã thiết kế
Ngày
nay, khách hàng luôn chạy theo xu hướng thời trang theo mùa, theo năm, theo
từng lứa tuổi và phong cách của mình
.Các công ty trong ngành cần nhận biết điều để đáp ứng khách hàng vì đây
là yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh.
Hoạt động xúc
tiến thương mại
Một sản phẩm mẫu mã đẹp , chất lượng , hợp thời trang tới đâu mà
mọi người không biết đến thì cũng không thể bán được. Vì thế các hoạt động
xúc tiến như quảng cáo , khuyến mại ... là những hoạt động rất cần thiết
đối với các công ty trong ngành. Nắm rõ điều này Charles & Keith luôn tiến hành
các hoạt động xúc tiến để thương mại hóa
cho sản phẩm của mình bằng cách mở các cửa hàng trực tuyến tại web
charleskeith.com .Tại đây khách hàng có thể mua tất cả sản phẩm của Charles
& Keith, với dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tình và chuyên nghiệp như cung
cấp kinh nghiệm mua sắm trực tuyến ,cung cấp thông tin và trả lời đầy đủ các
câu hỏi của khách hàng ….Các cửa hàng trực tuyến phục vụ gần 60 nước trên thế
giới và đặc biệt chi phí giao hàng cực rẻ,giúp khác hàng có thể tiết kiệm thời
gian và công sức. Các bộ sưu tập hằng năm như
đông ,xuân hè thường xuyên được quảng cáo trên tuyền hình , tạp chí trang web của công ty và một số trang web khác ,và chương trình
khuyến mại , giảm giá được diễn ra vào các dịp lễ đặc biệt.
Toàn cầu hóa
Toàn
cầu hóa làm ranh giới của ngành không
dừng lại ở biên giới quốc gia. Nó đem
lại cho công ty nhiều cơ hội thâm nhập ra thị trường nước ngoài nhưng bên cạnh đó cũng không ít thách thức đó
là công ty không những phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường
nước ngoài mà ngay cả trên chính thị trường nội địa của mình. Vì vậy toàn cầu hóa khiến các công ty đều phải
thay đổi và tìm cho mình những cách thức cạnh tranh mới và hiệu quả hơn để có
thể đứng vững trong ngành. Toàn cầu hóa để giành lợi thế về chi phí và chất
lượng của các yếu tố sản xuất nhằm hạ thấp chi phí và nâng cao lợi nhuận.
Cơ hội :
Với sự gia tăng nhu cầu sử dụng sản
phẩm giày dép, túi xách và phụ ngày càng cao đó là cơ hội để mở rộng thị
trường và phát triển sản phẩm.
Đe dọa
- Vì ngành hấp dẫn nên đe
dọa cho các
doanh nghiệp và tăng sức ép cạnh tranh trong ngành.
- Vì chu kỳ sống của sản phẩm ngắn nên
sản phẩm trong ngành dễ bị đào thải điều đó làm cho doanh nghiệp tốn chi phí
lớn cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Mặt khác nó cũng tạo ra cơ
hội cho các doanh nghiệp nắm bắt được sự thay đổi nhu cầu của khách hàng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét