|
|||||||
|
|||||||
|
|||||||
|
B. MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI:
I. Môi trường toàn
cầu:
1.
Định nghĩa ngành:
Ngành dầu khí: Là ngành tập hợp các công ty trên
toàn cầu sử dụng các máy móc thiết bị đặc thù nhằm mục đích sản xuất và cung cấp
dầu và các sản phẩm liên quan.
Ngành dầu
khí được chia thành 3 lĩnh vực chính:
-
Upstream (thượng nguồn): gồm các hoạt động thăm dò và khai thác.
-
Midstream (trung nguồn): gồm các hoạt động chiết tách và tinh lọc.
- Downtream (hạ nguồn): gồm các hoạt
động cung cấp và phân phối.
Ngành dầu khí là ngành mang tính chất toàn cầu.
+ Dầu mỏ có ý nghĩa quan trọng đối
với tất cả các ngành công nghiệp,
duy trì nền văn minh công
nghiệp hóa, và đây cũng là mối quan tâm hàng đầu
của tất cả quốc gia. Dầu chiếm một tỷ lệ lớn trong tiêu thụ năng lượng trên toàn cầu, dao động trong khoảng thấp nhất là 32% ở châu Âu và châu Á lên
đến mức cao là 53% ở Trung Đông.
Các vùng địa lý khác tiêu thụ năng lượng này còn có: Nam và Trung Mỹ (44%), châu Phi (41%),
và Bắc Mỹ (40%).
+ Ngành
dầu khí là ngành công giới tiêu thụ 30 tỷ thùng
(4,8 km³) dầu mỗi năm, trong đó các nước phát triển tiêu thụ nghệ
cao và là con đẻ của ngành công nghiệp nặng. Tiến bộ kỹ thuật trong các lĩnh vực
về tìm kiếm, thăm dò, khai thác,...có nhiều tiến bộ vượt bậc. Có thể nói ngành
đang sữ dụng những công nghệ hiện đại nhất trong tất cả các lĩnh vực và đang là
ngành dẫn đầu trong phát triển và ứng dụng các công nghệ ngày càng tiên tiến
hơn.
+ Trong
quá trình thực hiện các hợp đồng phân chia sản phẩm, các nước sở hữu dầu mỏ nhận
thấy rằng cần phải giảm thiểu sự phụ thuộc vào các công ty đa quốc gia, tiếp cận
trực tiếp với ngành công nghiệp này và đảm bảo an ninh năng lượng cho mình vì
thế các công ty dầu mỏ ở các quốc gia ra đời. Quá trình chuyển giao năng lượng
trong ngành này từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển đã diễn ra
mạnh mẽ. Nhờ đó các công ty dầu mỏ quốc gia này ngày càng tham gia tích cực hơn
vào thị trường dầu mỏ quốc tế. Nhiều công ty đã tiến hành hoạt động xuất khẩu
và đầu tư rất có hiệu quả.
+ Những biến động về dầu và giá
dầu sẽ ảnh hưởng đến tất cả mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội – chính trị của
một quốc gia.
Vì mang tính chất
toàn cầu nên môi trường toàn cầu cũng chính là môi trường ngành của ngành dầu
khí. Chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu môi trường bên ngoài của ngành dầu khí với
giới hạn phạm vi như sau:
* Phạm vi nghiên cứu:
- Lĩnh vực: Chúng tôi sẽ nghiên cứu những thay đổi của
môi trường toàn cầu tác động đến ngành dầu khí.
- Mức độ ảnh hưởng của ngành: Dầu khí một trong những ngành
công nghiệp trọng điểm, chịu tác động mạnh mẽ bởi nhiều yếu tố toàn cầu. Các yếu
tố này bao gồm: sự bất ổn chính trị của các quốc gia có nguồn cung dầu
lớn, sự thay đổi quyết định cung, cầu của từng chính phủ, tác động của kinh tế
toàn, OPEC, sự cải tiến công nghệ, cũng như sự xuất hiện và phát triển của các
nguồn năng lượng mới. Những yếu tố này cũng chính là những lực lượng dẫn dắt
ngành
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2000 đến nay.
2. Các lực lượng dẫn dắt sự thay
đổi của ngành:
2.1. Sự bất ổn về chính trị
của các quốc gia cung cấp dầu:
Các quốc
gia có nguồn cung dầu mỏ lớn như Iran ,
Afghanistan , Iraq , Libya ,
Syria ...
Hiện nay, Syria liên tục bị các cường quốc nhòm ngó và gây áp lực, thậm chí gây
chiến tranh nên nguồn cung của loại khí đốt này liên tục thay đổi, trong lịch sử
hầu hết lượng khai thác và xuất khẩu dầu mỏ của các quốc gia không bao giờ ổn định
trong thời gian dài và luôn có sự ngắt quãng.
- Kể từ năm 2000: sau sự kiện khủng bố tấn
công ở Mỹ ngày 11/9 tại trung tâm thương mại và Nhà Trắng, nền kinh tế Mỹ rơi
vào khủng hoảng, sau đó lan ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu à sự
phá sản hàng loạt trong các công ty trong nhiều ngành công nghiệp à
nhu cầu năng lượng về dầu mỏ giảm mạnh chỉ còn 2/3 so với tổng cầu trước đó, giá dầu thế giới cũng "rơi tự do" chỉ còn 20
USD/thùng.
- Năm
2002: Cuộc đình công tại Venezuela
đã khiến cho sản lượng dầu nước này giảm mạnh. Trước khi cuộc đình công diễn
ra, Venezuela
chưa thể khôi phục lại mức sản lượng trước đó và đứng ở mức thấp hơn 900.000
thùng/ngày so với mức kỷ lục 3,5 triệu thùng/ngày à gây ra khủng hoảng dầu ảo khiến nhiều công ty nhập khẩu và chế biến lao
đao.
- Tháng 12 năm 2002: xung đột sắc tộc tại Nigeria à biểu tình và nội chiến kéo dài à dẫn đến sụt giảm lượng dầu sản xuất vào mùa xuân và hè năm 2003.
- Năm 2003: Hoa Kỳ, Anh Quốc, Úc và Ba Lan đã xâm
lược và chiếm đóng Iraq, chủ yếu tập trung vào các giếng dầu à các hoạt động khai thác, chế biến, vận chuyển dầu mỏ bị
bất ổn à lượng cung dầu trên nửa
Tây bán cầu thay đổi liên tục và không kiểm soát, giá dầu thô tăng từ 22 USD
lên 35-36 USD chỉ trong 1 tuần và sau đó giảm xuống 27 USD trong 2 ngày.
- Tình hình chính trị ở nước Nga: Nga
là đại diện duy nhất của Đông Âu có mặt trong Top 10 với 5,6% trữ lượng dầu thế
giới. Các thành viên còn lại của châu lục chỉ có lượng dầu khiêm tốn, ví dụ như
Anh sở hữu 0,2% trữ lượng dầu. Trong giai đoạn 2000-2005, đây là giai đoạn mà
tình hình các nước Trung Đông trở nên căng thẳng đặc biệt nổi bật lên là cuộc
chiến tranh Iran, Irag.. các cuộc xung đột vũ trang ở khu vực này, đã tác động
mạnh đến nguồn cung dầu mỏ cho thế giới. Với nguồn cung dầu lớn, trong giai đoạn
này, Nga trở thành đối tác quan trọng đối với các nước nhập khẩu, tình hình
chính trị ổn định cộng với nguồn cung dồi dào là hai yếu tố quan trọng biến Nga
trở thành đối tác thân thuộc đối với các nước nhập khẩu dầu mỏ.
- Xung đột ở
Biển Đông:
+ Biển Đông là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên
nhiên phong phú, giàu có, nhất là dầu khí và sinh vật biển. Theo đánh giá khu vực
này chứa khoảng 130 tỷ thùng dầu mỏ và 900 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên, trong
đó đã có khoảng 7 tỷ thùng dầu đã được kiểm chứng với khả năng sản xuất 2,5 triệu
thùng/ngày. Hơn nữa, vùng biển Đông còn có một lượng khí đóng băng lớn, tương
đương với lượng dự trữ dầu khí trên. Từ năm 2009, Trung Quốc bỗng nhiên khẳng định
chủ quyền của họ trên biển với học thuyết “đường lưỡi bò” chiếm bao trùm 90% diện
tích Biển đông. Trung Quốc từ thời gian này tăng cường sử dụng các biện pháp
khác để hỗ trợ cho mục tiêu xác lập chủ quyền của họ như tiến hành chấp pháp tại
các khu vực tranh chấp, gây sức ép một số công ty đa quốc gia đang hợp tác thăm
dò và khai thác dầu khí với Việt Nam và Philippines.
+ Năm 2008, Trung Quốc đã trở thành nước tiêu thụ
và nhập dầu mỏ đứng thứ hai thế giới. nước này đã nhập tới 50% lượng dầu tiêu
thụ trong nước (với 3,8 triệu thùng/ngày vào năm 2008), nhưng đến năm 2020,
theo dự tính sẽ tăng lên khoảng 70% và đến 2035 là khoảng 75% với khoảng 11,6
triệu thùng ngày(18). Chính vì vậy, Trung Quốc đã coi khu vực biển Đông là “Vịnh
Péc Xích thứ hai” về dầu khí, là nơi có thể cung cấp nguồn năng lượng bổ sung
quan trọng cho phát triển tiếp theo của nền kinh tế.
+ Tháng 4-2012, Tập đoàn khí đốt Nga Gazprom và
Vietsovpetro đã thỏa thuận về việc Gazprom sẽ tiến hành cùng khai thác khí
đốt tại hai lô 5.2 và 5.3 ngoài khơi Việt Nam – nơi mà Bắc Kinh cho là
“nằm bên trong hải giới truyền thống” của mình và công ty Anh BP (British
Petroleum) đã phải rút lui dưới áp lực của Trung Quốc.
à Trung Quốc đã sử dụng đến quân sự và sức mạnh để ngăn cản các hoạt động
khai thác dầu khí của các nước trong khu vực như Việt Nam, Philippines. Sự lớn
mạnh và những tham vọng vô căn cứ của Trung Quốc tại biển Đông gây ảnh hưởng xấu
đến cung dầu tại đây.
Kết luận: Những biến
động về chính trị xã hội trong giai đoạn này đem đến nhiều thách thức cho ngành
dầu khí thế giới:
- Về cầu: Việc khủng hoảng chính trị ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhu
cầu sử dụng dầu khí, ngành dầu khí đứng trước nguy cơ cung vượt quá cầu, giá dầu
mỏ đã suy giảm rõ rệt trong giai đoạn 2000-2001.
- Về cung: Ảnh hưởng của chiến tranh, xung đột: những cuộc chiến
tranh mà mục tiêu chủ yếu đánh vào các nước có trữ lượng dầu mỏ lớn, đã ảnh hưởng
nghiêm trọng đến nguồn cung dầu cho thế giới, việc xuất khẩu của các nước cung
dầu mỏ gặp khó khăn nghiêm trọng trong quá trình vận chuyển cũng như khai thác.
2.2.
Sự thay đổi quyết định cung cầu, dự trữ dầu của từng Chính phủ:
Theo thông báo của Trung tâm phân tích tình trạng cạn kiệt dầu có trụ sở ở
London, thì năm 2000 có 13 mỏ dầu mới được phát hiện với trữ lượng 500 triệu
thùng trở lên, năm 2001 phát hiện ra 6 mỏ, năm 2002 phát hiện 2 mỏ và đến năm
2003 chỉ còn 1 mỏ thuộc tầm cỡ nói trên. Các mỏ có trữ lượng trên 500 triệu
thùng cung cấp đến 80% sản lượng dầu tiêu thụ trên thị trường thế giới, do đó
hiện tượng cạn kiệt dầu trở thành một nguy cơ đối với toàn cầu. Trong khi đó,
nhu cầu tiêu thụ dầu không ngừng gia tăng, đặc biệt ở những nước đang phát triển,
nhất là Trung Quốc và Ấn Độ. Và từ năm 2003, Mỹ đã tăng mức dự trữ dầu thô lên
đến 700 triệu thùng, cũng làm cho nhu cầu sử dụng dầu trên thế giới tăng lên. Để
đảm bảo an ninh năng lượng, các nước công nghiệp đều lo dự trữ dầu và tìm cách
khống chế các nguồn cung dầu bằng các biện pháp quân sự, gây bất ổn định chính
trị xã hội.
à Khi các chính
phủ thay đổi quyết định về lượng dự trữ dầu, lượng cung cầu trong nước sẽ dẫn tới
những thay đổi trong ngành, cụ thể:
- Nếu tăng sản lượng dự trữ là cơ hội để các công ty dầu khí sản xuất nhiều
hơn.
- Nếu dự trữ quá nhiều sẽ chính phủ sẽ sử dụng nguồn dầu dự trữ này để đưa
vào thay thế các nhà sản xuất nhằm bình ổn và kiểm soát giá dầu, ảnh hưởng tới
giá bán và lợi nhuận của các công ty dầu mỏ.
2.3. Tác động của kinh tế toàn cầu:
Nền kinh tế thế giới ngày càng tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng dầu thô
cũng tăng theo; đặc biệt là nhu cầu dầu thô của Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ trong
đó Trung Quốc chiếm đến 40% lượng dầu tăng của toàn thế giới. Năm 2003, Trung
Quốc đã vượt Nhật Bản và trở thành quốc gia thứ hai tiêu thụ dầu thô trên thế
giới, sau Mỹ. Nhìn chung các nguồn năng lượng của Trung Quốc tương đối phong
phú nhưng chủ yếu là than đá, còn dầu mỏ và khí đốt là để phục vụ nhu cầu trong
nước vẫn còn thiếu hụt. Trong 10 năm qua mức tiêu thụ dầu mỏ của Trung Quốc
tăng khoảng 6%/năm trong khi sản lượng dầu chỉ tăng 1,5%. Chính sách truyền thống
về tự cung tự cấp dầu mỏ nay đã trở thành dĩ vãng. Là nước nhập khẩu lớn thứ
hai trên thế giới sau Mỹ và chiếm 40% mức tăng tiêu thụ dầu mỏ thế giới, hàng
ngày Trung Quốc nhập khẩu khoảng hai triệu thùng, tương đương 270.000 tấn.
Chính phủ Trung Quốc dự báo đến năm 2030, con số này sẽ tăng lên 9,8 triệu
thùng (1,35 triệu tấn). Đến năm 2020, theo như cam kết tăng gấp bốn lần GDP hiện
nay tại Đại hội Đảng thứ XVI, Trung Quốc sẽ nhập khẩu khoảng 2,5 triệu tấn dầu
mỗi năm và trở thành quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất trên thế giới.
à Đối với các cường quốc đứng đầu trong tiêu thụ dầu mỏ (Mỹ,
Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp …), khi nền kinh tế phát triển ổn định, nhu cầu
về loại năng lượng này cũng phát triển theo. Đối với ngành cung cấp dầu mỏ, đây
chính là cơ hội cực kỳ lớn, nhu cầu càng cao.
2.4.
Tác động của OPEC:
Các nước thành viên OPEC khai thác vào khoảng 40% tổng sản lượng dầu lửa thế
giới và nắm giữ khoảng ¾ trữ lượng dầu thế giới. OPEC có khả năng điều chỉnh hạn ngạch khai thác dầu lửa của các nước thành
viên và qua đó có khả năng khống chế giá dầu. Mục tiêu
chính thức OPEC là ổn định thị trường dầu thô, bao gồm các chính sách khai thác
dầu, ổn định giá dầu thế giới và ủng hộ về mặt chính trị cho các thành viên khi
bị các biện pháp cưỡng chế vì các quyết định tới OPEC. Nhưng thật ra nhiều biện
pháp được đề ra lại có động cơ bắt nguồn từ quyền lợi quốc gia, thí dụ như
trong các cơn khủng hoảng dầu, OPEC chẳng những đã không tìm cách hạ giá dầu mà
lại duy trì chính sách cao giá trong thời gian dài. Sau tháng 1/2002, OPEC cắt
giảm 1,5 triệu thùng/ngày và các nước ngoài OPEC cũng tham gia việc cắt giảm sản
lượng trong đó có cả Nga với mức cắt giảm cam kết là 462.500 thùng/ngày. Điều
này đã đem lại kết quả mong muốn của OPEC khi mà giá dầu tăng lên mức
25USD/thùng vào tháng 3/2002.Vào giữa năm 2002, các nước ngoài OPEC đã khôi phục
lại mức sản lượng đã cắt giảm tuy nhiên giá vẫn tiếp tục tăng và dự trữ dầu của
Mỹ đạt mức thấp nhất trong 20 năm.
OPEC tăng sản lượng thêm 2,8 triệu thùng/ngày vào tháng 1 và tháng 2/2003
nhằm khôi phục ổn định giá dầu.
Thông qua bảng giá từ
năm 2000 – 2005 chúng ta càng thấy rõ điều này, xu hướng giá cả dầu mỏ ngày
càng tăng và có xu hướng tăng nhanh ở các năm tiếp theo:
Năm
|
Giá USD/thùng
|
Tăng (%)
|
Tăng (USD)
|
2000
|
30,26
|
-
|
-
|
2001
|
25,97
|
-14,19
|
-4,29
|
2002
|
26,15
|
0,70
|
0,18
|
2003
|
30,99
|
18,53
|
4,85
|
2004
|
41,47
|
33,80
|
10,47
|
2005
|
56,70
|
36,74
|
15,24
|
Nguồn: Reuters Xtra3000
à
Mục tiêu của OPEC thật ra là một chính sách dầu chung nhằm để giữ giá.
OPEC dựa vào việc phân bổ hạn ngạch cho các thành viên để điều chỉnh lượng khai
thác dầu, tạo ra khan hiếm hoặc dư dầu giả tạo nhằm thông qua đó có thể tăng,
giảm hoặc giữ giá dầu ổn định. Có thể coi OPEC như là một liên minh độc quyền
(cartel) luôn tìm cách giữ giá dầu ở mức ổn định và có lợi nhất.
2.5. Sự cải
tiến công nghệ:
Công nghệ có tầm quan trọng, ảnh hưởng mạnh mẽ đến
sự phát triển của các lĩnh vực kinh tế trên toàn cầu. Vì vậy, sự cải tiến công
nghệ đã tạo ra những tác động tích cực đến việc phát hiện, khai thác và chế
biến trong ngành dầu khí.
Trong hơn một thế kỷ, công nghệ mới đã thay đổi
cách dự trữ được xác định, phát triển và sản xuất, dẫn đến một sự tăng trưởng
lớn trong dự trữ và cung cấp.
a. Công nghệ khoan dầu mới:
Năm 2001, công nghệ khoan dầu mới đã được các quốc
gia hàng đầu như: A-rập Xêut, Nga, Trung Quốc,…sử dụng, có thể làm tăng nguồn
cung cấp dầu mỏ của thế giới gấp sáu lần với 10,2 nghìn tỷ thùng (theo báo cáo của công
ty nghiên cứu thị trường Lux Research). Công nghệ bẻ gãy thủy lực được các nhà
khoa học tìm ra vào năm 1947 và thử nghiệm thành công vào 1949 tại mỏ Hugoton, phía tây nam Kansas nhưng
công nghệ này đã gây ra những tác động xấu đến môi trường: ô nhiễm nguồn nước
ngầm, ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe con người nên đã bị cấm tại nhiều
quốc gia. Đến giai đoạn hiện nay, sự cải tiến về công nghệ đã giảm thiểu tính
tiêu cực của nó và được đưa vào sử dụng rộng rãi.
b. Công
nghệ EOR:
Là quy
trình dựa vào việc sử dụng các hóa chất, năng lượng nhiệt, châm polyme và hợp chất kiềm vào các mỏ dầu để giúp nới
lỏng dầu từ thành đá và đẩy nó vào giếng để thu hồi dầu thô. Hóa chất
được sử dụng cho EOR bao gồm các chất hoạt động bề mặt để làm giảm sự phân cực
giữa bề mặt tiếp xúc giữa dầu và nước, dầu và đá tiếp giáp. Lượng dầu thô còn
lại trong hồ chứa chiếm khoảng 67% tổng trữ lượng dầu khí sau khi khai thác. Năm 2003, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc đi đầu trong
phương pháp này, mang lại sự hiệu quả hơn 20% so với chỉ ngập giếng nước để đưa
dầu lên bề mặt.
c. Vi
sinh vật:
Sử dụng các vi sinh vật chọn lọc có thể đi sâu vào khe có độ thẩm thấu cao để phá vỡ các loại dầu nặng và tạo ra khí mêtan, có thể được
bơm vào giếng để đẩy ra dầu nhẹ. Công nghệ này có từ những năm 1950 nhưng mới
được hoàn thiện và đưa vào sử dụng vào năm 2002. Một thử nghiệm
với vi sinh vật EOR ở Malaysia
đã làm tăng sản lượng dầu của nước này lên 47% so với năm tháng trước.
d. Vệ tinh nhân tạo:
Vào năm 2000, Trung tâm phát triển truyền hình vệ tinh
Boeing đã xây dựng được 40% trong số hơn một trăm vệ tinh phục vụ trên toàn thế
giới. Những hình ảnh được cung cấp từ vệ tinh đã giúp lập ra một bản đồ quang
phổ ánh sáng xung quanh vùng có dầu mỏ. Từ đó cho phép việc thăm dò, phát hiện
ra các giếng dầu một cách dễ dàng hơn.
* Kết luận:
Những công nghệ tiến bộ trong những năm trong giai đoạn 2000-2005 đã
đem đến cho ngành công nghiệp dầu khí nhiều cơ hội như: nâng cao năng suất,
khai thác những nơi có địa hình hiểm trở, làm tăng sản lượng khai thác, phát hiện
ngày càng nhiều những mỏ dầu và bằng những công nghệ cũ vẫn chưa thể phát hiện
ra được.
- Tạo tiền đề cho việc nghiên cứu và phát triển những công nghệ mới phục
vụ cho việc khai thác và chế biến dầu mỏ.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các nước nhỏ tiếp cận những công nghệ
khai thác mới
2.6.
Sự phát triển của năng lượng thay thế: Chiếm 28% trong
tổng phát triển năng lượng của thế giới (2012).
a. Năng lượng nguyên tử:
Từ những
năm 40 của thế kỉ XX, năng lượng nguyên tử tăng chậm và giữ ở mức 10- 14% tổng
năng lượng sử dụng của toàn thế giới. Dự báo tỷ trọng của nó sẽ đạt 22% ở thập
niên 20 của thế kỉ XXI và có xu hướng giảm dần từ nửa sau thế kỉ XXI vì nhiều
lý do.. Đến năm 2005, năng lượng hạt nhân cung cấp 2,1% nhu cầu năng lượng của
thế giới và chiếm khoảng 15% sản lượng điện thế giới, trong khi đó chỉ tính
riêng Hoa Kỳ, Pháp, và Nhật Bản sản lượng điện từ hạt nhân chiếm 56,5% tổng nhu
cầu điện của ba nước này. Đến năm 2007, theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng
Nguyên tử Quốc tế (IAEA) có 439 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động trên thế giới,
thuộc 31 quốc gia. Chính những phát triển vượt bậc đã khiến năng lượng hạt nhân
trở nên phổ biến và rẻ hơn nhiều (trung bình khoảng 63%) so với năng lượng dầu
mỏ.
b. Các nguồn năng lượng “xanh”:
Các nước
đang phát triển sẵn sàng đầu tư nhiều hơn vào nguồn năng lượng 'xanh' hơn là
các quốc gia phát triển. Theo một cuộc khảo sát mới đây, sự hỗ trợ của chính phủ
trong lĩnh vực năng lượng tái sinh ở Liên minh châu Âu, Úc và Mỹ đang tăng lên
đáng kể. Brazil, Trung Quốc, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, Chile lại ngày càng
đầu tư nhiều hơn vào việc phát triển năng lượng 'xanh'.
c. Năng lượng mặt trời:
d. Năng lượng sinh khối:
Là khí
sinh vật được tạo ra từ việc lên men các phế thải hữu cơ nông nghiệp và sinh hoạt,
nhằm một mặt đảm bảo nhu cầu đun nấu, thắp sáng cho cư dân nông nghiệp và mặt
khác, góp phần bảo vệ môi trường nông thôn. Các nước Mỹ La – tinh và Nga dẫn đầu
trong công nghệ sinh khối. Năm 2005 các nước này ký bản cam kết ghi nhớ tăng sản
lượng năng lượng không khói 4% mỗi năm từ 2005 đến 2030.
đ. Nguồn năng lượng gió:
Việc
khai thác và đưa gió vào sản xuất điện năng đã và đang được tiến hành ở nhiều
nước như Tây Âu, Bắc Âu, Hoa Kỳ, Ấn Độ.... Ở một số nước như Đức, Áo lượng điện
từ năng lượng gió chiếm đến 45 – 67% sản lượng điện toàn quốc gia.
e. Năng lượng địa nhiệt:
Ở sâu
trong lòng đất cũng được khai thác và sử dụng dưới dạng nhiệt và điện. Tiềm
năng địa nhiệt ở một số nước rất lớn (như Ireland, Hy Lạp, Pháp, Italia, Hoa Kỳ,
Nhật Bản...) đã tạo điều kiện cho việc khai thác rộng rãi nguồn năng lượng này.
- Đe dọa: Sự phát triển của các nguồn
năng lượng thay thế khiến cho nhu cầu của các quốc gia về dầu mỏ và các sản phẩm
liên quan giảm đang kể, gây sức ép lên các công ty khai thác và chế biến dầu mỏ.
- Khuynh hướng: Trong tương lai, các nguồn
năng lượng này có khuynh hướng được khai thác và đem vào sử dụng nhiều hơn,
thay thế cho nguồn năng lượng dầu mỏ đang dần cạn kiệt, góp phần vào việc bảo vệ
môi trường sinh thái, giảm thiểu những tác động xấu lên lòng đất.
2.7.
Môi trường tự nhiên:
Những
nhân tố tự nhiên như bão, động đất, sóng thần và sự cản trở nguồn nguyên liệu
cho quá trình lọc dầu, đặc biệt là ở những mỏ dầu ở vùng duyên hải. Các hoạt động
khai thác dầu mỏ thường diễn ra ở những địa hình phức tạp, khó khăn trong khai
thác và vận chuyển. Các giàn khoan trên biển, sa mạc, Bắc Cực thường xuyên bị tấn
công bởi các cơn bão, sóng thần. Chính những yếu tố này sẽ làm ảnh hưởng đến
giá sản phẩm liên quan đến cung cầu dầu mỏ và trực tiếp ảnh hưởng lên chi phí lọc
dầu. Theo Petronas (một công ty dầu khí
thuộc sở hữu của Malaysia ),
môi năm ngành dầu khí trên toàn cầu chịu tổn thất xấp xỉ 8 tỉ USD do các tác động
từ thiên tai (hội nghị bình ổn dầu khí toàn cầu 2002), đặc biệt tập trung ở các
quốc gia như Nga, Trung Quốc ,
Malaysia , …
Khu vực
Bắc Mỹ, đặc biệt là Vịnh Mehico, một nơi có khá nhiều mỏ dầu, đồng thời cũng là
nơi mà thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, nhất là các cơn bão… đã ảnh
hưởng nghiêm trọng đến cung cầu, cũng như vấn đề cạnh tranh của các công ty ở
khu vực Bắc Mỹ với các khu vực khác. Theo những số liệu thì từ năm 2000- 2005
đã có 5 cơn bão mạnh đã tấn công vào khu vực này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến
các mỏ dầu ở khu vực này.
Tháng 10 năm 2002, Bão Liti tấn công vịnh Mehico phá huỷ 6
giàn khoan, 31 giàn khoan khác bị hư hỏng nặng không thể khai thác, 2 giàn
khoan bị lật úp.
Siêu bão Ivan năm 2004: 7 giàn khoan bị phá hủy và sáu
thiệt hại lớn; 5 giàn khoan với thiệt hại lớn, bao gồm cả Ensco 64 (được xem là
giàn khoan chuẩn chịu được mọi thời tiết khắc nghiệt nhất).
Ngày 10 tháng 7 năm 2005: bão Dennis đã khiến dự án xây dựng
giàn khoan BP Thunderhorse giàn khoan lớn nhất từng được chế tạo, được dự kiến
hoàn thành cuối năm 2005 nhưng phải đến 2007 mới có thể đưa vào sử dụng do hầu
hết các thiết bị đều bị phá huỷ.
Vào năm 2005,
cơn bão Katrina tấn công các giàn khoan dầu của Mexico làm sản lượng các nhà máy lọc
dầu tại Mỹ giảm 4,5 triệu thùng/ngày khiến giá dầu tăng 3$ một thùng lên tới mức
70.8 $/thùng và giá xăng đạt 5$/gallon.
Ngày 28 tháng chín năm 2005, Cơn bão Rita khiến 66 giàn trụ bị
phá hủy, với hơn 32 trụ thiệt hại nặng nề. 13 Modus đã bị phá vỡ, 1 giàn khoan
tự nâng bị đánh chìm, với 7 giàn khoan và 2 bán tàu ngầm gặp thiệt hại lớn
không thể sửa chữa. (Thống kê từ Khoáng sản Dịch vụ quản lý).
à Thiên tai ảnh hưởng tới cung dầu
trên khu vực và toàn cầu trong quá trình khai thác, vận chuyển, tinh chế.
Không chỉ vậy, những thiên tai còn ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của những
công ty có mỏ dầu đặt trong khu vực này, sau những cơn bão là hoàn loạt các chi
phí: chi phí sữa chữa, phục hồi, chi phí lắp đặt hệ thống mới, chi phí cho
nghiên cưu công nghê gia tăng, làm cho chi phí sản xuất của các công ty dầu mỏ
khu vực này gia tăng nhanh chóng, làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường thế
giới.
Nóng
lên toàn cầu: Từ thế kỉ 20, nhiệt độ trung bình của không khí gần mặt đất đã tăng 0,6
± 0,2. Khí hậu toàn cầu đang nóng lên và bất thường khiến nhu cầu sử dụng năng
lượng cho sinh hoạt tăng đáng kể.
Nghị định thư Kyoto: là một nghị định
liên quan đến Chương trình khung về biến đổi khí hậu mang tầm quốc tế của Liên
hiệp quốc với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Bản dự thảo
được kí kết vào ngày 11 tháng 12 năm 1997 tại Hội nghị các bên tham gia lần thứ
ba khi các bên tham gia nhóm họp tại Kyoto, và chính thức có hiệu lực vào ngày
16 tháng 2 năm 2005. Có hơn 100 quốc gia đã tham gia nghị định này, kể từ tháng
9/2011 đã có khoảng 191 nước kí kết tham gia chương trình này. Trong đó có khoảng
36 nước phát triển (với liên minh Châu Âu được tính là một) được yêu cầu phải
có hành động giảm thiểu khí thải nhà kính mà họ đã cam kết cụ thể trong nghị
trình (lượng khí này chiếm hơn 61.6% của lượng khí của nhóm nước Annex (nhóm nước
phát triển tham gia Kyoto) cần cắt giảm). Nghị định Kyoto chính thức có hiệu lực
à giảm khí thải của các
nước phát triển có nhu cầu dầu cao à Giảm mức sử dụng
vào các loại năng lượng có khí thải mà đặc trưng là dầu mỏ và khí đốt à Giảm mức tổng cầu về dầu khí trên toàn cầu.
3. Kết luận:
* Về môi trường toàn cầu:
- Ngành dầu khí bị tác động mạnh mẽ bởi nhiều lực lượng dẫn dắt.
- Hướng thay đổi của các lực lượng tạo ra đe dọa lớn cho ngành dầu khí như:
+ Sự bất ổn chính trị của các quốc gia cung cấp dầu mỏ ngày càng gia tăng.
+ Khuynh hướng sử dụng các sản phẩm thay thế ngày càng nhiều.
+ Sự ô nhiễm môi trường và diễn biến ngày càng phức tạp của thiên tai là mối
đe dọa lớn cho ngành.
+ Xu hướng thay đổi của các lực lượng: sự thay đổi trong chính sách của các
chính phủ, sự phát triển công nghệ là cơ hội lớn cho sự phát triển của ngành.
* Về sức hấp dẫn của
ngành dầu khí:
Ngành dầu khí hiện đang có tiềm năng tăng trưởng cao, điều này thể hiện rõ
nhất là nhu cầu, lượng tiêu thụ của khách hàng và mức cung dầu của các công ty
luôn tăng hằng năm. Hơn nữa, dầu khí là nhiên liệu không thể thay thế trong nhiều
ngành công nghiệp sản xuất khác, trong ngành giao thông vận tải…nên nhu cầu về
nguồn năng lượng này ít biến động mạnh so với dự đoán.
- Ngành dầu khí là ngành có tính sinh lợi rất cao, tuy nhiên, rào cản nhập
ngành quá lớn khiến nó trở nên kém hấp dẫn đối với các doanh nghiệp ngoài
ngành.
- Tính cạnh tranh trong ngành là rất cao, thể hiện qua các cuộc cạnh tranh
gay gắt của các công ty dầu khí lớn trên thế giới. Mặc dù rào cản nhập cuộc
cao, nguy cơ từ các đối thủ cạnh tranh
tiềm tàng không nhiều, đe dọa từ sản phẩm thay thế cũng thấp nhưng cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp trong cùng nhóm chiến lược, và các doanh nghiệp trong các
nhóm chiến lược khác nhau diễn ra rất mạnh mẽ.
II. Môi
trường vĩ mô:
* Phạm vi nghiên cứu:
Lĩnh vực: Chúng tôi
nghiên cứu những thay đổi của môi trường vĩ mô trong ngành công nghiệp dầu khí.
Không gian: Canada.
Thời gian nghiên cứu: Từ
2000 đến nay.
1. Luật pháp:
Quy định mới về Hydrocarbon và khai thác mỏ:
Liên quan trực tiếp đến việc thăm dò và khai thác
khoáng sản và hydrocarbon ở Canada, Chính phủ đã đề ra quy định việc khai thác
mỏ chỉ áp dụng cho các công ty có pháp nhân được thành lập theo luật pháp của
quốc tế có chi nhánh, liên kết hoặc có công ty con tại Canada.
Năm
2003, chính phủ Canada tách biệt trách nhiệm quản lý của công ty dầu
Suncor, giao cho các cơ quan quốc gia Hydrocarbons điều hành quá trình cạnh
tranh của Canada, cho phép Suncor cạnh tranh trực tiếp với các công ty nước
ngoài trong ngành dầu khí. Công ty nước ngoài có thể chịu đến 100 phần
trăm vốn đầu tư và các hoạt động rủi ro trong tất cả các hợp đồng thăm dò và
sản xuất. Công ty dầu mỏ có thể có được quyền khai thác
các lĩnh vực trong 30 năm hoặc cho đến khi cạn kiệt cũng như để gia hạn hợp
đồng liên kết trước đó.
Thuế suất được quy định dựa trên quy mô của
các dự án với mức thuế suất thấp nhất là 5% trong lĩnh vực dầu trong khi với
các lĩnh vực khác là trên 30%. Những cải cách đã giúp thay đổi sự quan tâm
đến lĩnh vực khai thác dầu của Canada với một kỷ lục đạt được 162 hợp đồng thăm
dò và sản xuất ký kết từ năm 2006 đến năm 2010. Kết quả làm cho sản
xuất dầu ở Canada đã tăng gần gấp đôi kể từ năm 2007, đạt 984.000 thùng một
ngày của tháng 12 năm 2012. Mục tiêu của chính phủ là để sản xuất ít nhất
1,5 triệu thùng một ngày vào năm 2015.[1]
Nhận xét:
- Việc đặt ra các quy định về khai thác mỏ tạo ra ràng buộc
cho các công ty dầu khí tại Canada đi vào khuôn khổ trong việc khai thác có hiệu quả hơn
và dự trữ nguồn tài nguyên ở một mức cho phép, giảm thiểu mức lãng phí để có đủ
khả năng đáp ứng nhu cầu của quốc gia về dầu mỏ.
- Các chính sách của chính phủ Canada không những có tác dụng kêu
gọi đầu tư từ nước ngoài về vốn lẫn công nghệ cho các ngành công nghiệp còn lạc
hậu trong nước mà còn mở rộng thị trường, đưa 1 lượng lớn sản phẩm của Canada ra thị trường quốc tế.
2. Môi trường kinh
tế:
Tỷ lệ
tăng trưởng GDP:
- Từ năm 2001 đến năm 2007:
Trong khoảng thời gian này GDP của Canada có xu hướng tăng nhanh:
Năm
|
2001
|
2002
|
2003
|
2004
|
2005
|
2006
|
2007
|
Tỷ lệ tăng trưởng TB GDP
|
1,43
|
2,52
|
3,20
|
5,10
|
5,45
|
5,55
|
6,95
|
Với tốc
độ tăng trưởng đều trong giai đoạn này đã đem đến những cơ hội nhất định cho
ngành dầu khí của Canada :
GDP tăng
lên sẽ kéo theo sự tăng lên về nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ, sự phát
triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp làm cho nhu cầu sử dụng nhiên liệu cũng
tăng tạo điều kiện để ngành dầu khí bước vào giai đoạn tăng trưởng mạnh.
Từ năm
2008 – 2012:
Năm
|
2008
|
2009
|
2010
|
2011
|
2012
|
Tỷ lệ tăng trưởng TB GDP
|
5,40
|
0,98
|
3,60
|
6,15
|
5,05
|
Trong
hai năm 2008- 2009 tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu (nguyên nhân xuất
phát cuộc khủng hoảng tài chính của Hoa Kỳ 2007-2009) đã tác động mạnh mẽ đến sự
phát triển kinh tế của nhiều nước trên thế giới và không ngoại trừ Canada . Tỷ lệ tăng trưởng GDP đã giảm rõ rệt từ 5,40 (2008) xuống 0,98 (2009).
Tình hình kinh tế biến động trong giai đoạn
này đã tạo ra mối đe dọa cho sự phát triển ngành dầu khí:
Khủng hoảng kinh tế đã tác động đến tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp, hàng loạt doanh nghiệp đóng cửa, phá sản… điều này
khiến cho ngành dầu khí đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng trong việc tiêu
thụ ở Colombia, ảnh hưởng đến doanh số của ngành do nhu cầu với dầu khí giảm rõ
rệt.
Trong những
sau 2010-2012 tình hình tăng trưởng kinh
tế ở Colombia
đã có những tăng trưởng đáng kể. Đây là một cơ hội để ngành dầu khí phát triển
trở lại
Thuế:
Năm 2003, chính
phủ đưa ra quy định các công ty dầu khí phải trả thuế và trả tiền bản quyền để
đối lấy quyền khai thác và sản xuất hydrocacbon. Như vậy, quyền hạn của cơ
quan thuế đã được tăng cường. Thuế suất được quy định dựa trên quy mô của các dự án với
mức thuế suất thấp nhất là 5% trong lĩnh vực dầu khí và trên 30% với các lĩnh vực khác. Những cải cách đã giúp thay đổi sự quan tâm đến lĩnh vực khai thác dầu của
Canada với một kỷ lục đạt được 162 hợp đồng thăm dò và sản xuất ký kết từ năm
2006 đến năm 2010. Kết quả làm cho sản xuất dầu ở Canada đã tăng gần gấp đôi kể từ năm 2007, đạt
984.000 thùng một ngày của tháng 12 năm 2012. Mục tiêu của
chính phủ là để sản xuất ít nhất 1,5 triệu thùng một ngày vào năm 2015.
Cơ sở tính thuế: các công ty Canada bị đánh thuế dựa trên thu nhập trên toàn thế giới
của họ, trong khi các công ty nước ngoài chỉ đánh thuế vào những gì họ kiếm được
trong phạm vi Canada.
Kết luận: Áp dụng mức thuế suất thấp trong lĩnh vực dầu khí cùng với những chính sách
ưu đãi tạo thuận lợi cho ngành dầu khí nâng cao, mở rộng đầu tư và dễ dàng thu
hút đầu tư nước ngoài vào các dự án khai khoáng, chế biến với giá trị cao.
Lãi suất:
Tại Canada, lãi suất ngân hàng được Ngân hàng nhà nước quy
định rõ rang, trong giai đoạn 2000- 2005 lãi suất của Canada
có xu hướng giảm mạnh.
Trong giai đoạn này lãi suất
đã giảm từ 12% năm 2000 xuống còn 6% năm 2005, lãi suất giảm đã tạo cơ hội cho
sự phát triển của nền kinh tế phát triển mạnh mẽ: các doanh nghiệp có cơ hội
vay vốn đầu tư sản xuất chế biến, đồng thời việc giảm lãi suất cũng tạo điều kiện
cho việc hình thành các doanh nghiệp… đóng góp chung vào sự tăng trưởng kinh tế.
Có thể thấy rõ sự phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn này thông qua chỉ số GDP từ
năm 2000 đến 2005 đã tăng lên đáng kể.
Cơ hội cho ngành dầu khí: Lãi suất giảm làm cho việc vay vốn của
công ty thuận lợi, chi phí đầu vào càng giảm, các doanh nghiệp trong ngành dầu
khí có cơ hội vay vốn để đầu tư về cơ sở vật chất, công nghệ tiên tiến, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
khai thác và chế biến dầu mỏ.
Cát dầu
lửa, hay các lớp cát hắc ín, là một nguồn tài nguyên độc đáo của Canada. Với trữ
lượng dầu cát khoảng 173 tỷ thùng, Canada đứng thứ hai thế giới sau mức 230 tỷ thùng
của Saudi Arabia. Chỉ riêng trữ lượng dầu mỏ loại này của Canada cũng đủ để đáp
ứng nhu cầu dầu mỏ của thế giới trong 100 năm tới. Hiện dự án khai thác dầu cát
tại Canada được xem là dự án năng lượng lớn nhất thế giới với nguồn đầu tư dồi
dào, ngày càng gia tăng. Nhưng đây cũng được xem là nguyên nhân cơ bản làm tăng
gấp ba lần lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính khi công nghệ thu giữ khí
carbon trong ngành này vẫn chưa phát triển tương xứng. Theo tổ chức môi trường
Pembina Institute, chiết xuất dầu từ cát dầu tạo ra nhiều hơn hai đến ba lần
carbon dioxide so với bơm dầu ra khỏi một giếng dầu thông thường. Do vậy, EU dự
định sẽ biểu quyết thông qua đề xuất về quy định mới với chất lượng nhiên liệu;
theo đó, dầu cát khai thác tại miền Tây Canada sẽ bị xếp vào dạng nhiên liệu
gây phát thải khí nhà kính nhiều hơn 22% so với dầu thông thường trung bình và
bị hạn chế sử dụng trên lãnh thổ EU.
3. Phân tích tính hấp
dẫn của ngành:
3.1. Phân tích mô hình 5
lực lượng cạnh tranh:
3.1.1. Đối thủ cạnh
tranh tiềm tàng:
a. Trung
thành thương hiệu:
Rào cản này không bảo vệ cho những công ty dầu mỏ đang
tồn tại. Cụ thể là không có sự khác biệt sản phẩm đối với các nhà cung cấp khác
nhau, dầu là một sản phẩm hàng hóa không có chi phí chuyển đổi mà người mua
phải đối mặt khi cần phải chuyển sang một nhà cung cấp khác. Người tiêu dùng có
thể lựa chọn ngẫu nhiên 1 nhà cung cấp và hầu như không có chi phí khi chọn lựa
hay thay đổi sự chọn lựa. à Đe doạ cho những công ty hiện
tại.
Mặc dù dầu khí là 1 ngành hấp dẫn, lợi nhuận cao nhưng số lượng công ty
tham gia vào ngành này không nhiều. Lý do là:
b. Chi phí đầu
tư:
Hầu hết các
khoản đầu tư cho dầu khí từ thăm dò, khai thác, vận chuyển, tinh chế, phân phối
đều chiếm 1 khoản vốn khổng lồ đòi hỏi 1 tiềm lực về tài chính lớn. Ví dụ về
chi phí như:
Thăm dò để tìm
ra 1 mỏ dầu/giếng dầu vài tỷ đô la cho những vùng được xem là tương đối dễ
dàng.
à Đây là thách thức không nhỏ đối
với các công ty vừa và nhỏ, thiếu kinh nghiệm và công nghệ.
- Chi phí cho 1
giàn khoan trên đất liền là khoảng 1,5 cho giàn khoan đã sử dụng hoặc hơn 10
triệu USD cho một cái mới.[2]
- Giàn khoan dành cho địa hình ngập nước có xà lan:
10 đến 100 triệu $
Giàn khoan ngoài khơi vùng nông: 75-175 triệu.
Giàn khoan ngoài khơi vùng nông: 75-175 triệu.
- Giàn khoan ngoài
khơi có mức nước sâu: từ 100 đến 400 triệu USD để xây dựng.
Đầu tư cho nguồn nhân lực đòi hỏi
thời gian trung bình từ 8 – 10 năm, chi phí thực tập và hướng dẫn cũng tương
đối lớn, khoảng 20000$/đào tạo 1 lao động trung bình trong ngành dầu khí. Theo
WorkGlobal, nguồn nhân lực hiện nay chỉ đáp ứng 32% tổng nhu cầu về lao động trong
ngành dầu khí, đặc biệt trong chuyên ngành.
Cơ quan năng
lượng quốc tế (IEA, 2008) báo cáo rằng chi phí đơn vị trong ngành công nghiệp ở
thăm dò và khai thác dầu đã tăng lên đáng kể ở Nam Mỹ, trong thập kỷ qua (trung
bình tăng 90% từ năm 2000 đến năm 2007), ở Canada là 60%. Điều này không chỉ bao
gồm chi phí cho thăm dò của vùng mới, cũng như cho khoan, dịch vụ mỏ dầu, lao
động có tay nghề, nghiên cứu khoa học, vật liệu và năng lượng, tất cả đều tạo
ra những rào cản đáng kể cho đối thủ tiềm năng.
c. Các qui định của
chính phủ:
Dầu khí được xem là nguồn tài nguyên quý giá, là
tài sản của một quốc gia. Do đó, hầu hết các chính phủ các nước đều quản lý
việc thăm dò, khai thác chặt chẽ, 1 số nước có sản lượng lớn thành lập hẳn 1 cơ
quan chính quyền để quản lý các vấn đề liên quan tới nguồn năng lượng này như
Arap – Xeut, Liên Bang Nga, Mỹ hay các nước Mỹ la tinh. Thông qua việc cấp phép hay các
yêu cầu đặc biệt, chính phủ có thể kiểm soát sự thâm nhập vào một ngành.
Ở Canada, kể từ năm 2003, chính phủ nước
nước này đã thông qua hàng loạt các quy định mới về tổ chức khai thác dầu mỏ
trên lãnh thổ Canada, chính phủ yêu cầu phải có tư
cách pháp nhân tại Canada mới được phép hoạt động trong
linh vực dầu khí, nếu là công ty nước ngoài thì phải có chi nhánh hay công ty
con có trụ sở toàn quyền đặt tại Canada.
à Đòi hỏi các công ty phải tuân
thủ nghiêm ngặt các quy định của chính phủ về khai thác, môi trường, thuế mới
có thể kinh doanh lâu dài.
d. Lợi thế chi phí tuyệt đối:
Ngành dầu khí có 1 đặc điểm đặc trưng là có tính công
nghệ khá cao. Hầu hết các phạm vi hoạt động của dầu khí đều cần có tính linh
hoạt và kỹ thuật đặc biệt. Các công nghệ trong thăm dò, khai thác hay tinh chế
dầu mỏ được đánh giá là phức tạp, cần có thời gian nghiên cứu dài hạn, để sử
dụng được thì cũng cần có kinh nghiệm chuyên môn sâu, trong khi đó ít có công
ty dầu khí nào tiết lộ các công nghệ của họ ra bên ngoài à do đó các công ty muốn gia nhập
ngành khó có thể tiếp cận được các công nghệ cao này.
3.1.2. Cạnh tranh trong
ngành:
Các đối thủ cạnh tranh trong ngành công nghiệp
dầu mặc dù khác nhau về một vài điểm nhưng điểm chung là đại diện cho các công
ty quốc tế lớn kiểm soát độc quyền, có thể hạn chế nguồn dầu, sở hữu nhiều bí
quyết công nghệ phức tạp, đồng thời sở hữu trữ lượng dầu mỏ. Hầu hết các công
ty dầu khí quốc gia dưới sự bảo trợ của OPEC, có nghĩa là chúng hoạt động như
một thực thể duy nhất, do đó làm giảm sự cạnh tranh hoặc cạnh tranh giữa các
công ty trong liên minh này. Tuy nhiên, sự cạnh tranh đang ngày càng trở nên
gay gắt giữa các các công ty lớn trong ngành, như vấn đề phải thay thế các
giếng dầu đang dần cạn kiệt, có một thực tế là việc tìm kiếm và thăm dò các
giếng dầu mới ngày càng khó khăn. Điều này cũng đã buộc các nhà sản xuất lớn
phải chuyển sang mua lại, sáp nhập và liên minh, như một cách để khắc phục hạn
chế cạnh tranh (Weston et al., 2001).
Bên cạnh đó rào cản rời ngành cao giữ các công
ty ở lại và cạnh tranh mạnh mẽ đối với các đối thủ, dù có chịu bán mức giá thấp
hơn giá trung bình hoặc chịu lỗ. Các yếu tố khác góp phần vào sự cạnh tranh
giữa các đối thủ cạnh tranh trong ngành công nghiệp dầu là: chi phi cố định cao
(và chi phí lưu trữ) và thiếu sự khác biệt sản phẩm.
à Kết luận: Sự cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh trong
ngành công nghiệp dầu khí ở mức độ cao, mà phần lớn các công ty đang chạy đua
tìm kiếm và khai thác nguồn tài nguyên dầu thô mới. Quá trình này không phải là
dễ dàng, các mỏ dầu mới ngày càng khó khăn trong việc tìm kiếm và khai thác đòi
hỏi những công nghệ phức tạp và vốn đầu tư cao. Bên cạnh đó các nước xuất khẩu
dầu chịu sự ảnh hưởng bởi chính sách hạn chế khai thác, đây là tình hình chung
của ngành công nghiệp dầu mỏ toàn cầu. Chính vì điều này sự cạnh tranh ngày
càng trở mạnh mẽ hơn, dự đoán một xu hướng tiêu cức ảnh hưởng đến lợi nhuận của
các công ty trong tương lai.
3.1.3. Năng lực thương lượng của người mua:
Theo Porter những người
mua có thể được xem như một mối đe dọa khi họ yêu cầu giá thấp hơn hoặc yêu cầu
dịch vụ tốt hơn (có thể dẫn đến tăng chi phí hoạt động) và ngược lại, khi khách
hàng của công ty có thể tăng giá và có lợi nhuận cao hơn. Đối với ngành công
nghiệp dầu khí thì giá dầu thô được xác định trên thị trường toàn cầu, dựa trên
các mối quan hệ kinh tế giữa nguồn cung cấp dầu và nhu cầu toàn cầu. Giá thế giới được ấn định trên sàn giao dịch New York
Mercantile. Đối với những giao dịch thỏa thuận giữa hai bên, mặc dù giá được thỏa
thuận giữa bên bán và bên mua nhưng họ vẫn dựa trên cơ sở giá dầu thế giới (sự
chênh lệch là không đáng kể) trong trường hợp này tùy thuộc vào khả năng thương lượng
của người mua.
Trong số khách hàng của ngành dầu
khí, có những khách hàng lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc và Nhật Bản, chiếm hơn một
nửa của thế giới tiêu thụ dầu, thực tế họ có thể ở vị trí phát huy được năng
lưc thương lượng, bởi vì họ thường mua với số lượng lớn. Mặc dù gần đây, các quốc
gia đang áp dụng các chính sách khác nhau để chuyển từ phụ thuộc vào nhiên liệu
hóa thạch sang năng lượng tái tạo, tuy nhiên thế giới vẫn còn đang phải dựa chủ
yếu vào nhiên liệu hóa thạch trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của trong những
năm qua và thập kỷ tới, với nhu cầu trong thực tế dự kiến sẽ tăng (đặc biệt
là giao thông vận tải và công nghiệp). Ngày
14/03/2014, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) thông báo nhu cầu dầu mỏ thế giới
sẽ tăng nhanh hơn so với dự báo trước đây do triển vọng kinh tế toàn cầu đã cải
thiện. Báo cáo hàng tháng của IEA cho biết nhu cầu dầu mỏ thế giới sẽ lên đến
92,7 triệu thùng/ngày, tăng 95.000 thùng/ngày.
à Kết luận: Trên
thực tế cho thấy chỉ có một lượng nhỏ người mua, dựa vào quy mô mua hàng có thể
tạo ra khả năng thương lượng trên thị trường. Tuy nhiên sức mạnh người mua đối
với ngành công nghiệp này vẫn ở vị thế yếu, vì tầm quan trọng của năng lượng hóa thạch đối với tất cả các lĩnh
vực sản xuất và đời sống, là một nhân tố quan trọng cho sự phát triển của ngành
công nghiệp thế giới.
3.1.4. Năng lực thương lượng của nhà cung cấp:
Cũng giống như người mua,
nhà cung cấp của các công ty dầu khí cũng có thể làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của
ngành công nghiệp này trong tương lai bằng cách tăng giá hoặc làm giảm chất lượng
của các sản phẩm và dịch vụ mà họ cung cấp. Công ty dầu mỏ lớn như Ecopetrol hoặc
ExxonMobil, có một chuỗi cung ứng phức tạp với sự tham gia của nhiều nhà cung cấp
khác nhau, từ các nhà cung cấp kỹ thuật, quản lý phát triển mỏ, cài đặt đường ống,
thiết bị và vật liệu cụ thể, thậm chí là cung cấp các nhà nghiên cứu khoa học
và kỹ sư.
Trong ngành công nghiệp
dầu có một loạt các nhà cung cấp phụ đến từ các ngành công nghiệp khác nhau, hầu
hết các nhà cung cấp nhỏ này không hợp nhất, và do thực tế là các công ty dầu lớn
đại diện cho người mua khối lượng lớn với lợi nhuận cao cho họ à giảm khả năng thương lượng của nhà cung cấp. Các công ty
dầu trong thực tế ở vị trí để lựa chọn nhà cung cấp ưa thích với nguồn cung cấp
chất lượng cao của vật liệu và dịch vụ.
Một số nhà cung cấp đặc
biệt quan trọng không kém đối với ngành dầu khí đó chính là kỹ sư và nhà nghiên
cứu khoa học, đây là đội ngũ đem đến những bí quyết, những tiến bộ khoa học kĩ
thuật của thế giới cho ngành. Hiện nay, các công ty đang đối với với tình trạng
thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Do tính chất chu kỳ của kinh doanh dầu khí
và tính chất công việc (các nhân viên dầu khí mất khoảng ½ cuộc đời làm việc của
mình trên biển và cho việc nghiên cứu, thăm dò) nên các đội ngũ nhân lực chất
lượng cao không quan tâm đến ngành, vì thế khả năng thương lượng với các công
ty dầu khí cao.
à Kết luận: Bức tranh chung
về sự phân bố quyền lực giữa các công ty dầu mỏ là phụ thuộc khá nhiều vào loại
nhà cung cấp. Đặc biệt khi nhìn vào các nhà cung cấp nguồn nhân lực chất lượng
cao, hay các nhà cung cấp các bằng sáng chế, các kĩ thuật mới…
3.1.5. Các sản phẩm thay thế:
Sản phẩm thay thế cho ngành công nghiệp dầu
mỏ bao gồm nhiên liệu thay thế như than đá, khí đốt, năng lượng mặt trời, năng
lượng gió, thủy điện và thậm chí cả năng lượng hạt nhân. Hiện nay các
nguồn năng lượng “xanh” đang được đầu tư và nghiên cứu để thay thế cho năng
lượng dầu mỏ.
Tuy nhiên, dầu
là một nguồn năm lượng chiếm ưu thế hiện hành và vẫn không thể thay thế trong
nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong giao thông vận tải và công nghiệp. Không chỉ
là trong quá khứ, mà theo hiệp hội năng lượng quốc tế Outlook 2008 (EIA), dầu
sẽ ở thành nguồn năng lượng chủ yếu cho đến 2030 (xem biểu đồ dưới). Lý do chủ
yếu là trên thực tế dầu rẻ hơn so với các loại nhiên liệu khác. Như công nghệ
khoan và khai thác là đắt dỏ nhất trong các giai đọn thì đang được nghiên cứu
nhiều nhất có thể làm giảm chi phí trong tương lai, khi đó, dầu là nguồn năng
lượng với giá rẻ nhất.
- Từ nghiên cứu về sản
phẩm thay thế của dầu mỏ của EIA, dựa trên bảng Thông tin Năng lượng, khí đốt tự nhiên dự kiến sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so
với dầu. Dự báo được rằng khí sẽ giành được thị phần
đáng kể trong lĩnh vực công nghiệp, khu dân cư và thương mại. Tuy nhiên, điều đáng
nói là các công ty dầu mỏ lại đi liền với dầu khí do thực tế là dầu khí thường
được tìm thấy cùng với nhau. Xu hướng sử dụng dầu khí tăng nhanh hơn kể từ các nghiên cứu chỉ ra rằng
khí tự nhiên phát ra khí C02 ít hơn rất nhiều (ít hơn 40% so với
đốt bằng dầu và 78% so với đốt bằng than) à giảm 1 lượng thuế môi
trường đáng kể.
Biểu đồ 1. Sản lượng sử dụng năng lượng
Tiêu thụ than trên thế giới dự kiến sẽ phải đối mặt với sự
giảm sút thị phần của tổng tiêu thụ năng lượng, chủ yếu là do nguồn lực chủ yếu
tập trung ở vài quốc gia và đang trở nên ngày càng phức tạp và xa xôi từ các
thị trường lớn. Các chi phí khai thác và sử dụng than đá chỉ
sẽ tăng trong những năm sắp tới, do các quy định về môi trường, chẳng hạn như
Nghị định thư Kyoto (Tuy được kí kết năm 1997 những chính thức có hiệu lực năm
2005).
Năng lượng tái tạo, như gió, thủy điện hoặc hydro được dự kiến sẽ
chậm nhưng chắc chắn gia tăng thị phần trong tương lai. Tuy nhiên, không có
các chính sách của chính phủ chủ động chính nhằm giảm tác động của khí thải
carbon dioxide trong khí quyển, quá trình của việc áp dụng năng lượng tái tạo
trên quy mô lớn là có được khá chậm. Vì vậy, miễn là các
nguồn năng lượng có chi phí sản xuất khá cao, họ sẽ không thể cạnh tranh về
kinh tế nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, các công ty dầu không nên đánh giá
thấp tiềm năng của các nguồn năng lượng, đặc biệt là sau khi nhiều chính phủ
trên thế giới đã tích cực hỗ trợ việc sử dụng các nguồn năng lượng xanh.
Mở rộng năng lượng hạt nhân đã bị đình trệ ở các nước OECD do là một lựa
chọn tương đối đắt tiền để phát điện so với các nguồn như khí thiên nhiên hoặc
than đá. Ngoài ra, có nhiều phong trào mạnh mẽ chống
lại điện hạt nhân ở nhiều nơi trên thế giới, dựa trên những lo ngại về sự an
toàn của môi trường, xử lý chất thải phóng xạ, cũng như phổ biến vũ khí hạt
nhân. Do đó, năng lượng hạt nhân là nguồn năng lượng
thay thế trong tương lai là có vấn đề (EIA, 2008).
à Kết luận: Dựa trên các số liệu trong Biểu đồ 1 về nhu cầu thế giới về năng lượng sẽ tăng cho tất
cả các loại năng lượng trong hai thập kỷ tiếp theo. Xăng dầu vẫn còn đang
dẫn đầu ngành công nghiệp năng lượng trong những thập kỷ sau, nhưng khi tìm
kiếm chuyên sâu cho các nguồn năng lượng thay thế tiếp tục, các nguồn năng
lượng thân thiện với môi trường hơn có thể tạo thành một mối đe dọa trong thời
gian dài. Vì vậy, các công ty dầu đã cần phải đặt trọng
tâm nhiều hơn vào năng lượng tái tạo. Suncor là một trong
những ví dụ về các công ty dầu đang dần tăng nghiên cứu và sản xuất nhiên liệu
sinh học.
ĐỐI THỦ TIỀM TÀNG
|
||
Chi phí đầu tư lớn
Chính phủ thì ủng
hộ các công ty của quốc gia
à khó khăn cho gia nhập ngành à Mối đe doạ thấp
|
||
NHÀ CUNG CẤP
|
CẠNH TRANH
|
NGƯỜI MUA
|
Nguồn nhân lực chất lượng cao; công nghệ, thiết bị
àSức mạnh
thương lượng của nhà cung cấp lớn
|
Liên minh các công ty có sức mạnh lớn.
Sản phẩm đồng nhất, có thể thay thế lẫn nhau
àCạnh tranh cao
|
Giá dầu được quy định
chung trên toàn cầu + lượng cung bị kiểm soát + cầu lớn à sức mạnh thương lượng của người mua thấp
|
ĐE DOẠ SẢN PHẨM THAY THẾ
|
||
Dầu là sản phẩm không thể thay thế hoàn toàn
trong ngành công nghiệp và giao thông vận tải bây giờ và trong tương lai
Năng lượng tái tạo
là cho một mối đe dọa trong tương lai dài hạn
à Mối đe doạ hiện
nay thấp.
|
3.2. Nhóm ngành:
Nhóm chiến lược bao gồm các đối thủ cạnh tranh có
các điều kiện và cách tiếp cận cạnh tranh tương tự nhau trong thị trường.
Nghiên cứu đăc điểm
và điều kiện thực tế của ngành thì hai tiêu chí để đánh giá và phân loại các
nhóm chiến lược là: Cải tiến công nghệ
và quy mô hoạt động. Hai
chỉ tiêu trên được đưa vào lập bản đồ nhóm chiến lược cho các công ty trong
ngành dầu khí:
- Nhóm
1: Nhóm những công ty nổi bật nhất
trong ngành dầu khí toàn cầu như: Exxon Mobil, Rouyal Dutch, Saudi Aramco, BP,
National Iranrian Company, Quata General Petroleum, PDVSA, Iraq National Oil
Company,…… chiếm khoảng 70% thị phần dầu khí.
Những công ty này theo đuổi chiến lược cải tiến công nghệ cao và mở rộng
quy mô hoạt động ra toàn cầu: hoạt động trải rộng khắp thế giới bao gồm cả thăm
dò, sản xuất, tinh chế, phân phối,…và đầu tư một nguồn chi phí rất lớn để sử dụng
những cải tiến, ứng dụng mới nhất của công nghệ. Việc đầu tư vào công nghệ mới
và quy mô hoạt động rộng rãi tạo thuận lợi cho nhóm những công ty này gia tăng
vị thế cạnh tranh của mình. Đồng thời, chiến lược này có thể giúp tối đa hóa
các cơ hội của công ty trong tương lai, quản lý chặt chẽ về công nghệ hỗ trợ
trong việc tìm kiếm, thăm dò,.. những nguồn dầu lớn trong điều kiện khan hiếm về
tài nguyên, kèm theo đó những cải tiến công nghệ là một trong những rào cản nhập
cuộc của ngành, giúp các công ty giữ vững vị thế của mình. Đặc biệt, trong nhóm
công ty này có Exxon Mobil- là tập đoàn dầu khí đa quốc gia của Hoa Kỳ, hoạt động
trên nhiều nước khác nhau, có tổng doanh thu lớn nhất thế giới với 404,5 tỷ
USD(2007). Exxon sử dụng những cải tiến công nghệ mới
như: tiêm nhiếm nitơ vào các giếng dầu để đẩy dầu và khí tự nhiên lên bề mặt,…Việc chấp nhận đầu tư vào công nghệ đã cho phép Exxon
Mobil đạt mức tăng trưởng lợi nhuận 11% trong năm 2008, ở mức lợi nhuận kỷ lục
mà các công ty Mỹ đạt được.
- Nhóm
2: Nhóm những công ty có phạm vi hoạt động ở một vùng hoặc một khu vực
nhưng luôn theo đuổi và tìm kiếm những cải tiến mới về công nghệ nhằm phục vụ
trong quá trình hoạt động của mình. Đây là những công ty được xem là đang trong
giai đoạn phát triển của ngành. Điển hình, công ty Suncor được xếp trong nhóm 2
hoạt động nổi trội trong phạm vi khu vực Bắc Mỹ đã bắt đầu sử dụng công nghệ địa
chấn 3D để thăm dò các mỏ dầu vào năm 1997 và sau đó cải tiến vào năm 2002. Tiến
bộ kỹ thuật khoan ngang cũng được công ty đem vào sử dụng. Những ứng dụng đã
đem lại cho Suncor sự tăng trưởng doanh thu hằng và đem lại năng lực cạnh tranh
cho công ty.
Thách thức lớn nhất đặt ra cho nhóm này là
chi phí đầu tư vào các thiết bị, dàn khoan, nghiên cứu và thăm dò dầu mỏ,.. là
rất lớn cùng với sự hạn chế về quy mô hoạt động nên khả năng cạnh tranh trên
toàn cầu chưa đủ lớn.
- Nhóm
3: Nhóm những công ty có quy mô hoạt động hẹp ở một quốc gia, ít theo đuổi
những cải tiến công nghệ, những công ty này luôn gặp phải những sức ép rất lớn
về chi phí đầu tư, thị trường hoạt động.
- Nhóm
4: Nhóm 4: Bao gồm những công ty có quy mô lớn nhưng nghiên về khai thác dựa
trên lợi thế về nguồn cung dầu khổng lồ có sẵn hoặc thuê lại được mà bỏ qua việc nghiên cứu và
phát triển công nghệ trong các chu trình. Ví dụ như: Sonangol; SNEPCO; Ariboil;
Atlas GeoSolutions; Belmet.
3.3. Chu kỳ ngành:
Hiện
nay, ngành dầu khí thế giới đang ở giai đoạn tái tổ chức với những đặc điểm:
- Ngành
có xu hướng tăng trưởng chậm lại, tỉ lệ tăng trưởng trung bình của ngành dầu
khí thế giới hiện nay đã giảm từ 12% xuống còn 7%/năm.
Biểu đồ thể hiện cung và cầu của dầu khí giai đoạn 1980 – 2010.
- Qua biểu
đồ trên có thể thấy, cung dầu không những theo kịp mà còn dư thừa so với nhu cầu,
khiến các công ty phải kiểm soát lại số lượng thùng dầu sản xuất hằng năm để
tránh gây cuộc chiến về giá do cung vượt cầu.
- Nhu cầu
về dầu khí đã bắt đầu có dấu hiệu bị đe dọa giới hạn bởi sự thay thế khi hàng
loạt các năng lượng khác được phát minh ra mang tên “năng lượng xanh” như: năng
lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng điện nhiệt, năng lượng nước…và đáng
lo ngại hơn là những nguồn năng lượng này được con người quan tâm và ưu tiên
hơn dầu khí vì ưu điểm là không gây ô nhiễm môi trường. Theo báo PetroTimes, một
khảo sát thí điểm 158 người ngẫu nhiên thì có đến 50% chấp nhận sử dụng nhiên
liệu sinh học thay cho nhiên liệu dầu khí.
Các công
ty dầu khí trên thế giới cạnh tranh quyết liệt hơn, mở rộng quy mô. Biểu hiện
là các cuộc sáp nhập và mua lại diễn ra thường xuyên trên thị trường dầu khí,
và điều này khiến cho thế giới xuất hiện những “Big Oil”:
+ Exxon
Mobil Corporation: Được thành lập vào tháng 11-1999 bởi cuộc sáp nhập của Exxon
và Mobile, và đến thời điểm hiện tại, đây là công ty dầu khí lớn nhất thế giới.
+ Royal
Dutch Shell: là kết quả của cuộc sáp nhập 2 công ty Royal Ducth (công ty dầu
khí Hà Lan) và Shell (công ty vận tải Anh), trở thành công ty lớn thứ 2 trong
ngành công nghiệp dầu khí.
+ BP
(công ty dầu khí lớn nhất nước Anh) mua lại các công ty dầu khí Amoco (1998),
Arco (2000), Sohio (1987), Castro (2000), Aral (2002) và trở thành công ty dầu
khí đứng vị trí thứ 3 thế giới.
+
Chevron mua lại Texaco vào năm 2001, trở thành công ty dầu khí lớn thứ 4 thế giới.
+ Sự hợp
nhất của Conoco Inc và công ty Dầu khí Phillips vào năm 2002, hình thành
ConocoPhillips – tập đoàn dầu khí lớn thứ 5 thế giới….
- Các
chiến lược liên minh, liên doanh trong ngành dầu khí cũng được thực hiện với sự
xuất hiện của các tổ chức dầu khí lớn như: OPEC (thành lập năm 1960 với sự tham
gia của các quốc gia như Libya, Qatar, Indonesia, Algeria, Nigeria, …), OAPEC
(1968) – Tổ chức các nước sản xuất dầu mỏ Ả Rập…
- Các
công ty chú trọng hơn vào chiến lược thâm nhập thị trường mới và tranh giành thị
trường với các đối thủ của mình.
Những cơ hội và đe dọa đối với các
công ty trong ngành công nghiệp dầu khí khi đang ở trong giai đoạn tái tổ chức
như hiện nay:
Cơ hội:
-
Giai đoạn tái tổ chức của ngành dầu khí hiện nay giúp các công ty tiếp tục tăng
trưởng năng lực của mình theo tốc độ tăng trưởng trong quá khứ. Từ việc sử dụng
tốc độ tăng trưởng của quá khứ để dự đoán mức dầu khí tiêu thụ trong tương lai
và lập kế hoạch sản xuất một cách thích ứng.
-
Sự ganh đua và tranh giành thị phần cũng như nguồn nguyên liệu diễn ra mãnh liệt
giúp các công ty mạnh có thể thâu tóm thị trường của đối thủ, mở rộng để tăng lợi
nhuận, đồng thời, làm cho các công ty dầu khí nhỏ phải bỏ cuộc chơi, loại bớt đối
thủ cạnh tranh.
Đe dọa:
-
Sự xuất hiện ngày càng nhiều của các nhiên liệu thay thế trong giai đoạn hiện
nay là một đe dọa lớn cho các công ty trong ngành. Nó làm cho nhu cầu dầu khí mặc
dù vẫn tăng đều hằng năm nhưng tỉ lệ tăng thì giảm rõ rệt, trong khi tỉ lệ nhu
cầu các nguồn nhiên liệu thay thế (gió, mặt trời, nước, điện nhiệt, sinh học…)
lại có xu hướng tăng nhanh.
- Các
công ty dầu khí tiến hành mua lại, sáp nhập, liên minh…tạo nên các tập toàn,
các tổ chức dầu khí rất lớn, thành các ông vua trong ngành, có thể điều chỉnh,
chi phối mạnh đến cả thị trường dầu khí thế giới, điều này gây khó khăn cho các
công ty dầu khí nhỏ, và họ khó có cơ hội để vươn lên.
- Sự
ganh đua giữa các ông vua dầu khí về nguồn nguyên liệu và thị phần có thể là mối
đe dọa cho cuộc chiến tranh về giá, điều này sẽ khiến các công ty dầu khí hoạt
động kém hiệu quả phải phá sản. (Ví dụ: công ty dầu khí OGX của Barazil đã bị
phá sản vào cuối năm 2013 do hoạt động kém hiệu quả…)
3.4. Động thái của đối thủ:
Như đã phân tích ở các phần trên, trong một ngành các công ty hoạt động
không chỉ đơn lẽ một mình mà xung quanh còn rất nhiều đối thủ cũng cùng tham
gia vào ngành đó. Do vậy, để thành công trong ngành công ty phải luôn theo dõi
động thái, cũng như hoạt động của đối thủ để đánh giá rồi dự kiến những bước đi
tiếp theo của họ và từ đó có cách thức để cạnh tranh được với các đối thủ đó.
Trong ngành dầu khí hiện nay, có những công ty tham gia có thể kể đến là:
Exxon Mobil, Chevron Corporation, Petrobras,…
a. Công ty
chevron corporation:
* Phân bố thị
trường:
Là một công ty năng lượng đa quốc gia của Mỹ. Trụ sở chính tại San Ramon,
California. Hoạt động tại nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là tại các khu vực
như: bờ biển phía tây bắc của Bắc Mỹ, Nigeria,
Angola, Kazakhstan, và Vịnh Mexico, Đông Nam Á, Hàn Quốc, Úc và Nam Phi.
* Những hoạt động chính của
Chevron Corporation gần đây:
Thực hiện
dự án khí đốt GORGON tại Tây Úc với tổng giá trị lên tới 43 tỉ USD. Dự án bao gồm
việc xây dựng một nhà máy khí tự nhiên hóa lỏng trên đảo Barrow và nhà máy khí
nội địa với khả năng cung cấp 300 terajoules mỗi ngày để cung cấp khí đốt cho
Tây Úc.
Trong
các khu vực trên bờ và ngoài khơi gần của đồng bằng sông Niger, Chevron hoạt động
theo một liên doanh với Tổng công ty Dầu khí quốc gia Nigeria, điều hành và tổ
chức quan tâm 40% trong 13 ưu đãi trong khu vực. Chevron hoạt động giếng địa
nhiệt ở Indonesia cung
cấp điện cho Thủ đô Jakarta và các vùng lân cận, và các kế hoạch để có khả năng
mở một cơ sở địa nhiệt 200 MW ở Nam Sumatra. Công ty có kế hoạch chi ít nhất $
2000000000 nghiên cứu và mua lại liên doanh năng lượng tái tạo.
b. Exxon Mobil:
- Là một
trong những công ty dầu khí lớn nhất thế giới, luôn dẫn dầu trong việc phát triển
những sản phẩm mới thông qua việc cải tiến công nghệ liên tục và độc quyền một
số phát minh công nghệ để củng cố vị trí hàng đầu trong ngành của công ty.
Các hoạt động của công ty trong những năm gần
đây:
- Công
ty định xu hướng dài hạn của ngành: đầu tư vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương
và mở rộng thị trường ra vùng Trung Đông.
- Exxon
Mobil cho biết công ty sẽ tiếp tục theo đuổi việc đầu tư hàng tỷ đô la cho các
dự án dài hạn hứa hẹn sẽ đem lại kết quả trong nhiều thập kỷ.
- Gần
đây, Exxon Mobil bán lại một nhà máy lọc dầu ở California và 340 cửa hàng mang thương hiệu
Exxon cho Valerp Energy Corp.
- Năm
2008, công ty tách ra khỏi thị trường bán lẻ và nhượng quyền thương hiệu 1400 đại
lý phân phối.
- Năm
2010, công ty tiến hành khai thác và sản xuất khí tự nhiên hóa lỏng nổi. Điều
này không những giúp Exxon giảm thiểu về chi phí mà còn chứng tỏ được tầm ảnh
hưởng lớn của công ty trong ngành.
c. Công ty Petrobras:
Petrobras
là công ty dầu khí đa quốc gia lớn nhất tại châu Mỹ Latinh được thành lập vào
năm 1953 và là người dẫn đầu thế giới về việc sử dụng công nghệ trong thăm dò,
khai thác dầu mỏ ở những vũng dầu khổng lồ cực sâu như ở Tây Phi, Vịnh
Mexico,... Petrobras kiểm soát nguồn năng lượng đáng kể ở 18 quốc gia ở châu
Phi, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Âu và châu Á. Công ty hoạt động rộng rãi với việc mua
lại và kiểm soát một số công ty năng lượng quan trọng nhất ở Nam Mỹ. Đến cuối
2003, Petrobras đăng ký Hiệp ước toàn cầu của Liên Hợp Quốc về việc thỏa thuận
các nguyên tắc liên quan đến điều kiện làm việc và môi trường. Hành động này đã
mang lại sự uy tín cho công ty và giúp công ty gia tang vị thế cạnh tranh của
mình.
3.5. Những
nhân tố then chốt trong thành công của ngành:
Các nhân tố then
chốt cho thành công (nhân tố tác động mạnh nhất tới khả năng thành đạt trên thị
trường là điều kiện tiên quyết cho thành công trong ngành).
a.
Công nghệ:
Dầu khí
mặc dù là 1 kiểu ngành về khai khoáng nhưng điểm đặc biệt là yếu tố công nghệ
quyết định hầu hết đến các công đoạn trong ngành, quyết định trực tiếp đến chi
phí, tổng sản lượng khai thác và tinh chế được. Trên thực tế, các các công nghệ
hàng đầu đang được các công ty dầu khí lớn nắm giữ. Ví dụ Rosneft - Công ty dầu
mỏ lớn nhất Liên bang Nga và là một trong những công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới
đã bỏ ra 28 tỉ USD trong vòng 8 năm để tìm ra như kỹ thuật “Nén xuyên địa tâm”
cho phép thăm dò, tìm kiếm và tổ chức khai thác được các giếng dầu ở các vùng
biển đóng băng ở Bắc Cực, nơi mà trước đó chưa từng có công ty nào tham gia
khai thác[3].
Nghiên cứu này đem lại cho Rosneft lợi thế về nguồn cung dầu lớn gấp 3 lần so với
trước đây[4].
Hay tập đoàn Exxon Mobil của Hoa Kỳ là tổ chức đâu tiên áp dụng công nghệ vệ
tinh Aperture Radar[5] cho
phép thăm dò địa chất thông qua hình ảnh được cung cấp từ vệ tinh để phân tích,
từ đó có thể tìm được các giếng dầu cũng như thông tin về độ sâu, trữ lượng và
hệ thống địa chất nhằm phục vụ mục đích thăm dò và khai thác à
giảm chi phí tìm kiếm và thăm dò xuống 23% so với các kỹ thuật trước đó.
Trong
tinh chế dầu mỏ, kỹ thuật và công nghệ được xem là bước khởi đầu cho 1 dự án lọc
dầu. Trên thực tế, có khá nhiều quốc gia có sản lượng dầu mỏ lớn nhưng họ chủ yếu
khai thác và xuất khẩu dầu thô chứ không
thể tự chế biến các sản phẩm cuối cùng như xăng dầu nhiên liệu … vì không có
công nghệ như Nigeria (quốc gia có trữ lượng dầu mỏ xếp hàng đầu thế giới, cung
cấp khoảng 10% lượng dầu thô nhập khẩu ở Mỹ); Algeria (Nguồn thu chủ yếu của quốc
gia này là từ việc xuất khẩu dầu thô. hằng năm ngành này đóng góp 70% tổng GDP
và chiếm 97 % mặt hàng xuất khẩu của đất nước) hay Lybia có lẽ là quốc gia duy
nhất ở Châu Phi có nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào dầu thô, hằng năm ngành xuất
khẩu dầu đóng góp đến 80% tổng GDP và 97% tổng lượng xuất khẩu.
Ngược lại, các quốc gia lớn nghèo tài
nguyên nhưng có hàng chục công ty lớn chuyên về dầu mỏ như Mỹ (Exxon Mobil), Nhật
Bản (Idemitsu; Chiyoda Corporation; JGC Corporation) hay Trung Quốc
(PetroChina); nắm giữ 65% tổng bằng sáng chế, bản quyền, phát minh trong lĩnh vực
dầu khí trên toàn cầu (2010).
b.
Tài chính:
Đặc
trưng thứ 2 của ngành dầu khí là lượng dầu tư khổng lồ bất chấp tham gia vào
toàn bộ chuỗi của dầu khí (từ thăm dò, khai thác, tinh chế, phân phối) hay là 1
trong chúng. Nguồn đầu tư không những vào trang thiết bị, cơ sở hạ tầng mà còn ở
mua lại các bằng sáng chế, phát minh công nghệ và đầu tư cho nguồn nhân lực chất
lượng cao. Hầu hết các công ty về dầu mỏ lớn đều có 1 nguồn đầu tư lớn ngay từ
ban đầu. Chevron tiêu tốn hết 10 tỉ USD cho những dự án ngoài vùng tức những
chương trình bất ngờ, đầu tư ngoài kế hoạch như theo đuổi xây dựng 1 toà nhà
thông minh ngay trên giếng dầu ở Dubai .
Công ty dầu mỏ hoàng gia Hà Lan Shell đầu tư trung bình 44 tỉ USD/năm và tăng
10% hằng năm. Một nhóm bao gồm Exxon và Shell có kế hoạch chi 40 tỉ USD để bơm dầu từ hòn đảo nhân tạo ở biển
Caspian[6].
Tất cả các chương trình, dự án của dầu mỏ để tiêu tốn 1 lượng vốn khổng lồ mà
chỉ khi được đáp ứng ngay lập tức mới đem lại lợi thế cho 1 công ty trong
ngành.
c.
Nguồn cung dầu:
Trong
khi nhu cầu về năng lượng và nguyên nhiên liệu liên qua tới dầu khí tăng cao,
lượng cung dầu lại khá hạn chế ở 1 số quốc gia. Các quốc gia sở hữu 1 lượng lớn
dầu như Ả rập
Saudi (trữ lượng dầu mỏ : 264,5 tỷ thùng); Venezuela với
211,1 tỷ thùng; Iran với
150, 31 tỷ thùng; Iraq (trữ lượng dầu mỏ :
115 tỷ thùng); Canada (gần 100 tỷ thùng); Kuwait (trữ
lượng dầu mỏ : 104 tỷ thùng)[7] cho
phép các chính phủ này tổ chức các công ty, tập đoàn dầu khí quốc gia lớn nhằm
tập trung thăm dò và khai thác lượng tài nguyên này trong lãnh thổ quốc gia.
Chúng không có sức ép về nguồn cung giống như các công ty tương tự đến từ Mỹ,
Nhật Bản hay Trung Quốc luôn khó khăn trong nguồn dầu vào là dầu thô. Đồng thời,
chính sản lượng dầu mỏ lớn đem lại lợi thế cạnh tranh theo quy mô lớn, có khả
năng dẫn dắt thị trường, đồng thời là cơ hội để họ thu hút vốn, công nghệ từ
bên ngoài.
4. Kết luận về thay đổi môi trường|
Các yếu tố thuộc
môi trường vĩ mô của ngành dầu khí đang có xu hướng thay đổi rất tích cực cho
ngành dầu khí phát triển, cụ thể là các khuynh hướng:
- Kinh tế phát
triển nhanh hơn
- Luật pháp có
nhiều điều khoản ưu tiên cho phát triển ngành dầu khí.
- Môi trường được cải thiện
Các điều kiện thuận lợi ở thời điểm hiện tại lẫn xu hướng phát triển trong
tương lai của Canada chính là bàn đạp vững chắc để Suncor hướng mình ra hoạt động
bên ngoài với mục tiêu và viễn cảnh đã đề ra là trở thành 1 trong 30 công ty lớn
nhất thế giới trong ngành dầu khí.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét