Thứ Sáu, 2 tháng 2, 2018

Boeing


NHÓM BOEING LỚP 33K2-TK
1. Nguyễn Thanh Hải
2. Châu Ngọc Chính
3. Trần Trọng Nghĩa
4. Trần Văn Vĩ
5. Huỳnh Phương Thảo

BÀI TẬP NHÓM GIAI ĐOẠN 2

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI

I.GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU

  - Giới thiệu ngành:

Ngành sản xuất máy bay là ngành bao gồm các công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các loại máy bay để phục vụ cho nhu cầu thương mại của các hãng hàng không, nhu cầu quân sự cho một số quốc gia và nhu cầu đi lại vận chuyển của các công ty hay cá nhân trên thế giới.

- Giới hạn nghiên cứu:

·        Giới hạn về thời gian : Từ năm 2000 – 2013
·        Giới hạn về không gian : Không gian toàn cầu, phần phân tích môi trường vĩ mô nghiên cứu ở Mỹ
·        Lĩnh vực kinh doanh: Cung cấp máy bay

II.PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU

  1.Mức độ ảnh hưởng toàn cầu của ngành sản xuất máy bay:

Tầm hạn hoạt động của ngành sản xuất máy bay không chỉ trong biên giới của một quốc gia và sản phẩm của ngành cũng không phục vụ cho riêng một quốc gia nào.
     Để sản xuất một chiếc máy bay cần nguồn lực cực kì lớn mà không có công ty nào có thể tự mình làm ra được. Đòi hỏi công ty phải liên kết với nhiều công ty khác và có hệ thống sản xuất cũng như phân phối trên toàn thế giới. Bởi vậy ngành sản xuất máy bay bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố môi trường toàn cầu.
Kết luận: Ngành sản xuất máy bay chịu ảnh hưởng của các yếu tố toàn cầu rất mạnh, nó chi phối sự cạnh tranh và thị trường trong ngành giữa các công ty với nhau. Hay nói cách khác ngành sản xuất máy bay là ngành toàn cầu.
  2.Nhận diện các nhân tố toàn cầu :

a.     Khuynh hướng biến đổi ảnh hướng đến cầu của ngành sản xuất máy bay

“Lực lượng không quân tại các khu vực như châu Á, châu Mỹ và Nga vẫn trong tình trạng “tăng trưởng nóng
Tạp chí hàng không quốc tế của Anh vừa qua đã đăng tải báo cáo với nhan đề “Tình hình lực lượng không quân thế giới năm 2014”
Bản báo cáo này nhận định, mặc dù Bộ quốc phòng Mỹ cắt giảm ngân sách quân sự và tình trạng xung đột tại khu vực Trung Đông ngày càng căng thẳng, nhưng lực lượng không quân tại các khu vực như châu Á, châu Mỹ và Nga vẫn trong tình trạng “tăng trưởng nóng”.
       Hàng không châu Á bùng nổ
Thị trường hàng không châu Á tiếp tục phát triển, tăng thị phần sau khi vượt qua phương Tây năm 2011 để trở thành thị trường lớn nhất thế giới. (Năm 2012, Khu vực châu Á chiếm 26,1% thị phần hàng không thế giới và năm 2013 là 26,9%.
ð Khuynh hướng: Nhu cầu quân sự tại các khu vực như châu Á, châu Mỹ và Nga “tăng trưởng nóng”. Châu Á củng cố vị thế là thị trường hàng không lớn nhất thế giới, Cầu > cung ở châu Á
ð Cơ hội: mở rộng thị trường châu Á, tăng doanh thu
Kinh tế thế giới có dấu hiệu hồi phục và nhu cầu đi du lịch toàn thế giới tăng
Năm 2005, tổng sản phẩm thế giới (GWP) tăng lên 4,6%, dẫn đầu là Trung Quốc (9,3%), Ấn Độ (7,6%), Nga (5,9%). Kết quả tăng trưởng này có được chủ yếu là do sự tăng trưởng của các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Đức và đặc biệt là Hoa Kỳ với sự tăng trưởng mạnh trở lại (3,5%).
Năm 2007, Tổng sản phẩm thế giới (GWP) là 46.770 tỉ USD, tính theo sức mua tương đương là 65.960 tỉ USD. Bắc Mỹ, Tây Âu, Đông - Bắc Á chiếm trên 3/4 GWP toàn cầu. GDP bình quân đầu người là 6.600 USD, tính theo sức mua tương đương là 10.200 USD. Tổng giá trị xuất khẩu là 12.030 tỉ USD, tổng giá trị nhập khẩu là 11.950 tỉ USD
Năm 2008, thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu mà ảnh hưởng của nó là hết sức mạnh mẽ. Hoa Kỳ là trung tâm của suy thoái kinh tế toàn cầu mặc dù không phải là nước suy thoái nghiêm trọng nhất.
Vài năm trở lại đây, kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi, các khu vực bắt đầu tăng trưởng trở lại nhưng còn khá chậm, châu Âu bắt đầu vực dậy sau suy thoái. Tuy vẫn tồn tại nhiều nguy cơ thách thức nhưng tình hình kinh tế thế giới trong vài năm tới được dự báo sẽ sáng sủa hơn. Liên hợp quốc nhận định: với những dấu hiệu cải thiện như hiện nay, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ cải thiện trong vòng hai năm tới và có thể đạt mức 3% trong năm 2014; 3,3% trong năm 2015, cao hơn so với mức 2,1% trong năm 2013.
     Phát biểu với báo giới, Tổng Thư ký Tổ chức Du lịch Thế giới LHQ (UNWTO) Taleb Rifai (Ta-líp Ri-phai) cho biết du lịch quốc tế tiếp tục tăng trưởng vượt mong đợi, hỗ trợ tích cực cho sự phục hồi kinh tế ở cả các nền kinh tế phát triển và mới nổi, tạo thêm nhiều việc làm trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp cao hiện nay. Con số cập nhật mới nhất của UNWTO cho thấy trong 9 tháng đầu năm 2013, thế giới ước tính có thêm khoảng 41 triệu du khách đi du lịch so với cùng kỳ năm 2012.
ð Khuynh hướng: Kinh tế hồi phục và nhu cầu du lịch tăng
ð Cơ hội: Cầu tăng
Giá dầu thô thế giới những ngày cuối năm 2008 ngày càng giảm sâu và đến ngày 3/12 đã tụt xuống dưới 45 USD/thùng - mức thấp nhất kể từ tháng 2/05, tức là gần 4 năm qua. Ít ai ngờ chỉ trước đó vài tháng, mà đỉnh điểm là tháng 7, giá một thùng dầu thô gấp 3,5 lần như vậy, tác động khủng khiếp đến sinh hoạt, tiêu dùng và thói quen đi lại của hàng tỷ người dân từ châu Á, châu Âu cho đến tận châu Phi, châu Mỹ Latinh.
ð Khuynh hướng: giá dầu tăng
ð Cơ hội: nhu cầu về máy bay tiết kiêm nhiên liệu tăng

   b. Khuynh hướng biến đổi ảnh hướng đến cung của ngành sản xuất máy bay

Chính phủ Hoa Kì tạo ra nhiều chính sách khá thuận lợi cho sự phát triển ngành chế tạo máy bay
Hoa Kì là nước liên bang, nền chính trị bị chi phối bởi hai đảng Dân chủ và Cộng hòa thay nhau nắm quyền. Boeing đã xây dựng được một mối quan hệ khá chặt chẽ với chính quyền liên bang, đặc biệt là Không lực Hoa Kì (US Air Force), Cục hàng không liên bang Mĩ (FAA) và Cơ quan hàng không vũ trụ Mĩ (NASA). Do đó, chính phủ Hoa Kì, nhìn chung, tạo ra nhiều chính sách khá thuận lợi cho sự phát triển ngành chế tạo máy bay nói chung và đặc biệt là Boeing nói riêng. Cụ thể là:
·        Trong nhiều năm liền, ngành sản xuất máy bay kiếm được nhiều đơn đặt hàng với giá trị lớn từ chính phủ Mỹ.
·        Các chính sách hỗ trợ từ chính phủ đối với ngành hàng không như giảm thuế, hỗ trợ trong R&D, trợ giá xuất khẩu với tổng giá trị ước tính hàng tỉ đô-la được duy trì trong nhiều năm. Tuy nhiên, cuộc tranh cãi xung quanh các khoản trợ cấp không công bằng cho ngành hàng không giữa Mĩ và EU đã khiến cả hai bên phải cam kết nộp phạt và cam kết chấm dứt các khoản trợ giá trái luật này.
·        Trong các nỗ lực tự do hóa ngành hàng không, Hoa Kì và EU đã kí kết Hiệp định “Bầu trời mở”, xóa bỏ hoàn toàn các rào cản đối với các chuyến bay qua Đại Tây Dương. Thỏa thuận này được ước tính sẽ thu hút thêm 26 triệu hành khách qua lại, tăng 15,8 tỉ đô-la doanh thu cho các hãng hàng không và tạo thêm khoảng 80.000 việc làm. Cùng với một loạt các thỏa thuận quốc tế khác như thỏa thuận miễn thuế  kinh doanh máy bay thương mại phản lực cỡ lớn từ 1979, hiệp định này tạo thuận lợi rất lớn cho sự phát triển của ngành sản xuất máy bay thương mại.
      Tuy nhiên, bên cạnh những chính sách có lợi cho ngành sản xuất máy bay, một số chính sách pháp luật của Hoa Kì cũng ngăn cản, hạn chế ngành trong việc bán các bộ phận hay máy bay của mình tại một số thị trường như Iran, Iraq, Afghanistan và Pakistan.
Ngoài Hoa Kì, Boeing còn chịu nhiều ảnh hường tới từ nền chính trị pháp luật của các nước khác trên thế giới. Những chính sách của các quốc gia, khu vực trên thế giới như Trung Quốc, Nga hay EU để hỗ trợ cho ngành sản xuất máy bay trong nước cũng tác động đến Boeing trên hai khía cạnh: hạn chế sự xâm nhập, phát triển của Boeing tại các thị trường này; và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các đối thủ của hãng.
ð Xu hướng: ngành sản xuất được hỗ trợ chi phí nhiều từ chính phủ nhà đồng thời nhận được nhiều đơn đặt hàng béo bở từ chính phủ tuy nhiên cũng bị hạn chế một số thị trường do quy định của chính phủ.
ð Cơ hội: Viện trợ chính phủ về chi phí và thuế
ð Đe dọa: hạn chế cung tại một số thị trường
C. Sự ra đời của các loại nguyên liệu  thay thế - vật liệu composite Công nghệ vật liệu Nano xuất hiện
Chìa khóa cho các chỉ số vượt bậc trên nằm ở những công nghệ mới-vật liệu composite Giải pháp này có một loạt lợi thế: vì composite nhẹ hơn nhôm – vật liệu truyền thống của máy bay, lại dễ đúc, nên giúp tiết kiệm được 1.500 tấn nhôm tấm và 40.000 – 50.000 chiếc bu-lông, đồng thời làm tăng diện tích cửa sổ máy bay. Composite bền hơn và không gỉ sét nên có thể cho phép tăng độ ẩm và áp suất khoang máy bay lên – từ đó bớt những lời phàn nàn lâu nay của hành khách về chứng khô mắt, khô da hay cảm giác chóng mặt do độ cao.
Công nghệ Nano xuất hiện trong những năm 1980. Tuy vậy, cho đến năm 2001, công nghệ này thực sự bùng nổ bắt đầu từ việc các công ty sản xuất bán dẫn của Mỹ tiến hành đổi mới công nghệ sản xuất. Những thiết bị chế tạo bằng công nghệ Nano có các đặc tính siêu việt như nhỏ hơn, nhanh hơn, bền hơn hoặc thêm nhiều đặc tính hoàn toàn mới so với các thiết bị được chế tạo trên nền tảng công nghệ hiện nay.
ð Khuynh hướng: các loại nguyên liệu thay thế ra đời – vật liệu composite và công nghệ Nano xuất hiện.
ð Cơ hội: cải tiến sản phẩm tốt hơn.
d. Những vấn đề về môi trường tự nhiên hiện nay:
Hiệu ứng nhà kính là vấn đề rất nan giải bức thiết của toàn cầu hiện nay.Như chúng  ta đã biết cuộc sống ngày càng phát triển, công nghiệp hóa và hiện đại hóa càng tăng, các công ty, nhà máy phát triển cùng với các thiết bị máy móc ngày càng nhiều dẫn đến lượng  khí thải càng  ngày càng tăng.
Biến đổi khí hậu trên toàn thế giới vẫn còn là một nguyên nhân gây ra mốiquan tâm lớn. Nó đã tàn phá trên một số hệ sinh thái trên toàn thế giới. Những báo cáo về sự tăng nhiệt độ trong mùa hè, mùa đông không đủ lạnh và khối lượng đất đóng băng cũng giảm.
Công ước chung của liên hợp quốc về hiệu ứng nhà kính
Trước những hiểm họa và thách thức lớn về hiệu ứng nhà kính, Liên Hợp Quốc cùng với Tổ Chức Khí Tượng Thế Giới (WMO) và Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP) đã đưa ra một Công ước quốc tế về biến đổi khí hậu
Nghị định thư Kyoto
Nghị định Kyoto là một nghị định liên quan đến chương trình khung về biên đổi khí hậu mang tầm vóc quốc tế của Liên Hợp Quốc với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
ð Khuynh hướng: Biến đổi của khí hậu toàn cầu ngày càng lớn, thiên tai xảy ra nhiều, các công ước về biến đổi khí hậu, tổ chức thế giới can thiệp vào.
ð Đe dọa: tạo các sản phẩm xanh.
e.Kết luận về môi trường toàn cầu:
  -  Khuynh hướng:
·        Nhu cầu quân sự tại các khu vực như châu Á, châu Mỹ và Nga “tăng trưởng nóng”. Châu Á củng cố vị thế là thị trường hàng không lớn nhất thế giới, Cầu > cung ở châu Á
·        Kinh tế hồi phục và nhu cầu du lịch tăng
·        Giá dầu tăng
·        Ngành sản xuất được hỗ trợ chi phí nhiều đồng thời nhận được nhiều đơn đặt hàng béo bở từ chính phủ tuy nhiên cũng bị hạn chế một số thị trường
·        Các loại nguyên liệu thay thế ra đời – vật liệu composite và công nghệ Nano xuất hiện.
·        Biến đổi của khí hậu toàn cầu ngày càng lớn, thiên tai xảy ra nhiều, các công ước về biến đổi khí hậu, sự can thiệp của các tổ chức môi trường trên thế giới.
CƠ HỘI
- Mở rộng thị trường châu Á
      - Nhu cầu về máy bay tiết kiệm nhiên liệu tăng
- Cải tiến sản phẩm tốt hơn
- Viện trợ chính phủ về chi phí và thuế
ĐE DỌA
- Hạn chế cung tại một số thị trường
- Tạo các sản phẩm xanh theo quy định về môi trường

III .PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ  

Định nghĩa ngành: Ngành sản xuất máy bay bao gồm các công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các loại máy bay để phục vụ cho nhu cầu thương mại của các hãng hàng không, nhu cầu quân sự cho một số quốc gia và nhu cầu đi lại vận chuyển của các công ty hay cá nhân trên thế giới.

§  Mô tả ngành

v Doanh thu: Đạt 92,5 tỷ USD ( năm 2012 ). Ngoài ra, nhập khẩu đã đạt được trị giá 10,3 tỷ USD từ 39 quốc gia. Ngành cũng xuất khẩu 3,5 tỷ USD giá trị hàng hóa đến 61 quốc gia
v Số lượng doanh nghiệp : 17 doanh nghiệp
v Đặc điểm:
·        Ngành sản xuất máy bay đóng góp đáng kể cho nền kinh tế Mỹ, với tổng doanh thu của các nhà sản xuất máy bay chiếm gần 2.23 % tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ trong năm 2012 ( Theo một báo cáo gần đây của Deloitte – một công ty kiểm toán của Mỹ) và sản xuất máy bay đã trở thành ngành xuất khẩu ròng lớn nhất tại Mỹ và là một trong những ngành đóng góp lớn nhất cho xuất khẩu gộp của quốc gia ở ( khoảng 89,6 tỷ USD)
·        So với các ngành sản xuất chế tạo khác thì vốn đầu tư cho ngành sản xuất máy bay là cực kỳ lớn, thời gian thu hồi vốn chậm. Mỗi chiếc máy bay có hàng ngàn chi tiết. Những chi tiết, bộ phận có đặc điểm khác biệt nên chi phí đầu tư ban đầu để sản xuất hoặc nhập khẩu các chi tiết bộ phận là rất lớn. Và phải luôn luôn áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Vì thế ngoài các chi phí ban đầu như nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị thì chi phí cho việc nghiên cứu và phát triển là rất lớn.
·        Khả năng sinh lợi cao do ngành tạo ra những sản phẩm có giá trị cao. Ngoài ra khả năng sinh lợi còn được thể hiện qua việc có rất nhiều công ty lớn tham gia, tính cạnh tranh khốc liệt kèm theo đó là rào cản gia nhập ngành rất cao.
·        Công nghệ đóng vai trò then chốt, là đặc thù của ngành. Ngoài ra, điểm đặc biệt của ngành này là việc thiết kế và sản xuất một chiếc máy bay, không thể dựa hoàn toàn vào một công ty như các lĩnh vực khác cho nên sự chuyên môn hóa ở từng thiết bị là rất cao. Chính vì thế chuyên môn hóa và hợp tác hóa cũng là đặc trưng nổi bật trong ngành.
·        Thời gian từ khi hình thành ý tưởng đến khi sản xuất ra một chiếc máy bay là rất dài có thể tới hàng năm liền. Đồng thời đây là một ngành công nghệ cao nên yêu cầu về nguồn nhân lực rất khắt khe, đội ngũ lao động phải có chất lượng cao, được đào tạo bài bản và có chuyên môn về ngành.
·        Đây là ngành chịu sự kiểm soát gắt gao của chính phủ và pháp luật. Bởi vì đây là một phương tiện để đi lại, vận chuyển hàng hóa và con người nên yêu cầu về chất lượng là rất cao, mỗi chiếc máy bay trước khi xuất xưởng phải qua rất nhiều công đoạn kiểm tra về kỹ thuật, chất lượng...

IV. PHÂN TÍCH TÍNH HẤP DẨN CỦA NGÀNH :

1.    Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh

- Nguy cơ nhập cuộc của các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng


Có thể nói rằng việc thâm nhập vào ngành sản xuất máy bay là không hề dễ dàng và có thể được coi là THẤP bởi vì nó cần chi phí và nguồn lực rất lớn. Ngoài ra, rất khó khăn cho một công ty mới bắt đầu có thể trở nên phổ biến về thương hiệu và có lợi nhuận ban đầu đạt được tại điểm hòa vốn.
Chỉ có một số ít các công ty có tiềm lực hoạt động trong lĩnh vực này nên thị trường ngành xảy ra sự độc quyền nhóm. Điều này càng làm tăng rào cản nhập cuộc đối với một công ty mới. Bởi vì các công ty trong ngành sẽ dựa vào tiềm lực của mình trên thương trường quốc tế để hạn chế tối đa sự gia nhập ngành của các công ty mới.
- Khả năng tiếp cận ngành này là rất THẤP bởi một số lý do cụ thể sau:
v Về các quy định của chính phủ: RẤT CHẶT CHẼ
Đối với máy bay thương mại: Tại Mỹ, các sản phẩm máy bay thương mại được yêu cầu phải tuân thủ các quy định áp dụng cho sản xuất và hệ thống chất lượng, chấp thuận phi công và lắp đặt, sửa chữa các thủ tục và tiếp tục hoạt động an toàn. Quốc tế, yêu cầu tương tự tồn tại cho phi công, cài đặt và chất lượng. Những yêu cầu này thường được quản lý bởi cơ quan hàng không quốc gia của mỗi nước. Đây là những yêu cầu rất khắt khe bắt buộc phải thực hiện đối với các công ty hoạt động trong ngành và được kiểm soát chặt chẽ bởi luật pháp.
v Môi trường:
Hoạt động sản xuất phải tuân thủ các quy định của pháp luật và các quy định liên quan đến bảo vệ môi trường, bao gồm cả việc xả, lưu trữ, xử lý và khắc phục hậu quả của các chất độc hại và các chất thải. Phải chịu mọi trách nhiệm pháp lý cho các hành vi phá hoại môi trường.
v Tính kinh tế theo quy mô
Yếu tố quan trọng hỗ trợ sự thống trị của các doanh nghiệp trong ngành hàng không thương mại là tập trung hóa các hoạt động sản xuất để đạt được hiệu quả kinh tế của quy mô trong sản xuất. Việc sản xuất và lắp ráp các thành phần chính của máy bay được đánh giá là một hoạt động cần nhiều vốn và cần phải được trải trên một cơ sở rộng. Để đảm bảo cả về chất lượng cao và chi phí lắp ráp thấp, các công ty trong ngành đã tập trung hầu hết các thành phần quan trọng của nó, bao gồm lắp ráp, tích hợp hệ thống và các hoạt động khác gần nhà máy sản xuất chính .
Ngoài ra, chất lượng sản phẩm là một yếu tố được yêu cầu rất cao, mà điều này rất khó để chứng minh đối với sản phẩm của các công ty mới hoạt động sản xuất trong lĩnh vực này. Bởi vì: "Không ai muốn trở thành một thực nghiệm viên trên một máy bay mới, đặc biệt là của một nhà sản xuất có rất ít hoặc không có kinh nghiệm trước đó".
v Về khả năng tiếp cận vốn: KHÓ KHĂN
Đa số các công ty hoạt động trong ngành đều là các tập đoàn lớn của các nước phát triển có tiềm lực kinh tế mạnh như Boeing của Mỹ, Airbus của các nước châu Âu...Vì vậy nguồn tài chính để giúp các công ty này hoạt động cũng được sự hậu thuẫn của chính phủ các nước này, thông qua các gói trợ cấp, các đơn đặt hàng về máy bay thương mại. Đồng thời đây là ngành sản xuất đem nguồn lợi lớn cho chính phủ các nước nên các công ty này hoạt động dưới một vỏ bọc ngầm mà các công ty mới rất khó có tiềm lực để thâm nhập được.

    - Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành

Cường độ ganh đua giữa các công ty trong ngành tạo ra đe dọa mạnh mẽ đối với khả năng sinh lợi.Mức độ ganh đua giữa các công ty trong ngành là một hàm số của 3 nhân tố: (1) cấu trúc cạnh tranh ngành, (2) các điều kiện nhu cầu,  (3) rào cản rời ngành.
v Cấu trúc cạnh tranh ngành
Ngành sản xuất máy bay là một ngành tập trung vì chỉ có một số ít công ty có tiềm lực mạnh hoạt động trong lĩnh vực này nên thị trường ngành xảy ra sự độc quyền nhóm. Các công ty trong ngành cố gắng làm giảm đi các cuộc cạnh tranh về giá mà thay vào đó là cạnh tranh các nhân tố không phải giá như quảng cáo, thiết kế chức năng và chất lượng sản phẩm nhằm tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ trong ngành.
v Các điều kiện nhu cầu
Số lượng các công ty ít nhưng do đặc thù của ngành là chí phí cố định phục vụ cho sản xuất là rất cao nên họ phải cạnh tranh với nhau để giành giật các đơn đặt hàng từ tay đối thủ. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ và sự ra đời của nhiều hãng hàng không lớn trên thế giới đã tạo ra cơ hội cho các công ty trong ngành mở rộng thị trường. Nhờ vậy đã làm dịu đi sự cạnh tranh bởi nó mở ra một không gian mới hơn cho sự phát triển trong ngành.
v Rào cản rời ngành
Đặc thù của ngành sản xuất máy bay là phải đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn với nhiều máy móc hiện đại, công nghệ cao. Điều này dẫn đến chi phí cố định chiếm tỷ lệ rất cao trong chi phí của công ty chính vì vậy rào cản rời ngành là cao.
a Từ các yếu tố trên ta thấy, cạnh tranh của các công ty trong ngành tương đối yếu

  - Năng lực thương lượng của người mua

Năng lực thương lượng của người mua là tương đối yếu  trong ngành sản xuất máy bay.  Bởi vì: chi phí chuyển đổi từ việc sử dụng loại máy bay này sang loại máy bay khác của khách hàng là khá cao (chi phí chuyển đổi này bao gồm chi phí đào tạo lại phi công,chi phí về bãi đậu, sân bay…đặc biệt là chí phí về mối quan hệ đối với nhà sản xuất). Đồng thời do sự đàn hồi của nhu cầu đối với các nhà sản xuất máy bay là rất thấp dẫn đến vị thế thương lượng của khách hàng tương đối thấp . Ngoài ra, các hãng sản xuất máy bay lớn này tuy là các công ty tư nhân nhưng vẫn được sự chống lưng của các chính phủ sở tại nơi họ đóng trụ sở, vì vậy khách hàng chủ yếu của họ thông thường không muốn có thể chuyển đổi qua một hãng sản xuất máy bay khác.
Tuy rằng việc chuyển đổi qua lại giữa các nhà sản xuất khác nhau là thấp nhưng sự dịch chuyển nhu cầu đối với các loại máy bay khác nhau của một hãng sản xuất là khá cao. Một quá trình chuyển đổi đã trở nên chiếm ưu thế trong ngành hàng không là hàng loạt các hoạt động của các hãng hàng không như Ryanair, trong đó tập trung vào các hoạt động chi phí thấp nhất và tổng thể các chuyến bay đường ngắn. Điều này làm tăng nhu cầu đối với các mô hình máy bay có thân hẹp, chiếm 75 % tổng số máy bay yêu cầu 2000-2010.

 - Năng lực thương lượng của nhà cung cấp:


Nhà cung cấp có thể ảnh hưởng đến một ngành công nghiệp thông qua khả năng của mình để tăng giá hoặc giảm chất lượng của hàng hoá hoặc dịch vụ. Trong ngành sản xuất máy bay thì năng lực thương lượng của nhà cung cấp là yếu. Có nhiều nhà cung cấp để lựa chọn và tất cả các nhà cung cấp lớn buộc phải cạnh tranh với nhau để giành thị phần.
Những máy móc, nguyên liệu cần để sản xuất được một chiếc máy bay thường có giá cả rất cao và công ty phải cân nhắc rất nhiều với công việc mua sắm của mình. Mặt khác trong ngành sản xuất máy bay hiện tại lại có ít công ty trong khi những công ty cung cấp nguyên liệu, các dịch vụ thì lại rất nhiều nên các nhà cung cấp cho các công ty trong ngành phải cạnh tranh với nhau để dành được các hợp đồng từ các công ty trong ngành.

- Mối đe dọa từ sản phẩm thay thế:

Mối đe dọa của sản phẩm thay thế là yếu bởi vì tính độc đáo của một máy bay về tốc độ và khả năng di chuyển trên bầu trời. Tuy vậy đối với khoảng cách ngắn, máy bay đôi khi có thể bị cạnh tranh bởi xe ô tô và xe lửa, tàu cao tốc...
     Một phần của ngành sản xuất máy bay liên quan đến việc thay đổi với những tiến bộ công nghệ mới nhất và lớn nhất. Nên nếu không muốn bị cạnh tranh và thay thế thì các nhà sản xuất phải liên tục cải tiến và đón đầu sự thay đổi công nghệ của thế giới và ứng dụng chúng vào các sản phẩm của mình.Ví dụ sự ra đời của các vật liệu nhẹ và chất liệu composite ảnh hưởng không nhỏ đến việc thiết kế lại cấu trúc sản phẩm.Có rất nhiều sản phẩm thay thế của các hãng hàng không như xe lửa, xe buýt , xe hơi, và du lịch trên biển nơi tàu đang trở nên nhanh hơn, rẻ hơn, và nguồn phù hợp hơn.

Kết luận

Các lực lượng cạnh tranh
Đe dọa
Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng
Thấp
Các đối thủ trong ngành
Tương đối yếu
Năng lực thương lượng của người mua
Tương đối yếu
Năng lực thương lượng của nhà cung cấp
Yếu
Các sản phẩm thay thế
Yếu
      Qua những phân tích trên cho thấy ngành sản xuất có sức ép từ năm lực lượng cạnh tranh yếu và có khuynh hướng ổn định. Điều này giúp các công ty trong ngành có cơ hội tăng giá và nhận được lợi nhuận cao hơn.

2,Nhóm ngành

 -Sơ đồ mô hình nhóm chiến lược

Sản xuất máy bay là một ngành đòi hỏi rất cao về công nghệ. Do đó, yếu tố đầu tiên cần xem xét đó là sự khác biệt trong ngân sách R&D của các công ty và khả năng đòi hỏi giá của các công ty đó. Yếu tố tiếp theo cũng quan trọng không kém là doanh thu, nó phản ánh phần nào hiệu quả của việc kinh doanh vậy nên nhóm sử dụng 2 yếu tố quan trọng này để vẽ mô hình nhóm chiến lược.
     Một số công ty có ngân sách R&D rất cao như Boeing (3,298 tỷ USD năm 2012), hay Airbus  (3,142 tỉ đô la năm 2012), và có mức doanh số tương ứng cũng rất cao lần lượt là: Boeing khoảng 81 tỉ đô la (2012), Airbus khoảng 56 tỉ đô la (2012).
     Tuy nhiên cũng có một số công ty có mức đầu tư vào R&D rất thấp như Bombardier  173 triệu đô la (2012), Embraer 152 triệu đô la và tương ứng cũng là mức doanh thu thấp: khoảng 16 tỉ đô la đối với Bombardier và khoảng 12 tỉ đô la đối với Embraer ( Năm 2012)

ĐVT: Tỷ USD
Năm 2012
Công ty
Ngân sách R&D
Doanh thu
BOEING
3,298
81,698
AIRBUS
3,142
56,480
BOMBARDIER
173
16,408
EMBRAER
152
12,202
            Nhóm thứ nhất có thể gọi là nhóm chuyên gia bao gồm các công ty Boeing và Airbus đây là  nhóm công ty đầu tư mạnh vào R&D và tập trung vào phát triển bản quyền mới với những chiếc máy bay có doanh thu lớn. Các công ty này đang theo đuổi chiến lược rủi ro cao, thu nhập cao.
        Nhóm thứ hai có thể gọi là nhóm bình thường. Nhóm này bao gồm những công ty Bombardier, Embraer  đây là nhóm công ty tập trung vào sản xuất các loại máy bay chi phí thấp, đi theo công nghệ của công ty ở nhóm chuyên gia. Các công ty này có chi phí R&D thấp và nhấn mạnh vào cạnh tranh giá. Họ theo đuổi chiến lược rủi ro thấp- thu nhập thấp. Rủi ro thấp vì họ ít đầu tư vào R&D, thu nhập thấp vì nó không thể đòi hỏi giá cao.
Từ đó, có thể nhận thấy, đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Boeing là công ty nằm cùng trong nhóm chiến lược đó là Airbus
- Động thái của các đối thủ :
Hoạt động với vai trò là một doanh nghiệp toàn cầu, vì vậy cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi. Với Boeing điều đó càng khốc liệt hơn khi mà tiềm lực của đối thủ của họ hiện đang ngang ngữa họ. Muốn cho “guồng máy” Boeing hoạt động tốt thì cần phải theo dõi sát xao các động thái của đối thủ để có các biện pháp đối phí kịp thời. Sau đây là động thái của mọt số đối thủ nặng kí trên thương trường của Boeing:

     Airbus, Một công ty hàng đầu trong ngành sản xuất máy bay là Airbus, một công ty tư nhân có trụ sở tại châu Âu.  Airbus là một trong các đối thủ cạnh tranh hàng đầu của Boeing và nhiều công ty trong ngành này. Mục đích chính của công ty này là để tạo ra các máy bay hiện đại và toàn diện nhất cho khách hàng của mình cũng như dẫn đầu với các tiêu chuẩn cao nhất của các sản phẩm và sự hỗ trợ. Với chiến lược tung ra sản phẩm mới với kĩ thuật công nghệ  mới và chiếm thị phần của Boeing trên các thị trường mới.
Xác định được bước dịch chuyển của đối thủ Airbus là sẽ tranh giành vị trí số 1 về sản xuất máy bay. Do đó nhận biết được động thái của đối thủ sẽ giúp công ty chuẩn bị các bước dịch chuyển tương ứng.

3.Chu kỳ ngành

 - Cầu tăng:
Từ năm 2001 đến nay ngành sản xuất máy bay tại Mỹ đang trong giai đoạn tăng trưởng nhưng đầy biến động. Số lượng đặt hàng máy bay tại Mỹ sụt giảm mạnh vào năm 2008 do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và do năng lực sản xuất dư thừa trong khi nhu cầu trong nước không còn mạnh mẽ.
Tuy nhiên, giai đoạn từ 2010 – 2013, số lượng đặt hàng máy bay đã tăng lên đáng kể .Nhu cầu đặt hàng phát triển rất nhanh vì nhiều khách hàng mới gia nhập thị trường, điển hình là các khách hàng với các hợp đồng béo bở từ Châu Á – một thị trường đầy tiềm năng
 - Kiểm soát bí quyết công nghệ :Kiểm soát các bí quyết công nghệ như là một rào cản nhập đã giảm nhiều. Điều này là do thị trường đã có thông tin đầy đủ và kiến ​​thức về sản phẩm. Ngoài ra, các công ty trong ngành đã không ngừng chia sẽ  công nghệ với nhiều quốc gia mua sản phẩm của mình để tận dụng nguồn lực từ các quốc gia đó để có thể giảm chi phí sản xuất.
 - Sự ganh đua tương đối thấp: Nhu cầu tăng nhanh từ sự phát triển của các hãng hàng không lớn trên thế giới ở các thị trường mới ( đặc biệt là các nước châu Á như: Trung Quốc, UAE, Qatar..) cho phép các công ty trong ngành sản xuất máy bay có cơ hội bành trướng hoạt động và tăng thu nhập của mình. Hơn nữa, mỗi công ty trong ngành có chiến lược để cạnh tranh trong môi trường ôn hòa, tránh cạnh tranh gây gắt để chuẩn bị cho giai đoạn tái tổ chức. Ví dụ: với công ty Boeing chiến lược cạnh tranh của công ty bằng cách cắt giảm chi phí, tinh giản biên chế tổ chức và gia công phần mềm cho hiệu quả và đổi mới. Với Airbus tập trung vào việc giảm hệ thống sản xuất và phát triển các thỏa thuận chia sẻ rủi ro mà sẽ cho phép các tổ chức để cắt giảm chi phí.
Nhận xét: Với những phân tích thì ngành sản xuất máy bay đang trong giai đoạn tăng trưởng.

4.Cấu trúc cạnh tranh trong ngành

- Ngành sản xuất máy bay là ngành tập trung.  Ví 2 lý do sau đây:
·        Hiện nay, ngành đang tập trung bởi sự độc quyền nhóm. Có hơn 17công ty khác nhau có thể được nhận ra, nhưng hiện nay có 2 công ty sản xuất máy bay lớn nhất (Boeing và Airbus)  sở hữu hơn 80% tổng thị phần.
·        Đạt được tính kinh tế theo quy mô:Một tính kinh tế quy mô là một yếu tố quan trọng tạo nên thành công trong ngành sản xuất máy bay . Điều này là do tiếp tục hội nhập thị trường thế giới và rằng ngành sản xuất máy bay ở Mỹ bị chi phối bởi một công ty nổi tiếng như Boeing
Ví dụ: Sau 10 năm bám đuổi, Boeing đã “vượt mặt”Airbus để trở thành hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới với hơn 648 chiếc máy bay đã chuyển cho khách hàng trong năm 2013. Một công ty lớn như Boieng sẽ có thể đủ khả năng và sử dụng thiết bị sản xuất  một cách hiệu quả trong khi một công ty nhỏ hơn có thể không . Nếu một công ty nhỏ hơn là có cùng một loại máy móc sau đó theo sử dụng nó ở mức thấp của đầu ra sẽ là không hiệu quả và tốn kém.
Boeing đã sử dụng lợi thế kinh tế theo quy mô của nó .Boeing đã đầu tư vốn và mở rộng không chỉ công ty của họ mà còn là toàn bộ ngành sản xuất máy bay . Chắc chắn , lợi thế kinh tế theo quy mô sẽ dẫn đến sản xuất cao hơn. Do đó mang lại lợi ích kinh tế cho toàn thể.
- Phương thức cạnh tranh trong ngành
Dẫn đạo chi phí: Thường được áp dụng bởi các công ty dẫn đầu trong ngành cụ thể đó là 2 công ty Airbus và Boeing – 2 đối thủ chính trong ngành sản xuất máy bay.  Điều này khiến cho rào cản gia nhập ngành tăng lên, trong khi các công ty dẫn đầu sẽ cố gắng đẩy các đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường bằng cách sử dụng chiến lược về giá. Các công ty thực hiện phương thức này bằng cách sản xuất sản phẩm với chi phí thấp hơn thông qua việc hoàn thiện phương pháp sản xuất, tập trung vào việc giảm hệ thống sản xuất và phát triển các thỏa thuận chia sẻ rủi ro mà sẽ cho phép các tổ chức để cắt giảm chi phí nếu sản phẩm nhất định thất bại. Cụ thể như sau:
·        Trong một nỗ lực để đảm bảo lợi ích kinh tế lâu dài của nó, Airbus đã bắt đầu mở rộng quy mô sản xuất trở lại. Sparaco (2002), giám đốc điều hành của Airbus đã lưu ý rằng bằng cách mở rộng quy mô sản xuất trở lại trong tổ chức, Airbus sẽ có thể lấy lại vị thế thống trị trên thị trường sau khi các tác động của ngày 11/9 làm giảm nhẹ.
·        Nguyên lý trung tâm của việc mở rộng Airbus tập trung vào các hợp đồng rủi ro mang trong đó các nhà cung cấp và người mua có một số nguy cơ đối với quyết định của tổ chức để phát triển trong đất nước của họ. 
·         Kể từ ngày 11 tháng 9, 200 tấn công khủng bố máy bay Boeing đã sa thải hơn 38.000 nhân viên. Điều này cho thấy rõ ràng là ngay cả khi Boeing đang tìm kiếm sự đổi mới, mục đích của Outscoring vẫn còn phục vụ một mục tiêu quan trọng đối với tổ chức: nó giúp họ tiết kiệm chi phí.
   Liên minh: Thường được sử dụng khi các công ty muốn hợp tác với các công ty khác trong hoặc ngoài ngành. Có thể kể đến như:
·        Airbus đã phát triển từ một liên doanh Pháp-Đức và đến bây giờ là các nước ở  châu Âu, với Anh và Tây Ban Nha là các cổ đông và ngành công nghiệp máy bay của Ý nhà cung cấp chính. Hay ở Trung Quốc, nơi mà Airbus có một liên doanh-một trung tâm kỹ thuật với một nhà sản xuất máy bay địa phương.Và ngoài việc cung cấp các thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc, Airbus cũng đang xem xét sự phát triển của một nhà máy mới tại Hoa Kỳ. Tất cả những nỗ lực này được dựa trên những mong muốn của tổ chức để mở rộng hoạt động hiện tại của nó.
  Những cuộc tấn công và đáp trả:
   Boeing và Airbus vẫn là 2 đối thủ lớn trong ngành  sản xuất máy bay, 2 công ty này liên tục “ so kè ” nhau trên thị trường sản xuất máy bay thế giới. Và cuộc chiến giữa  hai gã khổng lồ này chưa bao giờ có hồi kết thúc. Cụ thể:
·        Mới đây Airbus đã châm ngòi cho một cuộc chiến mới ngay tại sân nhà của người bạn bên kia Đại Tây Dương với tham vọng đánh bại Boeing trên một lĩnh vực mà hãng này có ưu thế. EADS, công ty mẹ của hãng Airbus, vừa tung ra một con bài mới trong cuộc chiến truyền kiếp với Boeing và có thể sẽ đưa hai gã khổng lồ này lao vào một cuộc cạnh tranh mới. Theo giới thạo tin, tập đoàn hàng không của châu Âu đang lên kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện máy bay mới ngay tại thành phố Mobile thuộc bang Alabama miền Nam Hoa Kỳ. Đây sẽ là nhà máy đầu tiên của Airbus ở Tây bán cầu, một động thái đe dọa trực tiếp sự thống trị của Boeing ở thị trường máy bay Mỹ.Nhà máy này sẽ thiết kế những phiên bản Airbus A320 mới để cạnh tranh với Boeing 727, nhưng bất ngờ hơn EADS cũng đã lên kế hoạch sử dụng cơ sở này để chế tạo các trang thiết bị cho lĩnh vực hàng không quân sự. Điều này sẽ đe dọa thực sự vị trí số 1 của Boeing trên thị trường cung cấp thiết bị quân sự cho Mỹ và các nước đồng minh của nước này.
·        Quảng cáo của Airbus với hình ảnh Boeing có chiếc mũi dài như nhân vật cậu bé người gỗ hay nói dối Pinocchio bên dưới dòng chữ: “Vì sao đối thủ của chúng tôi lại thổi phồng sự thật?”.Hai hãng chế tạo phi cơ lớn nhất thế giới Airbus và Boeing đang có những cuộc đấu khẩu đầy căng thẳng xung quanh chất lượng của những mẫu máy bay mới nhất mà họ tung ra. Cả hai ra sức thuyết phục các hãng bay vốn đang thiếu tiền rằng, máy bay của mình sản xuất mới là loại tiết kiệm nhiên liệu nhất.

5. Kết luận về tính hấp dẫn ngành:

Qua việc phân tích về  năm lực lượng cạnh tranh, nhóm chiến lược và chu kì ngành trong giai đoạn 2001-2013  nhóm có thể rút ra một số kết luận như sau:
·        Ngành sản xuất máy bay là ngành hấp dẫn
·        Ngành đang trong giai đoạn tăng trưởng
·        Ngành sản xuất máy bay là ngành tập trung (Boeing và Airbus chiếm hơn 80% thị phần)
Từ những xu hướng đó đem đến cơ hội cho các công ty trong ngành.
ð Cơ hội:
ü  Tăng thu nhập, lợi nhuận
ü  Bành trướng hoạt động

Các nhân tố then chốt thành công trong ngành

v Kiểm soát chi phí
Trong ngành sản xuất máy bay việc kiểm soát các chi phí không đáng có đến mức tối thiểu là rất cần thiết để có thể cạnh tranh với đối thủ. Cắt giảm chi phí  không đáng có còn giúp công ty tăng lợi nhuận, sau đó tăng quy mô và bán máy bay với mức giá rẻ hơn.Bằng cách kiểm soát chi phí, công ty có thể phát triển và  tăng trưởng.Ngành hàng không cần thiết có  một chiến lược tuyệt vời để kiểm soát chi phí.
v Bắt kịp công nghệ thời đại
Ngành sản xuất máy bay là ngành yêu cầu công nghệ cao trong khi công nghệ thế giới vẫn thay đổi rất nhanh chóng nên đòi hỏi công ty phải bắt kịp công nghệ để đáp ứng được nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất. Việc theo đuổi công nghệ có thể giúp công ty tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ

Các lực lượng dẫn dắt sự thay đổi trong ngành

- Sự phát triển của công nghệ:
Khi công nghệ luôn luôn thay đổi, các công ty trong ngành cũng đang tìm kiếm các cách thức mới để cải thiện các sản phẩm sao cho tốt hơn đối thủ cạnh tranh của mình. Trong đó Gia công phần mềm là một khuynh hướng lớn mà nhà sản xuất máy bay sử dụng để đạt được lợi thế cạnh tranh. Một trong những lý do chính cho gia công phần mềm là để tiết kiệm tiền giúp tăng lợi nhuận, tiết kiệm thời gian quý báu và tài nguyên.
Với sự cần thiết phải liên tục cải tiến sản phẩm, công nghệ là một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra tương lai của ngành sản xuất máy bay. Các công ty sản xuất lớn đầu tư hàng trăm triệu đô la vào nghiên cứu và phát triển để cung cấp và nâng cao khả năng chiến lược của tổ chức họ. Những khả năng này bao gồm, nhưng không giới hạn: hiệu quả năng lượng, giảm lượng khí thải, tiếng ồn, và vật liệu độc hại cũng như tăng cường tái chế vật liệu
            Ngoài ra Công nghệ Internet đã thay đổi cách các công ty tiến hành công việc và thực hiện các hoạt động toàn cầu tức thời. Các công ty trong ngành khai thác sức mạnh của Internet trong các mối quan hệ khách hàng của mình, cung cấp các trang web cho khách hàng quan tâm đến dịch vụ máy bay máy bay tốc độ cao hàng đầu thế giới cung cấp dịch vụ Internet, đưa Internet tốc độ cao, dữ liệu và kết nối giải trí cho khách du lịch.

- Những thay đổi về quy định và chính sách của chính phủ:

Khung chính sách trong nước Mỹ cung cấp hỗ trợ quan trọng cho ngành sản xuất máy bay khi nó được trong giai đoạn trứng nước mà giống như loại mà Nhật Bản cung cấp cho trẻ sơ sinh bán dẫn của nó ngành công nghiệp.
Trong lịch sử, chính phủ hỗ trợ cho ngành công nghiệp máy bay dân sự Mỹ đã thực hiện nhiều hình thức, bao gồm cả mua sắm ưu đãi của máy bay cho mục đích quân sự, hỗ trợ cho cả hai quốc phòng và dân sự R & D trong ngành hàng không, bảo lãnh cho vay, và các quy định hãng hàng không có bồi dưỡng  cạnh tranh thông qua việc cung cấp các máy bay mới hơn là thông qua giá cả.
*Tổng hợp các cơ hội đe dọa:
CƠ HỘI
- Mở rộng thị trường châu Á (cầu tăng).
      - Nhu cầu về máy bay tiết kiệm nhiên liệu tăng .
- Cải tiến sản phẩm tốt hơn.
- Viện trợ chính phủ về chi phí và thuế.
- Cạnh tranh của các công ty trong ngành tương đối yếu.
- Tăng thu nhập, lợi nhuận.
- Ngành sản xuất máy bay đang trong giai đoạn tăng trưởng.
ĐE DỌA
- Hạn chế cung tại một số thị trường.
- Tạo các sản phẩm xanh theo quy định về môi trường.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét