TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHẦN 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG
BÊN NGOÀI
Giới hạn nghiên cứu:
Lĩnh
vực nghiên cứu: Ngành công nghệ quang học.
Thời
gian: Với sứ mệnh năm 2000, chúng tôi tập trung nghiên cứu môi trường bên
ngoài trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay
Không gian: Vì là ngành toàn cầu nên ngành chịu tác động
rất mạnh từ môi trường toàn cầu nên phạm vi nghiên cứu là ngành công nghệ quang
học trên toàn cầu.
I.
MÔI
TRƯỜNG TOÀN
CẦU
Việc áp dụng công nghệ quang học tích lũy được qua nhiều
năm nghiên cứu và phát triển có thể tạo nên hiệu suất cao, sản phẩm chất lượng
cao. Theo đuổi của chúng tôi về
công nghệ tiên tiến không bao giờ hết, dù cho phẳng màn hình hiển thị thiết bị
in thạch bản để sản xuất tấm độ phân giải cao sử dụng trong điện thoại thông
minh và các thiết bị di động khác, hoặc thế hệ tiếp theo thiết bị bán dẫn với
công nghệ in thạch bản nano imprinting để đạt được mô hình mạch ngày càng tốt
hơn. Ngoài ra, trong lĩnh vực thiết
bị y tế, chúng tôi cung cấp một dòng sản phẩm mạnh mẽ, bao gồm cả hệ thống chụp
X quang kỹ thuật số sử dụng công nghệ hình ảnh độc quyền, cũng như các công cụ
chẩn đoán nhãn khoa. Canon đang dần
tiến dự án mở rộng lĩnh vực kinh doanh mới như hệ thống camera, hệ thống thực tế
hỗn hợp, màn hình để sử dụng chuyên nghiệp, và các hệ thống máy Vision 3-D dự
kiến sẽ được áp dụng trong sản xuất các robot tự động.
Các nhân tố toàn cầu
ảnh hưởng đến lĩnh vực ngành.
1. Sự phát
triển của các ngành máy ảnh, ngành công nghiệp điện tử:
Các công ty sản xuất
sản phẩm hoàn chỉnh chính là đầu ra của các công ty trong ngành công nghệ quang
họ. Bởi ngành quang học được sử dụng rộng rãi
trong các ngành công nghệ như máy ảnh, điện tử, thiết bị nghe
nhìn, thiết bị văn
phòng… Do đó sự tăng trưởng các công ty trong các ngành
công nghiệp trên đã tác động mạnh mẽ đến ngành công nghệ quang học.
Biểu đồ của sản xuất công
nghiệp của 10 nước sản xuất hàng đầu (2000-2010)
Trên thế giới có sự dịch chuyển mạnh mẽ giữa các nước lớn
về sản xuất công nghệ. Bốn nước có sản xuất lớn nhất là Nhật Bản và Đức. Sản
xuất của các nước đa số đều có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, Trung quốc đang
phát triển mạnh mẽ nhất và đã vượt Mỹ để trở thành nước có sản xuất công nghiệp
lớn nhất thế giới vào năm 2010.
Ngành máy ảnh:
Ngành máy ảnh là một đầu ra quan trọng
của ngành công nghệ quang học. Sự phát triển hay suy thoái của ngành máy ảnh đều
ảnh hưởng trực tiếp tới ngành công nghệ quang học.
Bảng
xếp hạng
|
Các
nước
|
2000
( tỷ yên )
|
2005
( Tỷ yên)
|
2008(
Tỷ yên )
|
1
|
NHẬT BẢN
|
3,421
|
4.0027
|
4,1563
|
2
|
TRUNG QUỐC
|
3,4857
|
3,6421
|
3,720
|
3
|
MỸ
|
3.7135
|
3,491
|
3,2186
|
4
|
HÀN QUỐC
|
2.567
|
2,685
|
3,1852
|
5
|
ANH
|
2.4782
|
2,5371
|
2,8763
|
6
|
THÁI LAN
|
1.8763
|
1,962
|
2,2268
|
7
|
ĐỨC
|
1.7056
|
1.9857
|
2,2013
|
Giai đoạn 2000 - 2005, nhu cầu dùng máy ảnh tăng nhanh,
ngành máy ảnh cũng phát triển một cách mạnh mẽ. Tổng sản lượng máy ảnh trên thế giới tăng nhanh từ năm 2000 đến
2005, đặc biệt là ở thị trường phát triển rất mạnh. Trong các thị trường chính
Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Trung Quốc cho thấy sự phát triển nhanh nhất. Trong năm 2008, hơn 80 triệu các loại máy ảnh gồm máy ảnh cơ, máy ảnh
kĩ thuật số được sản xuất ra trên toàn thế giới.
Sự tăng trưởng mạnh
mẽ của ngành công nghiệp điện tử:
-
Mức tăng trưởng của ngành công nghiệp điện tử trong giai
đoạn 2002-2005 trung bình hằng năm là 15% .Mức tăng trưởng này cho thấy sự gia tăng nhu cầu về các thiết bị điện tử
điều này tạo cơ hội lớn cho ngành công nghệ quang học gia tăng doanh số bán. Kết quả là trong giai đoạn này mức
tăng trưởng của ngành công nghệ quang học là 7.1%.
èCơ hội: Cầu tăng làm cho doanh số
cũng tăng theo. Đây chính là cơ hội để ngành quang học phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
1.
Giá nguyên liệu đầu vào tăng
Ngành công nghệ quang học chịu ảnh hưởng lớn từ đầu vào là các nguyên vật liệu
không thể tái tạo như đồng, thép, bạc…Trong giai đoạn này xu hướng chung về giá
của các nguyên liệu này là tăng lên. Biểu đồ cho thấy vào cuối năm 2003 giá của các loại kim
loại có xu hướng tăng mạnh đến năm 2006 mức tăng về giá của hầu hết kim loại đạt
mức 100% tăng gấp đôi so với năm 2000. Điều này tác động mạnh đến ngành sản
xuất quang học, chi phí gia tăng
nhưng khả năng thương lượng giá của các công ty trong ngành thấp do đó tác động
đến lợi nhuận của ngành.
Biểu
đồ giá của một số nguyên vật liệu trên thế giới giai đoạn 2000-2011
èĐe
dọa: Chi phí nguyên liệu đầu vào ảnh hưởng trực
tiếp tới chi phí sản xuất quang học. Khi giá nguyên liệu tăng, buộc giá quang học
tăng theo.
2.
Kinh tế toàn cầu
Ngành quang học là xương sống của các ngành công nghiệp điện
tử. Nền kinh tế toàn cầu thay đổi sẽ ảnh hưởng tới các ngành công nghiệp điện
tử, chính vì vậy nó sẽ ảnh hưởng lớn tới ngành công nghệ quang học.
Năm 2008, nền kinh tế nước Mỹ rơi vào tình trạng suy thoái
trầm trọng trong cuộc khủng hoảng tài chính. Là nền kinh tế lớn nhất thế giới
cho nên việc khủng hoảng tài chính tại Mỹ đã kéo theo sự suy thoái của nền kinh
tế thế giới. Lần lượt các nền kinh tế đầu tàu: Mỹ, khu vực sử dụng đồng tiền
chung châu Âu, Nhật Bản và Anh đã cùng tuyên bố suy thoái. Nhiều nền kinh tế
phụ thuộc vào xuất khẩu ở châu Á thì chứng kiến tốc độ sụt giảm trong kim ngạch
xuất khẩu và cũng có nguy cơ suy thoái theo. Thế giới đang phải đối mặt với
cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất từ trước đến nay. Kinh tế tài chính bị ảnh
hưởng nặng, các công ty cạn vốn để làm ăn, dẫn tới sa thải hàng loạt. Người
tiêu dùng vừa không thể vay tín dụng để chi tiêu, vừa mất việc, nên phải thắt
lưng buộc bụng. Chi tiêu của người dân, cũng như các doanh nghiệp dành cho các
sản phẩm máy ảnh số, dụng cụ thiết vị văn phòng, thiết bị y tế… có xu hướng
giảm.
Đe dọa: Tốc độ tăng của cầu giảm
3.
Các
quy định quốc tế.
Môi
trường tự nhiên đang dần bị phá hủy và ô nhiễm nghiêm trọng, đây là mối quan
tâm chung của toàn cầu vì vậy có rất nhiều hiệp ước toàn cầu về bảo về môi trường
tự nhiên được đưa ra nhằm bảo vệ môi trường. Hơn nữa những quy định về chất lượng
sản phẩm cũng được quan tâm để đảm bảo chất lượng sản phẩm và chất lượng cuộc sống
của người tiêu dùng.
Hiệp định ASEAN về ô nhiễm xuyên biên giới Haze là một ràng buộc pháp lý về
môi trường thỏa thuận ký năm 2002
của tất cả các nước ASEAN để giảm khói bụi ô nhiễm trong khu vực Đông Nam Á . Hiệp
định này thừa nhận rằng tình trạng ô nhiễm khói mù xuyên biên giới là kết quả của
đất và cháy rừng nên được giảm nhẹ thông qua các nỗ lực quốc gia phối hợp và hợp
tác quốc tế…
Năm 1999
Tổ chức quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO) ban hành tiêu chuẩn ISO 14001 nhằm tạo
ra một hệ thống quản lý để giúp các tổ chức giảm bớt những tác động tiêu cực
của mình tới môi trường. Tiêu chuẩn này đã được nhiều tổ chức trên thế giới áp
dụng.
è Xu hướng: Cạnh tranh trong ngành
gay gắt hơn do các sản phẩm phải tuân thủ theo chuẩn chất lượng quốc tế. Các công ty trong ngành có xu hướng nghiên cứu phát triển
các quang học có quy mô lớn, đồng thời giảm mức tiêu tốn năng lượng và cải tiến công
nghệ để giảm bớt tác động xấu tới môi trường để phù hợp với yêu cầu của các
chính phủ. Hơn nữa, việc chấp hành bảo vệ môi trường,
giảm thiểu các rác thải công nghiệp sẽ làm gia tăng chi phí.
è Đe
dọa: Làm tăng giá sản phẩm, cải tiến sản phẩm và công nghệ.
KẾT
LUẬN: Do sự biến động khó lường của nền kinh tế
toàn cầu và yêu cầu về chất lượng ngày càng cao của khách hàng, các công ty có
xu hướng cải tiến và tạo ra các sản phẩm tốt, công suất tối ưu, đồng thời phải
thân thiện với môi trường và giá cả cạnh tranh để có thể mở rộng và đứng vững
trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt này.
Môi
trường toàn cầu:
Khuynh
hướng: - Giá nguyên liệu đầu vào tăng.
- Sự
tăng trưởng mạnh mẽ của các ngành công nghiệp máy ảnh, điện tử.
- Quy
định của quốc tế về chất lượng sản phẩm ngày càng tăng -> Cạnh tranh trong
ngành gay gắt hơn
Cơ
hội: Cầu
tăng -> Gia tăng doanh số bán
Đe dọa:
Tốc độ tăng của cầu giảm
Cải tiến các sản phẩm và công nghệ.
Gia tăng chi phí.
II.
MÔI
TRƯỜNG NGÀNH
1.
Định nghĩa ngành.
Ngành công nghệ quang học là ngành sản xuất các sản phẩm được
sử dụng rộng rãi bao gồm thiết bị nghe nhìn, linh kiện của máy ảnh, thiết bị
văn phòng, thiết bị gia dụng, và thiết bị công nghiệp sử dụng trong ngành công
nghiệp.
Mô
tả ngành
Các đơn vị kinh doanh trong ngành: có khoảng doanh nghiệp hoạt
động trong ngành công nghệ quang học.
Doanh thu của tổng ngành công nghệ quang học năm 2007 là: 2.257.088
Yên Nhật.
Các công ty kinh doanh có quy mô vốn lớn trong ngành công nghệ
quang học:
1. Canon: Canon Inc đã trở thành một
trong những nhà sản xuất hàng đầu thế giới của các thiết bị điện tử, điện tử chủ
yếu quang. Năm này qua năm khác một
trong những top
10 công ty nhận được bằng
sáng chế của Mỹ, Canon có một lịch sử của sự đổi mới đó đã mang lại cho nó một
vị trí lãnh đạo trong máy photocopy, máy in laser và bong bóng bay phản lực,
máy fax, máy ảnh, và máy quay. Ngoài
xâm nhập gần đây vào việc sản xuất máy tính cá nhân, Canon cũng sản xuất và thị
trường ống nhòm , máy tính, máy chữ điện tử và xử lý
văn bản, và y tế, phát thanh truyền hình và thiết bị bán dẫn.
2. Nikon : Chúng
tôi đang phấn đấu để tạo ra các doanh nghiệp trong thế kỷ mới mà tận dụng năng
lực cốt lõi của chúng tôi. Chúng
tôi đang tích cực làm việc để mở rộng kinh doanh bằng cách phát triển các công
nghệ nano, chúng tôi đã tích lũy được trong kinh nghiệm của chúng tôi với cơ bước
và, đồng thời, tham gia vào liên minh vượt quá khuôn khổ của kinh doanh của
chúng tôi, thành lập các doanh nghiệp mới trong thế kỷ hai mươi mốt tập trung
chủ yếu vào lĩnh vực bán dẫn, khoa học đời sống, và truyền thông quang học.
3. Fujifim
Chúng tôi sẽ khám phá những giới xa xôi nhất của
công nghệ và tiếp tục tạo ra một hình ảnh và thông tin văn hóa năng động. Đây là triết lý công ty của chúng tôi
cũng như các nền tảng khái niệm nghiên cứu công nghệ của chúng tôi. "Hình ảnh" thể hiện cam kết
của Fujifilm để thiết kế và tạo ra các hệ thống hình ảnh, ghi âm mới và nghiên
cứu công nghệ có thể tiếp tục nâng cao chất lượng ảnh chụp được. "Thông tin" là một thách thức
rộng hơn về thích ứng với các hình ảnh đã chụp, thông qua công nghệ máy tính, để
tạo ra hệ thống thông tin tiên tiến, có thể phục vụ nhiều nhu cầu nộp hồ sơ,
trình bày và giao tiếp. Hôm nay,
Fujifilm còn hơn là một doanh nghiệp nhiếp ảnh, với sự tham gia ngày càng tăng
trong lĩnh vực rộng lớn hơn của hình ảnh và thông tin. Chúng tôi, Tập đoàn Fujifilm của thế
giới, là về để có một bước nhảy vọt vào thế kỷ 21..
4. Samsung: Chúng tôi cố gắng để cống hiến người và công
nghệ của chúng tôi để tạo ra sản phẩm và dịch vụ, qua đó đóng góp cho một xã hội
toàn cầu tốt hơn. Làm việc chặt
chẽ với khách hàng, xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ với cộng đồng địa phương chúng
tôi phục vụ và đáp ứng một cách sáng tạo với các thách thức trong tương lai, là
những nguyên tắc đã thấm nhuần sâu sắc trong tâm trí của nhân viên của chúng
tôi.
5. Sony: Nhận
thức được rằng bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề bức xúc nhất đối với
nhân loại ngày hôm nay, Sony kết hợp một sự tôn trọng cho âm thanh tự nhiên
trong tất cả các hoạt động kinh doanh của mình. Với triết lý này, Sony đã xác định bảo
vệ môi trường là một phần quan trọng của chiến lược quản lý. Tập đoàn Sony đã tạo ra một kế hoạch
hành động toàn cầu và thực hiện các chương trình bảo vệ môi trường. Chương trình này có năm thành phần cốt
lõi: giảm thiểu tác động môi trường của hoạt động kinh doanh và quy trình sản
xuất; thiết kế sản phẩm nhạy cảm
với môi trường và thúc đẩy tái chế; phát
triển công nghệ môi trường; thúc
đẩy giáo dục môi trường và tham gia đầy đủ của các nhân viên Sony; và tiết lộ thông tin môi trường cho
công chúng.
6. Panassonic: công
ty của chúng tôi được dựa trên sự thừa nhận rằng nhiệm vụ của chúng tôi, thông
qua các hoạt động của công ty duy trì của chúng tôi, là góp phần đáng kể vào việc
thực hiện một xã hội mà tất cả mọi người trên toàn thế giới có thể sống một cuộc
sống có phong phú trong tâm linh cũng như của cải vật chất với một cảm giác thỏa
mãn và hài lòng.
Số liệu
về doanh thu, thị phần của các công ty trong ngành công nghệ quang học vào năm
2009:
Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng ngành công nghệ
quang học là một ngành tập trung vì ngành bị lất át, dẫn đạo bởi 2 công ty lớn
đó là Canon và Sony.
2.
Phân tích tính hấp dẫn
của ngành:
2.1 Phân
tích mô hình 5 lực lượng cạnh tranh:
Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh là công cụ hữu dụng và
hiệu quả giúp cho các doanh nghiệp đánh giá mức độ hấp dẫn của ngành thông qua
sự biến động về khả năng sinh lợi của ngành. Theo Michael Poter, các doanh nghiệp
trong ngành chịu sự tác động của 5 lực lượng cạnh tranh sau:
·
Lực
đe dọa từ sản phẩm thay thế:
Sản phẩm thay thế thực hiện chức năng
tương tự như sản phẩm trong ngành. Sự đe dọa đầu tiên phải kể đến không phải vì
khách hàng chuyển sang sử dụng một sản phẩm khác mà đến từ việc khách hàng khai
thác những tiến bộ công nghệ để không sử dụng hoặc sử dụng ít hơn sản phẩm hiện
nay. Ví dụ như việc thay thế các linh kiện điện tử bằng các linh kiện điện tử
có kích thước nhỏ gọn hơn nhưng có công suất lớn hơn. Tuy nhiên việc lựa chọn sản
phẩm có chức năng tương tự để thay thế cho các sản phẩm trong ngành là rất khó.
Bởi
vậy, sức ép của các sản phẩm thay thế đối với các công ty trong ngành là rất thấp.
·
Lực
đe dọa từ các đối thủ thâm nhập:
Ngành
công nghệ quang học là một ngành đòi hỏi kĩ thuật cao, tay nghề lao động giỏi
và làm trên dây chuyền hiện đại. Không phải công ty nào muốn gia nhập ngành
cũng dễ vì họ cần có các công nghệ kĩ thuật tiến tiến mới có thể sản suất ra
các thiết bị này. Các công ty trong ngành sẽ có động cơ để giảm giá nhằm tận dụng
tối đa công suất lắp đặt của mình. Vì vậy, lực đe dọa từ các đối thủ thâm nhập
là thấp.
·
Lực
đe dọa từ năng lực thương lượng của khách hàng:
Năng
lực thương lượng của người mua xác định việc người mua có thể gia tăng sức ép
lên lợi nhuận và doanh số của hãng như thế nào. Người mua trong ngành quang học có năng lực thương lượng cao vì các lý do sau:
-
Sản
phẩm trong ngành không khác biệt nhiều và có thể dễ dàng thay thế các sản phẩm
của các công ty khác nhau trong ngành.
-
Các
công ty trong ngành dễ dàng bắt chước sản phẩm của các công ty khác nhưng sản
xuất với chi phí thấp hơn do đó giá bán sản phẩm cũng thấp hơn, cạnh tranh về
giá.
à khách hàng nhạy cảm với giá sẽ dễ dàng chuyển đổi sản phẩm.
-
Khách
hàng chủ yếu của các công ty trong ngành là các tổ chức có kinh nghiệm và bộ phận
kiểm tra chất lương riêng, có ý thức lớn về chất lượng và giá cả.
·
Lực đe dọa từ năng lực thương lượng từ nhà cung cấp:
Đối với sản phẩm quang
học thì giá trị nguyên vật liệu chiếm
giá trị rất cao trong giá thành sản phẩm. Các nguyên liệu chính để
sản xuất các sản
phẩm của quang học là: Thép,
dây điện từ (dây đồng bọc men cách điện), gang,
vật liệu da công nghiệp, chíp điện tử….. Các nguyên liệu chủ yếu là những nguyên liệu quý đắt tiền, hiện nay đều
được nhập từ nước ngoài với chất lượng tốt và kiểm tra khắt khe. Trên thế giới
hiện nay các nguồn tài nguyên này là không thể tái sinh, chính vì vậy năng lực
thương lượng về giá cả và chất lượng của các nhà cung cấp là rất cao.
·
Lực
đe dọa do sự ganh đua trong ngành:
Cường độ ganh đua giữa các công ty trong ngành tạo
ra đe dọa mạnh mẽ đối với khả năng sinh lợi. Mức độ ganh đua giữa các công ty
trong ngành là một hàm số của 3 nhân tố: (1) cấu trúc cạnh tranh ngành; (2) các
điều kiện nhu cầu; (3) rào cản rời ngành.
Ø
Cấu trúc cạnh tranh
ngành:
Ngành
công nghệ quang học là một ngành tập trung. Canon và Sony đang thống trị ngành
quang học và nó xuất hiện để dẫn đạo thị trường.
Thị phần trong ngành quang học năm
2007 cho thấy Canon đã tạo được khoảng cách lớn với đối thủ. Bởi Canon chiếm 53.1% thị phần, bỏ xa đối thủ cạnh tranh trực tiếp
với nó là Sony với 32,5%
v Chỉ số Cr :
ð ∑2i=1(Si) = SCanon + SSony
= 53,1% + 32,2% = 85,3% > 50%
è đây là ngành có mức độ tập trung
cao.
Như vậy
tuy có nhiều công ty kinh doanh trong ngành nhưng thực sự chỉ có hai đối thủ cạnh
tranh lớn là Canon và Sony. Tóm lại ngành công nghệ quang học là một thị trường tập trung với sự cạnh tranh
không đồng đều khi ưu thế đang nghiêng về Canon lẫn Sony và điều này sẽ tiếp diễn
trong tương lai.
Ø
Các điều kiện nhu cầu:
Quang học được sử dụng trong hầu hết các sản phẩm của
ngành công nghiệp. Với sự phát triển mạnh
mẽ của các sản phẩm công nghiệp tạo cơ hội lớn cho các công ty trong ngành mở rộng
thị trường. Nhờ vậy làm dịu đi sự cạnh tranh bởi nó mở ra một không gian mới
hơn cho sự phát triển trong ngành.
Ø
Rào cản rời ngành:
Đặc thù của ngành công nghệ quang học là phải đòi hỏi
vốn đầu tư rất lớn với nhiều máy móc hiện đại, công nghệ cao. Điều này dẫn đến
chi phí cố định chiếm tỷ lệ rất cao trong chi phí của công ty chính vì vậy rào
cản rời ngành là cao.
è Từ các yếu tố trên
ta thấy, cạnh tranh của các công ty trong ngành thấp.
Ø
Kết luận:
Lực lượng cạnh tranh
|
Mức đe dọa
|
Xu hướng
|
Lực đe dọa từ sản
phẩm thay thế
|
Rất Thấp
|
Ổn định
|
Lực đe dọa từ
các đối thủ thâm nhập
|
Thấp
|
Giảm xuống
|
Lực đe dọa từ
năng lực thương lượng của khách hàng.
|
Cao
|
Ổn định.
|
Lực đe dọa từ năng lực thương lượng từ nhà cung cấp
|
Rất Cao
|
Tăng lên
|
Lực đe dọa do sự
ganh đua trong ngành
|
Thấp
|
Ổn định
|
Từ các phần tích 5 năng lực
cạnh tranh thì có thể thấy rằng ngành công nghệ quang học là một ngành khá hấp
dẫn đối với các công ty trong ngành.
2.2 Phân
tích nhóm chiến lược.
Ngành công nghệ quang học là một
ngành đã được hình thành từ khá lâu với nhiều thương hiệu trên thị trường. Do vậy,
áp lực cạnh tranh từ đối thủ trong ngành này là khá lớn. Những đối thủ cạnh tranh gần nhất của công ty lại là những đối thủ
cùng theo đuổi những thị trường mục tiêu giống nhau với chiến lược tương tự
nhau. Vì thế, các công ty phải nhạy bén với thay đổi mong muốn của khách hàng
và cách thức mà các đối thủ thay đổi chiến lược để đáp ứng những mong muốn mới
xuất hiện này. Các công ty
trong ngành
quang học tạo ra sự khác biệt bằng
các yếu tố nổi bật sau:
Ø Chi phí nghiên cứu và phát triển
Ø Mức độ đòi hỏi giá
Ø Độ đa dạng sản phẩm
Ø Mạng lưới phân phối
Động
thái cạnh tranh: Các công ty trong nhóm chung đang có xu hướng đầu tư vào chi
phí nghiên cứu phát triển để tiến đến sản xuất các sản phẩm độc quyền, tuy
nhiên thì chi phí rất lớn và rủi ro cao nên các công ty trong nhóm cần đánh giá
được những rào cản gặp phải.
2.3 Phân
tích chu kỳ ngành.
Biểu đồ về cung-cầu công nghệ
quang học
Cầu tăng:
Nền kinh tế
công nghiệp hóa không thể thiếu các công nghệ quang học, hầu hết các ngành công
nghệ như máy
ảnh, thiết bị nghe nhìn, điện tử đều dùng đến chúng và
chúng còn tồn tại trong các thiết bị dụng cụ chúng ta dùng hàng ngày. Khi nhu cầu
sử dụng thiết bị văn phòng ngày càng cao, việc sản xuất quang học cũng sẽ tăng
lên. Công nghệ quang học được sử dụng nhiều nhất trong các thiết bị như máy ảnh,
đồ điện tử, thiết bị nghe nhìn, thiết bị y tế…
Nhu cầu sử
dụng máy ảnh năm 2010 gần 80 triệu chiếc tăng
30 % so với năm 2000, ngành công nghiệp điện tử tăng trưởng 15% giai
đoạn 2000 – 2005.
Cung tăng:
Quan sát biểu đồ ta thấy; từ năm 2000 đến
năm 2010, lượng cung về sản xuất máy ảnh tăng mạnh, năm 2010 tăng 92,3% so với
năm 2000. Doanh thu xuất khẩu đạt ¥ 1585000000000 (19,4 tỷ USD). Trung Quốc
là quốc gia nhập khẩu hàng đầu ngành công nghệ quang học của Nhật Bản, với khoảng
7 tỷ USD, tức là khoảng 21% tổng giá trị sản lượng nội địa. Hầu hết các nhà sản
xuất tích cực đã được mở rộng cơ sở sản xuất bên ngoài Nhật Bản trong 2-3 năm
qua. Năm 2009, trong ngành công nghệ quang học, số cơ sở sản xuất và địa
điểm bán hàng của các công ty trong ngành công nghệ quang học tăng 58% so với
năm 2001.
Từ phân tích
cung – cầu, nhận thấy đặc trưng của ngành công nghệ quang học hiện nay:
+ Chênh lệch
giữa đường cung và cầu ngày càng lớn, tốc độ tăng của cầu ngày càng giảm, cung
lớn hơn cầu chứng tỏ phát sinh dư thừa năng lực sản xuất. Trong giai đoạn này
yêu cầu của khách hàng về sản phẩm cao hơn, đối thủ cạnh tranh trong ngành cũng
tăng theo đó. Vì nhu cầu sử dụng sản phẩm luôn luôn tồn tại nên dự kiến trong
tương lai sự nó sẽ không bị suy thoái mà lực tác động làm biến đổi ngành chủ
yếu là công nghệ và sự cạnh tranh trong ngành
ð
Từ những phân tích trên, có thể thấy ngành
thiết bị nghe nhìn đang ở trong giai đoạn tái tổ chức ngành.
3.
Các nhân tố then chốt cho
sự thành công trong ngành:
Ø Chi phí sản xuất:
Để
cho khách hàng sử dụng các sản phẩm trong ngành, các công ty cần phải giảm thiểu
chi phí sản xuất nhằm giảm giá thành sản phẩm. Đối với ngành quang học, khách
hàng thường là các tổ chức và khá nhạy cảm về giá, việc này sẽ làm cho khách
hàng có khuynh hướng chuyển qua sử dụng sản phẩm của công ty có giá cả hợp lý
hơn.
Ø Cải tiến công nghệ:
Với tốc độ phát triển chóng mặt của khoa học công nghệ
như hiện nay, nếu một công ty trong
ngành quang học nào không bắt kịp được
với nhịp độ phát triển của ngành thì sớm muộn gì cũng phải rời bỏ ngành. Cải tiến
ở đây là cải tiến về công nghệ, về sản phẩm cụ thể là
chất lượng. Việc cải tiến công nghệ
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng để tiếp tục tạo ra các sản phẩm
có hiệu suất cao, kích thước nhỏ hơn và thời gian sử dụng lâu dài. Việc nghiên
cứu để phát triển sản phẩm, thay đổi, thiết kế sản phẩm mới và áp dụng các công
nghệ tiên tiến trong việc sản xuất sẽ giúp tạo ra các sản phẩm có chất lượng
cao, đem lại sự hài lòng và tạo sự uy tín để khách hàng tin tưởng sử dụng sản
phẩm. Vì vậy để thành công
không những phải cải tiến mà còn phải với một tốc độ nhanh chóng.
Ø Uy tín của doanh nghiệp:
Uy
tín trong doanh nghiệp yếu tố quan trọng với sự thành công của các doanh nghiệp
trong ngành. Khách hàng của công ty thường là những khách hàng lớn vì vậy, uy
tín rất quan trong. Một khi công ty trễ hẹn, hay có đơn hàng kém chất lượng thì
khách hàng có thể sẽ thay đổi nhà cung cấp. Hơn nữa với sự tham gia của nhiều
hãng lớn, khách hàng có thể tự do lựa chọn
nhà cung cấp phù hợp cho mình. Do vậy việc tạo dựng uy tín của doanh nghiệp sẽ
có được niềm tin từ khách hàng, sự trung thành nhãn hiệu sẽ giúp công ty có thể
bán được nhiều sản phẩm và tăng lợi nhuận. Đồng
thời tạo ra những rào cản cho các đối thủ muốn gia nhập vào ngành. Ngày
này thông tin mà khách hàng có được tương đối nhiều, khách hàng có khả năng so
sánh các sản phẩm với nhau. Nhưng uy tín của doanh nghiệp sẽ xây dựng lòng
trung thành của khách hàng với nhãn hiệu và đó là mắt xích để giữ chân khách
hàng.
4. Các
lực lượng dẫn dắt sự thay đổi trong ngành:
Ø Công nghệ:
Một trong những lực lượng quan trọng
dẫn dắt ngành quang học chính là công nghệ sản xuất. Bởi công nghệ quyết
định đến việc đưa ra sản phẩm mới và khả năng đáp ứng tốt nhu cầu
của khách hàng. Ngày nay, công nghệ đang thay đổi mọi khía cạnh của ngành quang
học, bao gồm cả sản xuất, phân phối, tiếp thị và tiêu thụ. Để đáp ứng được nhu
cầu của khách hàng trong một thị trường cạnh tranh cao đòi hỏi công nghệ phải
thay đổi thường xuyên, đẩy mạnh quá trình đổi mới và tạo ra những ý tưởng mới để gia tăng lợi thế cạnh tranh. Cải tiến công
nghệ sẽ làm ra sản phẩm mới khác biệt có thể đáp ứng được nhiều khách hàng mục
tiêu hơn, tạo ra hiệu ứng thay đổi cho các đối thủ trong ngành làm cho ngành
thay đổi và phát triển. Việc thay đổi công nghệ cũng tương tự như vậy, một công
nghệ mới ra đời sẽ tạo ra những nhu cầu mới, làm giảm nhu cầu của các sản phẩm
cũ hiện tại, tạo ra các lĩnh vực kinh doanh mới, vì thế làm cho cấu trúc cũ của
ngành được thay thế bởi một cấu trúc mới
Ø Sự phát triển của các
ngành công nghiệp máy ảnh, công nghiệp điện tử:
Công nghệ quang học
được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như máy
ảnh, điện
tử, thiết bị nghe nhìn, thiết
bị văn phòng… Do đó sự tăng trưởng các công ty trong
các ngành công nghiệp máy ảnh, điện tử sẽ tác động mạnh mẽ đến ngành quang học
và xử lý hình ảnh. Sự phát triển và thay đổi của các
ngành này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ngành quang học và xử lý
hình ảnh. Và ngược lại, sự phát triển của ngành quang học cũng ảnh hưởng đến những
ngành công nghiệp trên. Đây là mối quan hệ phụ thuộc và tương trợ lẫn nhau. Tuy
không tác động trực tiếp, nhưng với mối quan hệ mật thiết với nhiều ngành công
nghiệp quan trọng, ngành quang học có sức ảnh hưởng rất lớn tới kinh tế toàn cầu.
KẾT LUẬN:
Qua
các bước phân tích ở trên, trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay có thể kết luận
đây là ngành khá hấp dẫn đối với các công ty trong ngành do:
Ø Rào
cản rời ngành cao bởi đây là ngành cần vốn đầu tư cao, chi phí cố định chiếm một
tỷ lệ lớn trong chi phí của công ty.
Ø Sức
ép của các sản phẩm thay thế đối với các công ty trong ngành là rất thấp do ngành
công nghệ quang học có những sản phẩm có tiêu chuẩn nhất định, việc lựa chọn sản
phẩm có chức năng tương tự để thay thế cho các sản phẩm trong ngành là rất khó.
Ngành đang ở giai đoạn tăng trưởng tái tổ chức ngành,
đối thủ cạnh tranh trong ngành cũng tăng theo đó. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của khách hàng, các đối thủ không ngừng cải tiến công nghệ làm gia tăng sự
ganh đua của công ty trong ngành
Tài
liệu tham khảo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét